Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Học Kỳ II- Phan Duy Đồng

A. Mục tiêu: Học sinh biết được các kiến thức và kỷ năng sau:

1. Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, ôxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

2. Khí ôxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, với nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố Ôxi có hoá trị II.

3. Viết được phương trình hoá học của Ôxi với lưu huỳnh, với phốt pho.

4. Nhận biết được khí ôxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong ôxi.

B. Chuẩn bị đồ dùng:

- Điều chế trước 4 lọ khí ôxi, bột lưu huỳnh, phốt pho đỏ.

- ống nghiệm, đèn cồn, lọ thuỷ tinh, môi sắt.

C. Các hoạt động dạy học

 

doc47 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Học Kỳ II- Phan Duy Đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày soạn:29/2/2008 
Tiết 49: Phản ứng oxi hoá khử
A. Mục tiêu:
* Hs nắm được các khái niệm: Sự khử, sự oxi hoá.
* Rèn luyện để học sinh phân biệt được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hoá trong những phản ứng hóa học cụ thể.
* Hs phân biệt được phản ứng khử với các phản ứng khác.
* Rèn luyện kỷ năng, phân biệt phản ứng hoá học.
B. Đồ dùng dạy học:
* Máy chiếu, giấy trong, bút dạ.
* Phiếu học tập.
C. Nội dung bài học:
Bài cũ: (?) Nêu tính chất hoá học của hiđro? Viết phương trình hoá học minh hoạ?
 (?) Làm bài tập 2 sgk.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 
Sự khử – Sự oxi hoá.
Gv: Dùng phương trình mà học sinh viết để nêu vấn đề.
Trong phản ứng: 
H2 + CuO à Cu + H2O.
(?) Đã xẫy những quá trình nào?
Gv: Thể hiện bằng sơ đồ.
(?) Vậy sự khử là gì? Sự oxi hoá là gì?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và kết luận.
Gv: Nêu một số phương trình phản ứng yêu cầu học sinh xác định sự khử và sự oxi hoá.
- Hiđro chiếm oxi của CuO tạo thành nước. (quá trình trên gọi là sự oxi hoá)
- Quá trình tách oxi ra khỏi CuO để tạo thành Cu (quá trình này gọi là sự khử).
 Sự oxi hoá H2
CuO + H2à Cu + H2O.
 Sự khử CuO
- Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử
- Sự tác động của oxi với một chất gọi là sự oxi hoá.
- Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O.
- HgO + H2 à Hg + H2O.
Hoạt động 2:
 Chất khử, chất oxi hoá.
Gv: viết một số phản ứng oxi hoá khử lên bảng.
Gv: Thông báo chất khử và chất oxi hoá cho học sinh.
Hs: Nghe và ghi bài.
Gv: (?) Vậy chất nào được gọi là chất khử, chất oxi hoá?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và kết luận.
- Chất khử: Là chất chiếm oxi của chất khác.
- Chất oxi hoá: Là chất nhường oxi cho chất khác.
( trong một số phản ứng oxi tác dụng với chất khác, bản chất oxi là chất oxi hoá)
Hoạt động 3: 
Phản ứng oxi hoá khử.
Gv: Giới thiệu.
(?) Vậy phản ứng oxi hoá khử là gì?
Hs: Đọc định nghĩa sgk.
Hs: Trả lời câu hỏi. 
(?) Dấu hiệu để phân biệt phản ứng oxi hoá khử và phản ứng khác là gì?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và kết luận.
* Sự khử và sự oxi hoá tuy là hai quá trình trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng hoá học. Phản ứng này gọi là phản ứng oxi hoá khử.
* Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời hai quá trình khử và oxi hoá.
* Dấu hiệu để phân biệt phản ứng:
- Có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất trong phản ứng.
- Có sự cho và nhận electron giửa các chất phản ứng.
Hoạt động 4:
 Tầm quan trong của phản ứng oxi hoá khử.
Gv: Yêu cầu học sinh đọc sgk.
Hs: Đọc và tóm tắt nội dung.
Gv: Nhận xét và kết luận.
- SGK tr. 111.
D. Cũng cố – Dặn dò:
Gv: Nhấn mạnh nội dung của bài.
Hs: Nhắc lại một số nội dung chính.
Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Hs: Làm bài tập vào vở và chuẩn bị nội dung bài mới.
Ngày soạn:3/3/2008 
Tiết 50: Điều chế hiđro – Phản ứng thế
