Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Lê Anh Linh - Tuần 22 - Tiết 44 - Bài 29: Luyện Tập 5

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

 Hệ thống lại các kiếm thức đã học về oxi, oxit, phản ứng phân huỷ, không khí và sự cháy.

 Vận dụng làm các bài tập liên quan.

2. Kĩ năng:

 Viết PTHH và phân loại phản ứng, giải bài toán tính theo phương trình hoá học.

3. Thái độ:

 Tích cực, chịu khó học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Chuẩn bị một số bài tập vận dụng và nâng cao.

2. HS: Ôn lại các kiến thức liên quan đến bài ôn tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp(1): 8A1 / 8A2 /

2. Kiểm tra bài cũ(5):

HS1: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm.

HS2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu, người ta trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Vì sao?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu các kiến thức về oxi, oxit, không khí, sự cháy. Nhằm giúp các em củgn cố lại các kiến thức trên chúng ta cùng vào bài ôn tập.

b. Các hoạt động chính:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Lê Anh Linh - Tuần 22 - Tiết 44 - Bài 29: Luyện Tập 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 02/02/2009
Tiết 44 Ngày dạy:	
Bài 29. LUYỆN TẬP 5 
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức:
 Hệ thống lại các kiếm thức đã học về oxi, oxit, phản ứng phân huỷ, không khí và sự cháy.
 Vận dụng làm các bài tập liên quan.
2. Kĩ năng:
 Viết PTHH và phân loại phản ứng, giải bài toán tính theo phương trình hoá học.
3. Thái độ: 
 Tích cực, chịu khó học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Chuẩn bị một số bài tập vận dụng và nâng cao.
2. HS: Ôn lại các kiến thức liên quan đến bài ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1/ 8A2/
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
HS1: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm.
HS2: Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu, người ta trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Vì sao?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu các kiến thức về oxi, oxit, không khí, sự cháy. Nhằm giúp các em củgn cố lại các kiến thức trên chúng ta cùng vào bài ôn tập.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(10’).
-GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 
1. Nêu tính chất hoá học của oxi? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? 
2. Trình bày cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? ( nguyên liệu, phương trình phản ứng, cách thu )
3. Trình bày cách điều chế oxi trong công nghiệp?
4. Nêu những ứng dụng quan trọng của oxi?
5. Định nghĩa oxit? Phân loại oxit?
6. Định nghĩa phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp? Cho VD mỗi loại 
7. Nêu thành phần của không khí?
-HS: Thảo luận trong 5’ và đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi của GV.
 Các nhóm khác bổ sung từng câu trả lời cho hoàn chỉnh.
Hoạt động 2. Bài tập(27’).
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK/100: 
+ Lập sơ đồ phản ứng.
+ Cân bằng các nguyên tử của các nguyên tố có trong từng phương trình phản ứng.
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/101:
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 6 SGK/101:
+ Muốn biết thuộc loại phản ứng nào cần để ý vào các chất sản phẩm trong từng phản ứng.
-GV: Hướng dẫn bài 8.a SGK/101:
-HS: Thảo luận và viết các PTHH theo yêu cầu của đề bài:
C + O2 CO2
H2 + Cl2 2HCl
H2 + O2 H2O
4Al + 3O2 2Al2O3
-HS: Suy nghĩ và phân loại các oxit:
+ Oxit axit: CO2, SO2, P2O5.
+ Oxit bazơ: Na2O, CaO, Fe2O3.
-HS: 
+ Phản ứng phân huỷ: a, c, d vì một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
+ Phản ứng hoá hợp: b vì có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
-HS: 
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2 mol 1 mol 
x mol 0,098mol
Thể tích oxi cần thu được là:
Số mol KMnO4: x = 0,098 . 2 = 0,19 (mol)
Khối lượng KMnO4:
mKMnO = n . m = 0,19 .158 = 31,03 (g)
4. Dặn dò về nhà(2’): 
 Làm lại các bài tập vào vở.
 GV hướng dẫn bài tập 7, 8.b SGK/101.
 Chuẩn bị mẫu bài thu hoạch cho bài thực hành tiếp theo.
5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 29 luyen tap.doc