Giáo án Hóa học 9 - Tuần 17 - Tiết 33: Cacbon

A. MỤC TIÊU

 - HS biết được các dạng thù hình của cacbon; tính chất và một số ứng dụng của cacbon

 - Biết dự đoán tính chất hoá học của cacbon từ tính chất hoá học của phi kim nói chung

 - HS biết thực nghiệm;nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất của cacbon.

B. CHUẨN BỊ

 - Than chì, than gỗ,CuO, ddCa(OH)2 , mực hoà loãng

 - Ống thuỷ tinh hình trụ (2cái) ,nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn, giá+ kẹp sắt, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, ống nghiệm

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS1: Nêu cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

 HS2: Chữa bài tập 10 tr 81 – Sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 17 - Tiết 33: Cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17	 Ngày soạn:08.12.10
Tiết 33	 Ngày dạy:15.12.10
Cacbon
a. mục tiêu
 - HS biết được các dạng thù hình của cacbon; tính chất và một số ứng dụng của cacbon
 - Biết dự đoán tính chất hoá học của cacbon từ tính chất hoá học của phi kim nói chung
 - HS biết thực nghiệm;nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất của cacbon.
B. chuẩn bị
	- Than chì, than gỗ,CuO, ddCa(OH)2 , mực hoà loãng
	- ống thuỷ tinh hình trụ (2cái) ,nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn, giá+ kẹp sắt, cốc thuỷ tinh, đèn cồn, ống nghiệm
c. Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS1: Nêu cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
	HS2: Chữa bài tập 10 tr 81 – Sgk
	Đáp số: 
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Các dạng thù hình của cacbon
- Cho HS đọc nội dung Sgk
 Dạng thù hình là gì?
Cacbon có mấy dạng thù hình?Nêu tính chất mỗi dạng thù hình của Cacbon?
* GV: Ta chủ yếu xét tính chất của cacbon vô định hình
HS đọc nội dung Sgk
1.Dạng thù hình là gì?
2.Các dạng thù hình của cacbon
 HS nêu các dạng thù hình của cacbon theo Sgk và tình chất của mỗi dạng thù hình.
Hoạt động 2: II. Tính chất của cacbon
1. Tính chất hấp phụ của than gỗ
TN: (H3.7 Sgk) và đổ mực pha loãng vào 
-Nêu hiện tượng xảy ra giải thích?Nhận xét?
TB:Một số hiện tượng chứng tỏ tính hấp phụ của than gỗ và ứng dụng: Lọc nước; làm mặt nạ phòng độc;khử mùi TB tính chất của C ?
HS quan sát GV làm thí nghiệm
HS: Than gỗ làm mất màu của mực Than gỗ có tính hấp phụ màu các chất trong dung dịch
 Than gỗ được gọi là than hoạt tính
Hoạt động 3: 2. Tính chất hoá học
GV TB: C tác dụng với 1 số kim loại ,với H2 ở đk rất khó khăn nên C là 1 phi kim yếu
 -Nhắc lại hiện tượng C cháy trong khí oxi và viết pthh của phản ứng? nhận xét?
 Nêu ứng dụng của C? 
TN: Trộn mC:mCuO = 2:1 lắp dụng cụ rồi đun nóng 
 Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và dự đoán sản phẩm.Rút ra nhận xét?
GV có thể nêu VD khác về C + oxit KL
TB: C không tác dụng với oxit của những kim loại mạnh: MgO; Al2O3; Na2O
HS nghe Gv giới thiệu và ghi : C tác dụng ở đk rất khó khăn với 1 số kim loại và H2
a/ Tác dụng với oxi
C cháy và toả nhiều nhiệt tạo thành oxax 
 C + O2 đ CO2
HS: ứng dụng của C dùng để làm chất đốt
b/ Tác dụng với oxit kim loại
HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra:
C khử CuO (đen) thành Cu (đỏ) ở nhiệt độ cao
C + 2CuO 2Cu + CO2
HS ghi theo GV giới thiệu: C còn có thể tác dụng với 1 số oxit kim loại khác: Fe2O3; PbO; ZnO đ Fe ; Pb ; Zn
 HS nghe Gv thông báo
Hoạt động 4: III. ứng dụng của cacbon
Nêu ứng dụng của C từ tính chất hoá học?
Từ đó liện hệ với thực tế về ứng dụng của C 
HS nêu ứng dụng của C 
III. Củng cố –Luyện tập
Nhắc lại những nội dung đã học trong bài?
Bài tập: Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho C tác dụng với các oxit:
a/ oxit sắt từ	b/ Chì (II) oxit	c/ Sắt (III) oxit
IV.Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc kiến thức đã học trong bài
