Giáo án Hóa học 9 - Tuần 12 - Tiết 23: Dãy Hoạt Động Hoá Học Của Kim Loại

A.MỤC TIÊU

 - HS biết dãy HĐHH của kim loại và hiểu được ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại

 - Biết tiến hành 1 số thí nghiệm đối chứng ,rút ra ý nghĩa của dãy HĐHH của 1 số kim loại ;Viết được PTHH chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động của kim loại

 - Bước đầu vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra không?

B. CHUẨN BỊ

 Dụng cụ: ống nghiệm ,cốc thuỷ tinh ,muôi sắt ,kẹp sắt, kẹp gỗ, giá thí nghiệm

Hoá chất : ddCuSO4 ;AgNO3 ; FeSO4 ; HCl; ddphenolphtalein; đinh sắt;sợi Cu; dây nhôm nhỏ;Kim loại Na

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I.Kiểm tra

 HS1 :-Nêu tính chất hoá học của kim loại

 - Chữa bài tập 2 tr 51 -Sgk

 HS 2: Chữa bài tập 6 tr 51 –Sgk

 Đáp số: mZn = 0,8125 g C% = 10,06%

 Đvđ: Chúng ta đã học về tính chất hoá học của kim loại ,tại sao ta lại nói Fe pư được với HCl còn Cu thì không?Cu pư với AgNO3 còn Ag thì không pư được với Cu(NO3)2 ?

