Giáo án Hóa học 9 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Năm học 2014-2015 - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, kiến thức về kim loại.

- Vận dụng vào làm các bài tập liên quan.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết PTHH, giải các bài tập hoá học.

3. Thái độ:

- Có ý thức học bài chăm chỉ chuẩn bị kiểm tra học kì I.

4. Trọng tâm:

- Kiến thức về các loại hợp chất vô cơ.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

- Năng lực tính toán.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Năm học 2014-2015 - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Ngày soạn: 28/11/2014
Tiết : 35 Ngày dạy: 02/12/2014
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: 
- Củng cố các kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, kiến thức về kim loại.
- Vận dụng vào làm các bài tập liên quan.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng viết PTHH, giải các bài tập hoá học.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học bài chăm chỉ chuẩn bị kiểm tra học kì I.
4. Trọng tâm: 
- Kiến thức về các loại hợp chất vô cơ. 
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và Học sinh
a. Giáo viên 
- Sơ đồ chuyển đổi giữa các loại hợp chất vô cơ và hợp chất vô cơ với kim loại.
- Bài tập vận dụng.
b. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học từ đầu năm.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – đàm thoại – làm việc cá nhân. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Chúng ta đã được tìm hiểu kiến thức về các loại hợp chất vô cơ, về kim loại. Nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức hơn, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ(20’).
-GV: Hướng dẫn HS cùng tìm hiểu sự chuyển đổi giữa kim loại thành các loại hợp chất vô cơ.
-GV: Cung cấp các chuỗi phản ứng dạng chữ và yêu cầu HS hoàn thành chuỗi dưới dạng CTHH :
a. Kim loại Muối.
b. Kim loại Bazơ Muối(1) Muối(2).
c. Kim loại O. bazơ Bazơ Muối(1) Muối(2).
d. Kim loại O. bazơ Muối(1) Bazơ Muối(2) Muối(3)
-GV: Tiếp tục đưa một số chuỗi khác và yêu cầu HS hoàn thành:
a. Muối Kim loại
b. Muối Bazơ Oxit bazơ Kim loại
c. Bazơ Muối Kim loại
d. Oxit bazơ Kim loại
-HS: Chú ý lắng nghe và cùng GV hoàn thiện chuỗi sơ đồ.
-HS: Cùng nhau thảo luận, trao đổi và hoàn thành chuỗi trên:
a. Fe FeCl2
b. Na NaOH NaCl NaNO3
c. Ca CaO Ca(OH)2 Ca(NO3)2 CaSO4
d. Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuSO4 Cu(NO3)2
-HS: Tương tự các chuỗi đã làm, hoàn thành các chuỗi GV đã cho:
a. CuSO4 Cu
b. FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe
c. Cu(OH)2 CuSO4 Cu
d. CuO Cu 
Hoạt động 2: Luyện tập (22’)
Bài tập 1(SGK/71)
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập và yêu cầu HS lên bảng hoàn thành chuỗi phản ứng trên.
Bài tập 3(SGK/72)
-GV: Hướng dẫn:
+ Dùng dung dịch NaOH. Nhận biết chất nào?
+ Dùng HCl. Nhận biết chất nào?
+ Viết các PTHH xảy ra.
Bài tập 9(SGK/72)
+ Viết PTHH xảy ra.
+ Dựa vào PTHH tính khối lượng mol của các chất.
+ Lập phương trình ẩn x. Giải và suy ra x.
- GV: Hướng dẫn cho HS làm BT
Bài tập: Cho 10,8 một kim loại X tác dụng với khí clo có dư thu được 53,4g muối. Xác định kim loại X, biết X có hóa trị III. 
- Viết phương trình hóa học.
- Tính số mol của Kim loại X.
- Dựa vào PTHH suy ra số mol của muối.
- Tính khối lượng của muối XCl3.
- Dựa vào khối lượng đề bài suy ra khối lượng của muối.
- Tìm X bằng cách giải PT bậc nhất 1 ẩn. 
-HS: Làm bài tập vào vở bài tập trong 3’.
1. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
2. FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
3. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O
4. Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 2FeCl3 + 3BaSO4
b.Fe(NO3)3Fe(OH)3Fe2O3Fe
FeCl2Fe(OH)2 
1. Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3
2. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 
3. Fe2O3 + 3CO 2 Fe + 3CO2 
4. Fe + 2HCl FeCl2 + H2
5. FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
-HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV:
+ Dùng NaOH nhận biết Al:
2NaOH + 2Al + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
+ Dùng HCl nhận biết Fe:
Fe + HCl FeCl2 + H2
+ Kim loại còn lại là Cu.
FeClx + xAgNO3 xAgCl + Fe(NO3)x 
(56 + 35,5x) x(108 + 35,5)
 3,25g 8,61g
=> 8,61(56 + 35,5) = 3,25x(108 + 35,5)
Giải phương trình có x=3
=> CTHH của muối sắt là: FeCl3
- HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2X+ 3Cl2 2XCl3 
Số mol của X là: 
Dựa vào PTHH
2X + 3Cl2 2XCl3 
2mol 3mol 2 mol
Số mol của muối XCl3
(mol)
Khối lượng của muối XCl3 
Ta có 
Vậy X: Nhôm (Al)
3. Nhận xét - Dặn dò (2’):
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học. 
- Yêu cầu HS làm bài tập 2, 4, 5, 7, 8 SGK/72. 
- Ôn tập tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim, viết các phương trình hóa học, xem dạng bài tập chuỗi phản ứng, bài tập nhận biết, dạng bài tập xác định kim loại thật kĩ.
- Dặn các em tiết sau thi học kỳ I. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 35 on tap hoc ki 1 hoa 9.doc
Giáo án liên quan