Giáo án Hóa học 9 - Tiết 5, Bài 3: Tính chất hóa học của axit - Trần Thị Ngọc Hiếu

I.MUC TIÊU : Sau bài này HS phải:

1.Kiến thức : Biết được :

- Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.

2.Kỹ năng :

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.

3.Thái độ :

- Thấy được sự phong phú về các chất  lòng yêu thích, say mê môn học .

4. Trọng tâm:

- Tính chất hóa học của axit nói chung.

II.CHUẨN BỊ :

1. Đồ dùng dạy học:

a.GV:

- Hóa chất : dd HCl, H2SO4 lõang, Cu, Zn, dd CuSO4, dd NaOH, quỳ tím, Fe2O3 .

- Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút .

b.HS:

- Xem trước nội dung bài, ôn lại định nghĩa về axit .

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 5, Bài 3: Tính chất hóa học của axit - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 31/08/2013
 Tiết 5 Ngày dạy: 03/09/2013
 Bài 3:TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
I.MUC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức : Biết được : 
- Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại. 
2.Kỹ năng : 
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit nói chung.
3.Thái độ : 
- Thấy được sự phong phú về các chất à lòng yêu thích, say mê môn học .
4. Trọng tâm:
- Tính chất hóa học của axit nói chung.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng dạy học:
a.GV: 
- Hóa chất : dd HCl, H2SO4 lõang, Cu, Zn, dd CuSO4, dd NaOH, quỳ tím, Fe2O3 .
- Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút .
b.HS: 
- Xem trước nội dung bài, ôn lại định nghĩa về axit .
2. Phương pháp:
 Thí nghiệm nghiên cứu - trực quan - vấn đáp- làm việc nhóm - làm việc cá nhân.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
9A1
..
9A2
..
9A3
..
9A4
..
9A6
..
2.Kiểm tra bài cũ(10’):
HS1: Nêu tính chất hóa học của SO2? Viết PTHH minh họa?
HS2: Nêu định nghĩa axit? Công thức chung của axit? 
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết được tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ. Vậy axit có những tính chất hóa học nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 
b. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV .
Hoạt động của HS.
Nội dung ghi bi .
Hoạt động 1 : Tính chất hóa học của axit (20’) .
- GV: Làm thí nghiệm:Nhỏ axit HCl lên quỳ tím. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng.
- GV: Thông báo quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dd axit. 
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm 2:
+Ống nghiệm 1: Zn +dd HCl
+Ống nghiệm 2: Cu + HCl
-GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ khi cho H2SO4 + Al và Fe. 
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận. 
- GV thông báo:Kim loại ( Cu, Ag, Au) không tác dụng với ddaxit
-GV lưu ý : dd HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 .
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm 3 : +Ống nghiệm 1:Cu(OH)2 + H2SO4 
+Ống nghiệm 2: NaOH + pp + H2SO4 à quan sát hiện tượng .
-G V hỏi: 
1. Tại sao Cu(OH)2 không còn ở thể rắn nữa ?
2. Tại sao dd NaOH + pp có màu hồng khi cho H2SO4 vào lại không còn màu nữa ?
-GV hỏi: Axit còn TCHH nào mà em đã học rồi ?
-GV: Yêu cầu HS viết PTHH xảy ra.
- GV : Giới thiệu tính chất axit tác dụng với muối à qua bài muối chúng ta sẽ học .
-HS: Quỳ tím hóa đỏ
- HS: Lắng nghe. 
-HS: 
+Ống nghiệm 1: có khí thoát ra, mãnh kẽm tan dần. 
+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng xảy ra. 
-HS:Viết PTHH
3H2SO4 + 2Al à Al2(SO4)3 + 3H2 
H2SO4 + Fe à FeSO4 + H2 
- HS: Dd axit + kim loại à muối + H2 . 
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Chú ý lắng nghe .
- HS: Quan sát. 
+ Ống nghiệm 1: Kết tủa màu xanh tan trong axit.
+ Ống nghiệm 2: Dung dịch có màu hồng àbị mất màu khi cho axit. 
-HS:
1. Vì t/dụng H2SO4 sinh ra chất mới .
2. Không còn NaOH nữa . Sinh ra chất mới và nước .
-HS kết luận và ghi vở.
-HS: Tác dụng với oxit bazơ .
-HS: Viết PTHH và ghi vở.
-HS: Nghe và ghi vở .
I.Tính chất hóa học :
1. Tác dụng chất chỉ thị:
 Dung dịch axit làm quỳ tím à đỏ .
2. Tác dụng với kim loại:
Zn +2HCl à ZnCl2 + H2
-Dd axit + kim loại (trừ Cu, Ag, Au) à muối + H2 . 
3H2SO4l + 2Al à Al2(SO4)3 + 3H2 
H2SO4 l + Fe à FeSO4 + H2 
Chú ý : dd HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 .
3.Tác dụng với bazơ :
Cu(OH)2 + H2SO4 à CuSO4 + H2O .
2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + H2O . 
- Axit + bazơ à muối + nước => p/ư trung hoà .
4.Tác dụng với oxit bazơ :
Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl2 + 3H2O .
- Axit + oxit bazơ à muối + nước .
5.Tc dụng với muối .
Hoạt động 2 : Axit mạnh và axit yếu (5’)
- GV giới thiệu : Dựa vào TCHH, axit được chia thành 2 loại chính .
-GV lưu ý : H2S thường tồn tại ở thể khí còn H2SO3 và H2CO3 thì thường phân huỷ ở dạng H2O, CO2, SO2 .
- HS: Chú ý lắng nghe, ghi vở .
-HS: lắng nghe, ghi nhớ.
II.Axit mạnh và axit yếu 
+ Axit mạnh : HCl, HNO3, H2SO4 .
+ Axit yếu : H2S, H2SO3, H2CO3 .
4.Củng cố - Đánh giá – Dặn dò(9’):
 a. Củng cố: GV cho HS làm bài tập: Viết PTPƯ khi cho dd HCl lần lượt tác dụng với: a) Magiê ; b) Sắt (III) hidroxit ; c) Kẽm oxit ; d) Nhôm Oxit
b. Dặn dò:
 Học bài, làm bài tập 1,2, 3,4 (14/SGK) .
 Xem trước nội dung bài “ Một số axit quan trọng ” .
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBai 3 Tinh chat hoa hoc cua axitHoa 9.doc
Giáo án liên quan