Bài học hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi đó

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1070 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 12 - Tiết 23: Dãy Hoạt Động Hoá Học Của Kim Loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 	 Ngày soạn:03.11.10
Tiết 23	 Ngày dạy: 10.11.10
Dãy hoạt động hoá học của kim loại
A.Mục tiêu
 - HS biết dãy HĐHH của kim loại và hiểu được ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại
 - Biết tiến hành 1 số thí nghiệm đối chứng ,rút ra ý nghĩa của dãy HĐHH của 1 số kim loại ;Viết được PTHH chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động của kim loại
 - Bước đầu vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra không?
B. Chuẩn bị
 	Dụng cụ: ống nghiệm ,cốc thuỷ tinh ,muôi sắt ,kẹp sắt, kẹp gỗ, giá thí nghiệm 
Hoá chất : ddCuSO4 ;AgNO3 ; FeSO4 ; HCl; ddphenolphtalein; đinh sắt;sợi Cu; dây nhôm nhỏ;Kim loại Na
C. Hoạt động dạy học
I.Kiểm tra 
	HS1 :-Nêu tính chất hoá học của kim loại
	 - Chữa bài tập 2 tr 51 -Sgk
	HS 2: Chữa bài tập 6 tr 51 –Sgk
	Đáp số: mZn = 0,8125 g	C% = 10,06%
	Đvđ: Chúng ta đã học về tính chất hoá học của kim loại ,tại sao ta lại nói Fe pư được với HCl còn Cu thì không?Cu pư với AgNO3 còn Ag thì không pư được với Cu(NO3)2?
Bài học hôm nay sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi đó
II.Bài mới
Hoạt động 1:I. Dãy hoạt động hoá học của kimloại
TN: + Cho đinh sắt vào dd CuSO4 (ON 1)
 + dây Cu vào dd FeSO4 (ON2)
Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi ốngnghiệm
Nhận xét gì về hiện tượng này?
Yêu cầu HS viết pthh xảy ra
Kết luận gì về sự hoạt động của Fe và Cu?
TN2:+Dây Cu vào ddAgNO3(ON1)
 +Dây Ag vào ddCuSO4(ON2)
Hiện tượng gì xảy ra?
Viết pthh xảy ra?
Kết luận gì về sự hoạt động hoá học của Ag và Cu?
TN 3:+ Đinh sắt vào dd HCl (ON1)
 + Dây Cu vào ddHCl (ON2)
Nêu hiện tượng xảy ra ,tự rút ra nhận xét,
viết pthh và kết luận về tính chất này của Fe và Cu
Ta có thể sắp xếp thứ tự các kim loại và H như thể nào? 
TN: +Cho Na vào cốc H2O(1)
 + Đinh sắt vào cốc H2O(2)
 Nêu hiện tượng xảy ra ,nhận xét và rút ra kết luận về độ hoạt động hoá học của các kim loại?
Căn cứ vào các thí nghiệm 1,2 ,3 ,4 ta có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần độ hoạt động hoá học như thế nào?
 Giáo viên giới thiệu dãy hoạt động hoá học các kim loại theo Sgk
1.Thí nghiệm 1
HS: ON1 :Cu màu đỏ bám vào đinh sắt,dd màu xanh nhạt dần
 ON2: Không có hiện tượng gì xảy ra
-Fe đẩy được Cu ra khỏi dd CuSO4,Cu không đẩy được Fe ra khỏi ddFeSO4
- Fe(r)+CuSO4(dd)đFeSO4(dd)+Cu(r)
-Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu:Fe >Cu
2.Thí nghiệm 2
+ON1:Dây Cu tan dần ,Ag bám vào dây dây Cu,dd không màu dần chuyển sang màu xanh
+ON2:Không có hiện tượng gì xảy ra
-Cu(r)+2AgNO3(dd)đCu(NO3)2(dd)+2Ag(r)
HS: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag
3.Thí nghiệm 3
HS tiến hành làm thí nghiệm và rút ra nhận xét:+ Fe pư với ddHCl
 +Cu không pư với ddHCl
Fe(r)+2HCl(dd)đFeCl2(dd)+2H2(k)
 -Vậy Fe hoạt động hoá học mạnh hơn H;Cu hoạt động hoá học yếu hơn H
-KL :Fe > H > Cu > Ag
4.Thí nghiệm 4
HS: Na tác dụng mạnh với H2O 
Fe không tác dụng với H2O
-2Na(r)+2H2O(l)đ2NaOH(dd)+H2(k)
 Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe: Na > Fe
HS: Na , Fe , h , Cu , Ag
HS nghe GV giới thiệu và ghi :
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb , H, Cu, Ag ,Au
Hoạt động2:II. ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học 
Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
+ Các kim loại sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hoá học?
+ Kim loại đứng ở vị trí nào thì phản ứng được với H2O ở nhiệt độ thường?
+ Kim loại đứng ỏ vị trí nào phản ứng được với dd axit giải phóng hiđro?
+ Kim loại đứng ở vị trí nào đẩy được kim loại khác ra khỏ dd muối? 
 GV :Đó là ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
 HS thảo luận nhóm:
-1.Đi từ trái qua phải độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần
-2. kim loại đứng trước Mg trong dãy hoạt động hoá học phản ứng được với H2O ở nhiệt độ thường tạo thành kiềm và khí hiđro