Làm bài tập : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 tr 84 – Sgk
*******************************
Tuần 17	 Ngày soạn:08.12.10
Tiết 34	 Ngày dạy:17.12.10
ôn tập học kỳ I
a. mục tiêu
 - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất của các hợp chất vô cơ, kim loại để thấy rõ được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ. 
 - Từ tính chất hoá học của các chất vô cơ, kim loại, biết lập sơ đồ biến đổi từ kim loại thành các chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa từng loại chất. 
 - Biết viết PTHH biểu diễn sự biến đổi giữa các chất. 
 - Từ biến đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất. 
b. hoạt động dạy học
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
GV: Cho các chất : Cu ; CuO ; Cu(OH)2 ; CuCl2 ; CuSO4
Hãy lập dãy chuyển đổi có thể có từ tất cả các chất trên bắt đầu từ Cu
 Rút ra mối liên hệ giữa các chất vô cơ ?
 - Đối với mỗi dãy rút ra 1 mqh khác nhau 
- Từ các chất trên hãy viết dãy chuyển đổi mà chất cuối cùng là Cu
 Từ đó hãy nêu mối quan hệ giữa các chất vô cơ với kim loại
 GV cần chú ý cho HS là cần khai thác các tính chất hoá học đã học để củng cố tính chất các chất . Khi viết các phương trình hoá học cần chú ý đến điều kiện của pứ
1.Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ
HS sắp xếp các chất trên để có dãy chuyển đổi
Cu CuO CuSO4 Cu(OH)2 CuCl2
........
HS rút ra mqh giữa các hợp chất vô cơ
2. Sự chuyển đổi giữa các hợp chất vô cơ thành kim loại
HS viết dãy chuyển đổi từ các chất trên mà cuối cùng là Cu:
CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
Sau đó rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các chất vô cơ và kim loại đối với mỗi mối quan hệ.
Hoạt động 2: II. Bài tập
1. Bài tập 4 ; 5 tr 72 - Sgk
 Cho HS thảo luận nhóm khoảng 3 – 4 phút rồi yêu cầu đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét và bổ sung
2. Bài tập 6 tr 72 – Sgk
Cho HS đọc và nghiên cứu đề bài
HD: Ta cần xét xem trong các chất khí độc đó đều tác dụng được với chất nào trong các chất đã cho
GV gọi 1 HS lên bẳng trình bày
HS hoạt động nhóm 
Đại diện nhóm trình bày
a/ Bài 4: H2SO4 phản ứng được với các chất trong dãy: d/ Al ; Al2O3 ; Fe(OH)2 ; BaCl2
Bài 5: dd NaOH tác dụng được với các chất dãy b/: H2SO4 ; SO2 ; CO2 ; FeCl2 
HS thực hiện bài 6 Sgk
Ta có thể dùng dd nước vôi trong ( dư) để loại bỏ các khí độc: H2S ; HCl ; CO2 ; SO2 vì các khí này đều t/d được với ddCa(OH)2
 + 2HCl + Ca(OH)2 CaCl2 + 2H2O
 + H2S + Ca(OH)2 CaS + 2 H2O
 + CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 + SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O
3. Bài tập: Hoà tan hoàn toàn 4,54g hỗn hợp Zn và ZnO bằng 100ml dung dịch HCl 1,5M . Sau phản ứng thu được 448cm3 khí (ở đktc) 
a/ Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra
b/ Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu
c/ Tính CM các chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dung dịch thay đối không đáng kể)
Cho HS suy nghĩ , tính số mol các chất theo bài cho
Gọi 1HS đứng tại chỗ trả lời
Gọi HS khác viết pthh
-Dựa theo phương trình hoá học hãy tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu?
Sau phản ứng còn có những chất nào?
Hãy tính số mol cụ thể từng chất?
Yêu cầu HS tính và lên bảng trình bày
Pthh: Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2 (1)
 ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O (2)
b/Theo (1) ta có : 
c/ Theo (1): 
Số mol HCl pứ: 0,15 – (0,08+0,04)=0,03mol
Theo (1) và (2) ta có : 
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Ôn kỹ các kiến thức đã học về hợp chất vô cơ và kim loại
- Làm các bài tập còn lại trong Sgk
- Xem lại các bài tập đã làm
- Tiết sau kiểm tra học kì

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 17 10 - 11.doc