Giáo án Hóa học 9 - Tiết 32, Bài 26: Clo (Tiết 2) - Bùi Thị Như Hoa

I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được

- Viết các phương trình hoá học.

- Ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn.

3. Thái độ:

 - Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống .

4. Trọng tâm:

 Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

5. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

-Năng lực thực hành thí nghiệm.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

- Năng lực tính toán.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 4048 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 32, Bài 26: Clo (Tiết 2) - Bùi Thị Như Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 	 Ngày soạn : 28/11/2014
Tiết : 32 	 Ngày dạy : 02/12/2014
 BÀI 26: CLO (T2)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được 
- Viết các phương trình hoá học.
- Ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Tính thể tích khí clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học ở điều kiện tiêu chuẩn.
3. Thái độ: 
 - Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống .
4. Trọng tâm: 
- Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
5. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
-Năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
- Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh 
a. Giáo viên
- Sơ đồ ứng dụng của clo. 
- Sơ đồ thùng điện phân dung dịch muối ăn dùng để điều chế khí clo trong công nghiệp .
b. Học sinh: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm – đàm thoại – trực quan. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Tên HS vắng học
Lớp
Tên HS vắng học
9A1
9A4
9A2
9A5
9A3
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
HS: Nêu tính chất hoá học của clo?Viết các phương trình phản ứng minh hoạ 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : Như chúng ta đã biết clo có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống? Vậy clo có những ứng dụng gì và vai trò của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 
b. Các hoạt động chính : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ứng dụng của clo (10’)
- GV: Cho HS quan sát hình vẽ 3.4/79 và 
- GV: Cho biết clo có những ứng dụng gì? 
-GV: Vì sao clo được dùng để tẩy trắng vải sợi, khử trùng nước sinh hoạt? 
- GV: Liên hệ thêm một số ứng dụng trong thực tế hàng ngày. 
- HS: Quan sát hình 
- HS: Dùng để khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải sợi, bột giấy, điều chế nước Javen. clorua vôi, điều chế nhựa PVC chất dẻo có màu, cao su 
- HS: Dựa vào tính chất hóa học của clo để giải thích. 
 - HS: Lắng nghe.
III. ỨNG DỤNG CỦA CLO
-dùng để khử trùng nước sinh hoạt 
Dùng để khử trùng nước sinh
sinh hoạt 
- Tẩy trắng nước sinh hoạt 
- Điều chế nước Javen, clorua vôi 
- Điều chế nhựa PVC chất dẻo, chất màu, cao su 
	Hoạt động 2. Điều chế khí clo (20’) 
- GV:	Giới thiệu nguyên liệu dùng để điều chế clo trong PTN 
-GV: Hướng dẫn HS viết PTHH xảy ra (Phụ đạo HS yếu kém).
- GV: Nhận xét về cách thu khí clo? 
-GV: Nêu vai trò của bình đựng H2SO4 đặc, của bình dd NaOH đặc. 
- GV: Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không? Vì sao?.
- GV: Cho HS viết PTHH.
(Phụ đạo HS yếu kém).
- GV:	Cho HS quan sát H3.6 và thuyết trình về phương pháp điều chế clo trong CN 
Trong công nghiệp Clo được điều chế bằng pp điện phân dd NaCl bão hoà (có màng ngăn xốp).
-GV: Cho HS viết PTHH xảy ra. 
- GV:	Thông báo vai trò của màng ngăn xốp, sau đó liên hệ thực tế sản xuất ở Việt Nam (nhà máy hoá chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng ...)
-HS: Nghe giảng.
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Thu khí bằng cách đẩy không khí đặt ngửa bình thu vì khí clo nặng hơn không khí 
- HS: Bình đựng H2SO4 dùng để làm khô khí clo. Bình đựng NaOH đặc dùng để khử khí clo dư sau khi làm thí nghiệm vì clo rất độc.
- HS: Không nên thu khí clo bằng cách đẩy nước vì clo tan trong nước đồng thời có phản ứng với nước. 
- HS: Viết PTHH
MnO2+4HCl MnCl2 +Cl2 +H2O
- HS Quan sát và nghe giảng.
- HS: Viết PTHH.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 
IV. ĐIỀU CHẾ KHÍ CLO
1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm 
- Nguyên liệu : MnO2, dung dịch HCl đặc.
- Cách điều chế : SGK
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2. Điều chế khí clo trong công nghiệp
- Trong công nghiệp clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn xốp
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
	3
4. Củng cố (7’): Hãy hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: 	
 Cl2 	 HCl
 NaCl	
5. Nhận xét - Dặn dò (2’):
- Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
- Làm bài tập về nhà:làm bài tập 3, 4, 5, 6, 9, 11 /SGK 81
- Chuẩn bị trước bài mới: “Cacbon” .
IV. RÚT KINH NGHIỆM : 
.
.

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 16 tiet 32.doc