-3. kim loại đứng trước H thì đẩy được H ra khỏi dd axit
-4. Kim loại đứng trước (trừ k,Na  ) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối
III.Luyện tập -Củng cố
	-Qua bài này ta cần nắm được những gì?
-Làm bài tập: Các PƯ sau, PƯ nào xảy ra? Viết PTPƯ
1. Cu + HCl đ
2. Zn + FeSO4 đ
3. Mg + H2SO4 đ
4. H2O + K đ
5. Cu + AgNO3 đ
6. Fe + Al2(SO4)3 đ
IV. Hướng dẫn về nhà
	-Nắm chắc kiến thức đã học
Học bài, làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 tr 54 – Sgk 
Hướng dẫn bài 5 tr 54 – Sgk 
b1: Gọi KL củ Cu là x KL Fe là 10,5 – x Số mol của Cu&Fe
b2: Viết PTPƯ xảy ra và đặt số mol các chất xuống dưới PƯ
b3: Lập PT giữa số mol của H theo PƯ và theo bài ra x
b4: Từ x tính các đại lượng theo yêu cầu đầu bài
- Xem trước bài Al.
*****************************************
Tuần 12 	 Ngày soạn:03.11.10
Tiết 24	 Ngày dạy: 12.11.10
Nhôm (Al = 27)
A. Mục tiêu
 - HS biết được các tính chất của kim loại nhôm
 - Biết dự đoán tính chất hoá học của nhôm từ tính chất của kim loại nói chung và từ dãy hoạt động hoá học của kim loại.Làm thí nghiệm kiểm chứng,dự đoán tính chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm
 - Viết các pthh biểu diễn tính chất hoá học của nhôm (trừ Al + ddkiềm)
B.chuẩn bị
 	Hoá chất : bột nhôm ,Al lá,ddCuSO4 (ddCuCl2) ,ddNaOH
	Dụng cụ: Bìa giấy,đèn cồn , diêm ,ống nghiệm
C.Hoạt động dạy học
I.Kiểm tra
	HS1:- Nêu tính chất hoá học của kim loại nói chung?
	 - Chữa bài tập 3 tr 54 -Sgk
	HS2: -Nêu dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của nó?
	Chữa bài tập 5 tr 54-Sgk	 	Đáp số : mCu = 5g
II.Bài mới
Hoạt động 1:I. Tính chất vật lí
Yêu cầu HS quan sát dây nhôm, nhận xét tính chất vật lý
GV bổ sung :nhiệt độ nóng chảy,khối lượng riêng,độ dẫn điện-nhiệt
HS nêu tính chất vật lí của nhôm:
- Là chất rắn, màu trắng bạc, có ánh kim , nhẹ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Dẻo, dễ dát mỏng
HS ghi bổ sung theo giới thiệu của GV
Hoạt động 2: II. Tính chất hoá học
GV làm TN Al + O2
? Nhận xét hiện tượng xảy ra?
? Viết PTPƯ
GV giới thiệu :nhôm cũng phản ứng với S;Cl2
Yêu cầu HS viết PTPƯ
Al + S đ
Al + Cl2 đ
Yêu cầu HS viết lại pthh
Al + HCl đ
GV nêu chú ý cho HS khi cho Al tác dụng với H2SO4đ nguội, HNO3đ nguội
TN: Al + dd CuCl2 
Yêu cầu HS nêu hiện tượng ,nhận xét và viết pthh
?Al có tính chất của một kim loại không?
Yêu cầu HS làm TN
Al + dd NaOH
? Nhận xét hiện tượng xảy ra
Kết luận gì về tính chất này của nhôm?
1.Nhôm có tính chất của kim loại không?
a/Phản ứng với phi kim
* Phản ứng oxi
Al cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
4Al(r)+3O2(k) 2Al2O3(r)
HS ghi theo GV giới thiệu:
PƯ của Al với các phi kim khác.
2Al(r)+3S(r) đ Al2S3(r)
2Al(r) + 3Cl2(k) đ 2AlCl3(r)
b/ Phản ứng với dung dich axit
HS viết lại pthh:
2Al(r) + 6HCl(dd) đ 2AlCl3(dd) + 3H2(k)
HS ghi chú ý theo giới thiệu của GV
Chú ý: Al không PƯ với H2SO4đ nguội, HNO3đ nguội
c/ Phản ứng với dung dịch muối
HS nêu hiện tượng:Al tan dần và dd màu xanh nhạt dần
Pthh:2Al(r)+3CuCl2(dd)đ2AlCl3(dd)+3Cu(r)
Al mang đầy đủ tính chất hoá học của kim loại
2. Nhôm có tính chất hoá học nào khác?
Hiện tượng:
+ Có bọt khí bay lên
+ Al tan dẫn ra
Nhôm tác dụng với dd kiềm tạo ra khí H2 không màu 
Hoạt động 3: III. ứng dụng
Al có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?
HS nêu ứng dụng của nhôm theo Sgk và liên hệ từ trong thực tế
Hoạt động 4: IV. Sản xuất nhôm
Cho HS nghiên cứu Sgk
? Nguyên liệu để sản xuất Al là gì? 
Phương pháp sản xuất nhôm?
GV giới thiệu hình vẽ điện phân Al2O3
ở nước ta quặng bôxit có ở đâu?
*Không thể dùng CO,H2,C để khử Al2O3
HS nghiên cứu Sgk
* Nguyên liệu
- Quặng boxit
* Phương pháp
Điện phân nóng chảy Al2O3 và criolit
2Al2O3(r) 4Al(r) + 3O2(k)
HS: ở Cao Bằng,Lạng Sơn(30 triệu tấn)
 Tây Nguyên (vài tỉ tấn)
III.Củng cố-Luyện tập
Nêu những kiến thức đã học trong bài? (Tính chất vật lí, hoá học, ứng dụng, sản xuất nhôm)
- Làm bài 1, 2, 4 - Sgk 
IV.Hướng dẫn về nhà
-Nắm chắc kiến thức đã học về nhôm
-Làm bài tập, 3, 5, 6 SGK
- Xem bài Fe

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 12 10 -11.doc
Giáo án liên quan