Giáo Án Hóa Học 8 - Tuần 6 - Tiết 11: Bài Luyện Tập 1 – Kiểm Tra 15 Phút

A. MỤC TIÊU

 - Ôn lại các khái niệm hoá học cơ bản: Chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học

 - Bước đầu làm một số bài tập về xác định nguyên tố hoá học dựa vào nguyên tử khối, cách tính PTK của chất

 - Củng cố cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ

 1. Mối quan hệ giữa chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học

GV đưa ra các câu hỏi ôn tập để xây dựng mối quan hệ:

Vật thể (TN và NT)

 

 Chất (tạo nên từ nguyên tố hoá học)

 

 Đơn chất (tạo nên từ 1 nguyên tố) Hợp chất (tạo từ 2 nguyên tố trở lên)

 

Kim loại Phi kim Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ

 (Hạt hợp thành là nguyên tử, phân tử) (Hạt hợp thành là phân tử)

 2. Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử

 GV đặt câu hỏi cho HS ôn lại kiến thức

 - Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử? Đặc điểm mỗi loại hạt?

 - Thế nào là nguyên tố hoá học? Có mấy loại nguyên tố hoá học? Nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất?

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học 8 - Tuần 6 - Tiết 11: Bài Luyện Tập 1 – Kiểm Tra 15 Phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	 Ngày soạn:20.09.10
Tiết 11	 Ngày dạy: 27.09.10
Bài luyện tập 1 – kiểm tra 15’
a. mục tiêu
 - Ôn lại các khái niệm hoá học cơ bản: Chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học 
 - Bước đầu làm một số bài tập về xác định nguyên tố hoá học dựa vào nguyên tử khối, cách tính PTK của chất
 - Củng cố cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp
b. hoạt động dạy học
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
 	1. Mối quan hệ giữa chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học
GV đưa ra các câu hỏi ôn tập để xây dựng mối quan hệ:
Vật thể (TN và NT)
 Chất (tạo nên từ nguyên tố hoá học)
	Đơn chất (tạo nên từ 1 nguyên tố)	Hợp chất (tạo từ 2 nguyên tố trở lên)
Kim loại 	Phi kim	Hợp chất vô cơ	Hợp chất hữu cơ
 (Hạt hợp thành là nguyên tử, phân tử)	(Hạt hợp thành là phân tử)
	2. Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử
	GV đặt câu hỏi cho HS ôn lại kiến thức
	- Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử? Đặc điểm mỗi loại hạt?
	- Thế nào là nguyên tố hoá học? Có mấy loại nguyên tố hoá học? Nguyên tố nào chiếm hàm lượng cao nhất?
	- Thế nào là phân tử? Cấu tạo phân tử? Cách tính PTK? 
Hoạt động 2: Bài tập luyện tập 
GV hướng dẫn HS trình bày sau đó gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời
1. Bài tập 1 tr 30 – Sgk 
HS: + Dùng nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp
+ Hỗn hợp còn lại: Al và vụn gỗ. Cho hỗn hợp vào nước ta thấy bột gỗ sẽ nổi (Dgỗ = 0,8 Dnước). Ta vớt bột gỗ riêng và lọc lấy bột Al riêng 
	2. Bài tập: Phân tử một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử oxi
	a/ Tính NTK của nguyên tố X? Cho biết tên và kí hiệu hoá học của X?
	b/ Tính thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong phân tử hợp chất
- Cho HS tự làm phần a
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày
- Tỉ lệ phần trăm của C?
- HS thực hiện. 1 HS lên bảng trình bày
NTK của oxi: 16 đvC
4 nguyên tử H: 4.1 = 4đvC
 NTK của X: 16 – 4 = 12 đvC
Dựa vào bảng 1 tr 42 – Sgk 
 X là cacbon. Kí hiệu C
b/ %C = = 75%
Hoạt động 3: Kiểm tra 15’
 	Câu 1 (4đ): Các câu sau đúng hay sai?
	a/ Nguyên tử là hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất hoá học của chất
	b/ Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau
	c/ Tập hợp những nguyên tử cùng loại gọi là nguyên tố hoá học
	d/ Phân tử kim loại có một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là 2
