Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 24 - Tiết 38: Tính Chất Của Oxi(tiếp theo)

1. MỤC TIÊU

1.1) Kiến thức:

- Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học , nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II

- Sự cần thiết của oxi trong cuộc sống.

1.2) Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C rút ra nhận xét về tính chất hóa học của oxi.

- Viết được phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh , với photpho, với sắt

- Tính được thể tích của oxi ( đktc ) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

1.3) Thái độ:

- Tiếp tục củng cố niềm tin của HS vào khoa học, từ đó các em có thái độ yêu thích bộ môn

2. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của oxi.

3. CHUẨN BỊ

3.1/ GV: oxi được điều chế sẵn và thu vào lọ 100ml, dây sắt, đèn cồn, diêm, quẹt gaz.

3.2/ HS: xem bài trước

4. TIẾN TRÌNH

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2.KTM

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Bài 24 - Tiết 38: Tính Chất Của Oxi(tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24 - Tiết 38
Tuần dạy 21
1. MỤC TIÊU
1.1) Kiến thức:
- Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí 
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học , nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II
- Sự cần thiết của oxi trong cuộc sống.
1.2) Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C rút ra nhận xét về tính chất hóa học của oxi.
- Viết được phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh , với photpho, với sắt
- Tính được thể tích của oxi ( đktc ) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
1.3) Thái độ: 
- Tiếp tục củng cố niềm tin của HS vào khoa học, từ đó các em có thái độ yêu thích bộ môn
2. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của oxi.
3. CHUẨN BỊ 
3.1/ GV: oxi được điều chế sẵn và thu vào lọ 100ml, dây sắt, đèn cồn, diêm, quẹt gaz.
3.2/ HS: xem bài trước
4. TIẾN TRÌNH 
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2.KTM
- Có những chất sau: O2, S, P, CO2 . hãy chọn một trong những chất trên và hệ số thích hợp điền vào chổ trống trong các PTHH sau :
 + O2 - - > P2O5 
 +  - - > SO2
C + O2 - - > 
- GV nhận định kiến thức và giáo dục học sinh.
 4P + 5O2 à 2P2O5	
S + O2 à SO2	
C + O2 à CO2 	
4đ
3đ
3đ
4.3. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 GV giới thiệu bài: ở tiết học trước, chúng ta đã nghiên cứu TCHH của oxi với một số phi kim oxi có thể tác dụng với kim loại và các hợp chất được không ? Tiết học này sẽ tìm hiểu
@. Hoạt động 1: Tìm hiểu TCHH của oxi (td với KL)
- GV: yêu cầu HS đọc SGK phần thí nghiệm
- GV: giới thiệu hoá chất, dụng cụ sau đó tiến hành làm TN
- HS quan sát
- GV: nêu câu hỏi:
+ Ban đầu, khi chỉ đưa dây sắt(không đốt nóng) vào lọ khí oxi, các em có thấy dấu hiệu của PƯHH ?
+ Khi đốt sắt và mẫu than ở đầu dây sắt nóng đỏ rồi đưa vào lo chứa khí oxi em thấy hiện tượng gì xảy ra ?
+ Chất tạo ra có CTHH là gì ? Nêu trạng thái của chất tham gia và sản phẩm viết PTHH
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trên.
- Đại diện nhóm báo cáo, 1 hs lên viết PTHH.
- GV kết luận, nhấn mạnh chất tạo thành là oxit sắt từ (Fe3O4) được coi như hợp chất trong đó sắt có hoá trị II và hoá trrị III.
@. Hoạt động 2: Tìm hiểu TCHH của oxi (td với hợp chất)
- GV bật quẹt gaz cho hs quan sát đồng thời đặt vấn đề: Quẹt gaz cháy nhờ gì?
- HS : nhờ gaz bên trong quẹt kết hợp với oxi ngoài không khí.
- GV: Vậy gaz là gì? Có nhiều loại gaz, như khí butan, biogaz(metan), các khí này khi cháy td với oxi trong không khí tạo CO2 và H2O. 
- GV viết PTHH khí metan cháy.
- GV liên hệ thực tế: khí metan thường gặp trong đời sống có trong khí bùn ao, khí biogaz, trong bình gaz; các quặng khí thiên nhiên, quặng dầu mỏ có chứa khí metan, các loại khí gaz
- Aùp dụng viết PTHH giữa C4H10 với O2 (BT 3 trang 84)
- GV nói thêm: phản ứng cháy giữa các loại khí gaz với oxi toả nhiều nhiệt à ứng dụng trong đời sống: khí gaz dùng làm nhiên liệu.
- Qua tìm hiểu về tính chất hoá học của oxi, các em có kết luận gì ?
- HS phát biểu
- GV chốt lại , HS ghi vở
- GVGDHN các ngành ngề có liên quan.
2. Tác dụng với kim loại
Thí nghiệm: SGK
Nhận xét:
sắt + oxi à oxit sắt từ 
 to
PTHH: 3Fe(r) + 2O2(k) à Fe3O4(r)
3. Tác dụng với hợp chất
to
VD: CH4(k) + 2O2(k) à CO2(k) + 2H2O(h)
ù Kết luận: khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia pư HH với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất, trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi có hoá trị II
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Làm BT 1 trang 84 
ĐA: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động. Oxi có thể pư với nhiều kim loại, phi kim, hợp chất
Viết PTHH giữa oxi với chất sau : Na, Al, C2H4, C2H2, 
ĐA: 4Na + O2 à 2Na2O
 2Al+ 3O2 à 2Al2O3
 C2H4 + 3O2 à 2CO2 + 2H2O
 2C2H2 + 5O2 à 4CO2 + 2H2O
4.5. Hướng dẫn hs học bài :
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài 
+ Làm BT 2, 5 trang 84, BT 24.6,24.4,24.8 trang 29
+ Hướng dẫn bài 5 trang 84
 . Xảy ra 2 phản ứng chính: giữa C và O2; giữa S và O2 à viết 2 PTHH
 . Tính lượng C nguyên chất -> số mol C -> số mol CO2 -> thể tích CO2
 . Tính lượng S nguyên chất -> số mol S -> số mol SO2 -> thể tích SO2
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
+ Xem bài “Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp – ứng dụng của oxi”
+ Tìm hiểu: sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, các ứng dụng của oxi trong đời sống
- GV nhận xét tiết dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • doctiet 37 tinh chat cua oxi hk2.doc
Giáo án liên quan