A. Mục tiêu:
* Học sinh biết được cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (nguyên liệu, phương pháp, cách thu)
- Hiểu được phương pháp điều chế hiđro trong công nghiệp.
- Hiểu được khái niệm phản ứng thế.
* Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng.
* Tiếp tục rèn luyện làm các bài tập tính toán theo phương trình hoá học.
B. Đồ dùng dạy học:
* Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn, ống vuốt nhọm, đèn cồn, chậu thuỷ tinh, ống nghiệm, lọ có nút nhám.
* Hoá chất: Zn, dung dịch HCl.
C. Nội dung bài học:
Bài cũ: (?) Nêu định nghĩa phản ứng oxi hoá khử. Nêu khái niệm chất oxi hoá, chất khử, sự khử và sự oxi hoá?
	 (?) Làm bài tập 3, 5 sgk.
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt đông 1:
 I. Điều chế hiđro.
Gv: Giới thiệu cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm.
Hs: Nghe và ghi bài.
Gv: Làm thí nghiệm điều chế hiđro và thu khí bằng hai cách.
(?) Nguyên liệu để điều chế hiđro?
(?) Có mấy cách thu khí hiđro?
Hs: Trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét.
(?) Hãy quan sát hiện tượng xẩy ra?
Gv: Đưa que đóm tàn đỏ vào miệng ống dẫn khí.
Gv: (?) Cách thu khí hiđro và thu khí oxi có gì khác nhau? Vì sao?
Hs: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét và kết luận.
1. Trong phòng thí nghiệm:
* Nguyên liệu: 
- Một số kim loại: Zn, Al.
- Dung dịch HCl, H2SO4.
* Phương pháp: Cho một số kim loại tác dụng với một số dung dịch axit.
* Thu khí hiđro bằng hai cách: 
- Đẩy nước 
- Đẩy không khí.
* Hiện tượng: 
- Có bọt khí thoát ra khỏi ống nghiệm.
- Khí thoát ra làm cho than bùng cháy.
* Phương trình: 
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
Hoạt động 2:
 2.Trong công nghiệp
Gv: Người ta điều chế hiđro trong công nghiệp bằng cách điện phân nước.
- Dùng than khử hơi nước.
- Điều chế từ khí thiên nhiên, khí dầu mỏ.
Hs: Nghe và ghi bài.
Gv: Cho học sinh quan sát tranh vẽ về sơ đồ phân nước.
Hs: quan sát tranh vẽ và viết phương trình phản ứng.
* Phương trình:
2H2O à 2H2 + O2
Hoạt động 3: 
II. Phản ứng thế.
Gv: Nhận xét các phản ứng ở bài tập 1 và cho biết:
(?) Các nguyên tử Al, Fe, Zn đã thay thế nguyên tử nào của axit?
Gv: Dùng phấn màu để giúp học sinh nhận xét.
Gv: Các phản ứng trên gọi là phản ứng thế.
(?) Nêu định nghĩa phản ứng thế?
Hs: Nêu khái niệm phản ứng thế.
Gv: Nhận xét.
- Nguyên tử trên đã thay thế nguyên tử H2 của axit.
- Định nghĩa: SGK.
D. Cũng cố – Dặn dò:
Gv: Gọi học sinh nhắc lại nôi dung bài học.
Gv: Nhấn mạnh một số ý chính.
Hs: Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong sgk.
Gv: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập khó.
Ngày soạn:10/3/2008 
Tiết 51: Bài luyện tập 6 
A. Mục tiêu:
* Học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản như: Tính chất vật lý của hiđro, điều chế và ứng dụng
* Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hoá khử, khái niệm chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá.
* Hiểu được khái niệm phản ứng thế.
* Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng về tính chất hoá học của hiđro và điều chế.
* Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm bài tập tính theo phương trình phản ứng.
B. Đồ dùng dạy học:
* Máy chiếu, giấy trong, bút dạ, phiếu học tập.
C. Nội dung bài học:
Bài cũ: (lồng vào bài học).
Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt đông 1:
 Kiến thức cần nhớ.
Gv: cho học sinh nhắc lại các kiến thức cần nhớ và chiếu lên màn hình từng phần.
Hs: Nhắc lại các kiến thức cần nhớ.
Sgk.
Hoạt động 2:
 Luyện tập.
Gv: Chiếu bài tập 1 lên màn hình.
Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng hoá học biểu diễn phản ứng của hiđro lần lượt với các chất: O2, Fe3O4, PbO.
Cho biết mỗi phản ứng trên thuộc phản ứng gì? Nếu là phản ứng oxi hoá khử, hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá. Hãy giải thích.