	e/ Kí hiệu hoá học của nguyên tố kẽm là zn, của thuỷ ngân là HG
	f/ Phân tử nước có 2 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử O
g/ Các nguyên tử đồng trong mẫu chất đồng liên kết cách xa hơn so với các phân tử hiđro trong phân tử khí hiđro
h/ Cây được tạo thành từ vật liệu gỗ
Câu 2 ( 6đ):Tính phân tử khối của:
a/ Kali clorat biết phân tử có: 1 K ; 1 Cl ; 3 O
b/ Natri sunfat biết phân tử gồm: 2 Na ; 1 S ; 4 O
c/ Kẽm clorua biết phân tử có: 1 Zn ; 2 Cl
d/ Canxi cacbonat biết phân tử có: 1 Ca ; 1 C ; 3 O
Đáp án
	Câu 1: Mỗi câu chính xác được 0,5đ
	a/ S	b/ Đ	c/ Đ	d/ S	e/ S	f/ Đ	g/ S	h/ S
	Câu 2: Tính đúng mỗi câu được 1 đ
	a/ Kali clorat: 39 + 35,5 + 3.16 = 122,5
	b/ Natri sunfat: 23.2 + 32 + 16.4 = 142
	c/ Kẽm clorua: 65 + 35,5 = 136
	d/ Canxi cacbonat: 40 + 12 + 16.4 = 100
*************************************
Tuần 6	 Ngày soạn:20.09.10
Tiết 12	 Ngày dạy:02.10.10
công thưc hoá học
a. mục tiêu
 - HS biết được công thức hoá học dùng để biểu diễn chất
 - Biết viết công thức hoá học khi biết kí hiệu hoá học (hoặc tên nguyên tố) và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong phân tử chất
 - Biết được ý nghĩa của công thức hoá học để áp dụng giải bài tập
 - Củng cố kỹ năng viết kí hiệu hoá học nguyên tố và tính phân tử khối của chất
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	- Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? 
	- Thành phần phân tử của đơn chất kim loại?
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Công thức hoá học của đơn chất 
- Cho HS quan sát H1.10, 1.11 – Sgk 
- Nhận xét số nguyên tử có trong phân tử ở mỗi mẫu đơn chất?
 TQ: Công thức chung của đơn chất? Giải thích kí hiệu?
GV: Thường gặp n = 1 ở kim loại và một số phi kim rắn; n = 2 ở một số phi kim: oxi, clo hiđro 
*Lưu ý cho HS: n = 1 thì không cần ghi
- HS quan sát H1.10, 1.11 và trả lời
HS: Phân tử đơn chất có từ 1 – 2 nguyên tử
HS: Công thức dạng chung: An
A: Kí hiệu hoá học của nguyên tố
n: chỉ số nguyên tử có trong phân tử (n = 1, 2, 3 .)
VD: Cu ; H2 ; Cl2 ; O2
Hoạt động 2: II. Công thức hoá học của hợp chất 
- Trong công thức hoá học của hợp chất sẽ có bao nhiêu kí hiệu hoá học của nguyên tố?
 - Cho HS quan sát H1.12 , 1.13 – Sgk 
 - Có mấy nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất?
Giả sử KHHH các nguyên tố tạo nên chất là A, B, C . và số nguyên tử mỗi nguyên tố tương ứng là x, y, z . CTHH hợp chất?
 - Ghi lại CTHH của nước; muối ăn từ H1.12, 1.13, 1,15 – Sgk ? 
HS: Có 2 kí hiệu hoá học các nguyên tố trở lên
HS quan sát
HS: Mỗi nguyên tố có từ 1 – 2 nguyên tử
HS: CTHH của hợp chất: AxByCz ..
HS: CTHH của nước: H2O
 CTHH của muối ăn: NaCl
 CTHH của khí cacbonic: CO2
Hoạt động 3: III. ý nghĩa của công thức hoá học 
* Lưu ý cho HS viết CTHH: Cách viết kí hiệu đúng, cách viết chỉ số 
- Từ CTHH của nước H2O ta biết được điều gì?
 Cho HS thảo luận nhóm
 CTHH của 1 chất sẽ cho ta biết điều gì?
VD: Nêu ý nghĩa của công thức axit sunfuric H2SO4?
- GV nêu chú ý tr 33 – Sgk 
HS thảo luận nhóm:
Từ CTHH của nước H2O ta biết:
+ H2O do 2 nguyên tố H và O tạo nên
+ Trong phân tử H2O có: 2 H và 1 O
+ PTK của H2O: 2.1 + 16.1 = 18
- HS trả lời ý nghĩa Sgk
HS: H2SO4 do 3 nguyên tố: H, S , O tạo nên
+ Trong phân tử axit có: 2H , 1S , 4 O
+PTK: 2.1 + 32.1 + 16.4 = 98
HS đọc chú ý Sgk
III. Củng cố – Luyện tập 
	- Nhắc lại kiến thức đã học?
- Bài tập: Hãy cho biết đâu là đơn chất, đâu là hợp chất? ý nghĩa mỗi công thức hoá học:
a/ C2H4	b/ Br2	c/ MgCO3
IV. Hướng dẫn về nhà 
Nắm chắc kiến thức đã học về công thức hoá học
Làm bài tập: 1 ; 2 ; 3 ; 4 tr 33 – 34 Sgk 

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 6 10 - 11.doc