Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Văn Vượng - Bài 39 - Tiết 59: Bài thực hành 6

1– MỤC TIÊU:

1.1) Kiến thức :- HS củng cố, nắm vững được tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hidro, tác dụng với oxit axit tạo thành axit.

1.2) Kỹ năng:- Rèn luyện kĩ năng thực hành một số thí nghiệm có thể gây ra cháy, nổ , bỏng.

1.3) Thái độ :- HS củng cố được các biện pháp bảo đảm an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học.

2. TRỌNG TÂM:

Hệ thống hóa kiến thức về nước.

3– CHUẨN BỊ :

3.1/ GV:+ Dụng cụ: ống nghiệm, chén sứ, cốc thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh, muỗng sắt, đèn cồn, kẹp gắp, kẹp gỗ

 + Hoá chất: nước, CaO, Na, P đỏ, quì tím.phenolphtalein.

3.2/ HS: Mẫu bảng tường trình.

4 – TIẾN TRÌNH :

4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2/ Kiểm tra miệng:

4.3/ Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Văn Vượng - Bài 39 - Tiết 59: Bài thực hành 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 39 - Tiết 59
Tuần dạy 31
1– MỤC TIÊU:
1.1) Kiến thức :- HS củng cố, nắm vững được tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hidro, tác dụng với oxit axit tạo thành axit.
1.2) Kỹ năng:- Rèn luyện kĩ năng thực hành một số thí nghiệm có thể gây ra cháy, nổ , bỏng.
1.3) Thái độ :- HS củng cố được các biện pháp bảo đảm an toàn khi học tập và nghiên cứu hoá học.
2. TRỌNG TÂM:
Hệ thống hóa kiến thức về nước.
3– CHUẨN BỊ :
3.1/ GV:+ Dụng cụ: ống nghiệm, chén sứ, cốc thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh, muỗng sắt, đèn cồn, kẹp gắp, kẹp gỗ
 + Hoá chất: nước, CaO, Na, P đỏ, quì tím.phenolphtalein.
3.2/ HS: Mẫu bảng tường trình.
4 – TIẾN TRÌNH :
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2/ Kiểm tra miệng:
4.3/ Bài mới: 
Hoạt động của thầy trò
Nội dung bài học
 GV giới thiệu bài thực hành và nhắc lại một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
Hoạt động 1: Thí nghiệm 1
- GV giới thiệu hoá chất dụng cụ của thí nghiệm 1
- GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành thí nghiệm
 + Lấy miếng kim loại natri ngâm trong dầu hoả, cắt một mẩu nhỏ bắng đầu que diêm đặt trên giấy lọc thấm khô.
 GV giải thích vì sao phải thấm khô.
+ Đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước, tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép
 GV diễn giảng: tại sao phải uốn cong ở mép?
- HS tiến hành thí nghiệm, ghi nhận kết quả
- GV quan sát hướng dẫn kịp thời.
- HS báo cáo nội dung đã thực hành
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2
? Công thức hoá học của vôi sống?
-HS: CaO
- GV yêu cầu hs đọc cách tiến hành thí nghiệm.
- GV hướng dẫn :
+ Cho vào chén sứ một mẩu vôi sống.
+ Rót vào chén một ít nước.
+ Nhận xét nhiệt phản ứng.
+ Nhúng giấy quì tím vào dd nước vôi mới tạo thành.
GV giới thiệu thêm có thể dùng dd phenolphtalein thay cho giấy quì tím ( nếu là bazơ, phenolphtalein sẽ làm dd bazơ hoá hồng ) 
+ Nhận xét, quan sát và giải thích hiện tượng. Ghi nhận kết quả thực hành.
-HS tiến hành thí nghiệm
- HS báo cáo nội dung đã thực hành
Hoạt động 3: Thí nghiệm 3
- HS đọc cách tiến hành thí nghiệm
- GV hướng dẫn cách làm
+ Cho vào muỗng sắt một ít P đỏ.
+ Đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí.
+ Đưa nhanh P đang cháy vào ống nghiệm.
+ Khi P đã cháy hết, cho một ít nước vào ống nghiệm trong nước.
+ Cho mẫu quì tím vào dung dịch mới tạo thành trong ống nghiệm.
+ Quan sát hiện tượng, nhận xét và giải thích.
- HS tiến hành làm thí nghiệm
- GV theo dõi hs làm và hướng dẫn kịp thời.
- HS báo cáo nội dung đã thực hành.
I.Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1:Nước tác dụng với natri
PTHH:
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO
 - QT hóa xanh(DD phenolphthalein hóa hồng)
PTHH:
 CaO +2 H2O Ca(OH)2 + H2
3. Thí nghệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit
 - QT hóa đỏ
PTHH:
 P2O5 +3 H2O 2H3PO4
II. Tường trình
(Trình bày theo mẫu 1 điểm)
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
Tổng kết và đánh giá kết quả:
4.5/ Hướng dẫn hs học ở nhà: 
 * Đối với bài học ở tiết học này: Oân lại kiến thức về tính chất của nước.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Xem bài 40 : dung dịch
Liên hệ ở nhà: làm thế nào để muối hay đường tan nhanh trong nước.
Gv nhận xét tiết dạy. 
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 59 thuc hanh.doc