Hs: Làm bài tập vào vở.
Gv: Chiếu bài tập 2 lên màn hình.
Hs: Thảo luận nhóm để làm bài tập.
Bài tập 2: Lập phương trình của các phản ứng sau:
a. Kẽm + Axit sunfuric à Kẽm sunfat + Hiđro.
b. Sắt (III) Oxit + Hiđro à Sắt + Nước
c. Nhôm + Oxi à Nhôm oxit.
d. Kali clorat à Kali clorua + Oxi.
Cho viết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
Gv: Chiếu bài làm của các nhóm lên bảng và nhận xét.
Gv: Chiếu bài tập 3 lên bảng.
Bài tập 3:
Dẫn 2.24 lít khí H2 (đktc) vào một ống có chứa 12 gam CuO đã nung nóng đến nhiệt độ thích hợp. Kết thúc phản ứng trong ống nghiệm còn a gam chất rắn.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng trên.
c. Tính a.
Gv: Chấm bài của một số học sinh và chiếu bài làm của học sinh lên bảng- sửa sai (nếu có).
Gv: gọi học sinh khác lên trình bài. Nừu học không có cách giải khác, giáo viên hướng dẫn học sinh giải phần c bằng cách áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
Giải:
a. 2H2 + O2 à 2H2O.
b. 4H2 + Fe3O4 à 3Fe + 4H2O.
c. PbO + H2 à Pb + H2O.
- Các phản ứng trên đều thuộc phản ứng oxi hoá khử.
Giải:
a. Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2.
b. Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O.
c. 4Al + 3O2 à 2Al2O3.
d. 2KClO3 à 2KCl + 3O2.
Phản ứng a: Thuộc loại phản ứng thế.
Phản ứng b: Thuộc loại phản ứng oxi hoá khử.
Phản ứng c: Thuộc loại phản ứng hoá hợp.
Phản ứng d: Thuộc loại phản ứng phân huỷ
Giải:
a. Phương trình phản ứng:
H2 + CuO à Cu + H2O.
b. nH2 = = = 0,1 (mol)
NCuO = = = 0,05 (mol)
à CuO dư, H2 hết.
- Theo phương trình phản ứng:
nH2O = nH2 = nCuO(đã phản ứng ) = 0,1 (mol)
mH2O = n x M = 0,1 x 18 = 1,8 (gam)
c. NCuO dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)
à mCuO dư = 0,05 x 80 = 4 (gam)
Theo phương trình:
nCu = nH2 = 0.1 (mol).
à mCu = 0.1 x 64 = 6.4 (gam)
a = mCu + mCuO dư = 6.4 + 4 = 10.4 (gam).
Cách 2: mH2 = 0.1 x 2 = 0.2 (gam)
Theo định luật bảo toàn khối lượng
mH2 + m CuO = a + mH2O
à 0.2 + 12 = a + 1.8.
à a = 12 + 0.2 – 1.8 = 10.4 (gam). 
D. Cũng cố – Dăn dò:
Gv: Dặn dò học sinh chuẩn bị bài thực hành.
Hs: Làm các bài tập còn lại trong sgk.
Ngày soạn:13/3/2008 
Tiết 52: Bài thực hành 5
A. Mục tiêu:
* Học sinh rèn luyện kỹ năng thao tác làm thí nghiệm. Biết cách thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.
* Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát và nhận xét các hiện tượng thí nghiệm.
* Tiếp tục rèn luyện khả năng viết các phương trình phản ứng hoá học.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Gv: Chuẩn bị.
* Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn 1 chiếc, giá sắt, kẹp sắt, ống thuỷ tinh hình chức V (1 chiếc), ống nghiệm (2 chiếc).
* Hoá chất: Zn, HCl, CuO.
Hs: Chuẩn bị.
Đọc trước nội dung thực hành.
Chuẩn bị các chậu nước.
C. Nội dung thực hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
Kiểm tra dụng cụ hoá chất và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: 
1. Thí nghiệm: điều chế hiđro từ axit HCl đốt khí hidro trong không khí.
Gv: Các em hãy cho biết nguyên liệu để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
(?) Hãy viết phương trình phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm từ Zn và HCl?
Gv: Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ như hình vẽ 5.4 sgk tr. 114.
Gv: Hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm và thử độ tinh khiết của H2 mới đốt.
(?) Nhận xét hiện tượng?
Hs: Trong phòng thí nghiệm, thường dùng kim loại (Zn, Al) và axit (HCl, H2SO4 loãng)
Hs: Zn + HCl à ZnCl2 + H2.
Hs: Làm thí nghiệm.
Hs: Nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ.
Hoạt động 3: 
2. Thí nghiệm: Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước

File đính kèm:

  • docHoa hoc 8(4).doc