Giáo án Hóa học 8 - Tuần 3 - Bài 4: Nguyên Tử

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức : HS biết được:

- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.

- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi p và n không mang điện.

- Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được xếp thành từng lớp.

- Trong nguyên tử (số p = số e) và điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hòa về điện.

2. Kỹ năng :

- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na)

3. Thái độ:

- Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú học tập bộ môn.

4. Trọng tâm:

- Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.

- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

- Trong hạt nhân nguyên tử electron chuyển động theo các lớp.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên : sơ đồ nguyên tử oxi, hidrô, Natri, bảng phu.

b. Học sinh : Xem trước bài mới.

2. Phương pháp dạy học : Thuyết trình, trực quan, phát vấn, thảo luận.

III. Tiến trình lên lớp

 

doc8 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 3 - Bài 4: Nguyên Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na) 
3. Thái độ:
- Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú học tập bộ môn. 
4. Trọng tâm:
- Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electron.
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.
- Trong hạt nhân nguyên tử electron chuyển động theo các lớp.
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : sơ đồ nguyên tử oxi, hidrô, Natri, bảng phu.
Học sinh : Xem trước bài mới.
2. Phương pháp dạy học : Thuyết trình, trực quan, phát vấn, thảo luận.
III. Tiến trình lên lớp 
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài mới: Ta biết mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Vậy chất được tạo ra từ đâu? để trả lời câu hỏi này ta vào bài học hôm nay.
Tg
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung cơ bản
10’
Hoạt Động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì?
Gv đặt vấn đề:
-Chất tạo nên vật thể, còn các chất được tạo ra từ đâu ?
GV thông báo: các chất được tạo ra từ nguyên tử 
-Nguyên tử là gì? 
GV : ta hãy hình dung nguyên tử cực kỳ nhỏ bé đường kính khoảng 10-8 cm 
Gọi 1 hs nhắc lại 
Thực nghiệm xác định được 4 triệu nguyên tử sắt ghép lại mới dài được 1cm 
Nguyên tử luôn trung hoà về điện (vì số điện tích âm và số điện tích dương trong nguyên tử luôn bằng nhau)
-Gv treo tranh vẽ sơ đồ nguyên tử H2, giới thiệu đây là hình vẽ được phóng to hàng triệu lần. 
-Gv thuyết trình: Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích âm. 
Thông báo đặc điểm của hạt e. 
Yêu cầu HS nhắc lại và ghi bảng.
- HS tư duy suy nghĩ
-Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ
-HS nhắc lại và ghi bài
I. Nguyên tử là gì?
-Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. 
-Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương. 
-Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều 
Electron.
+Kí Hiệu : e 
Điện tích –1 
13’
Hoạt Động 2:Tìm hiểu cấu tạo hạt nhân nguyên tử
GV Hạt nhân nguyên tử đựơc cấu tạo nên từ những hạt chủ yếu nào?
Gv thông báo đặc điểm của từng loại hạt. 
Gv giới thiệu khái niệm nguyên tử cùng loại. 
-Cho hs quan sát sơ đồ nguyên tử oxi
-Em có nhận xét gì về số p và e trong nguyên tử ?
Gv thuyết trình (Vì nguyên tử luôn luôn trung hoà về điện nên số p=Số e (có bao nhiêu p thì có bấy nhiêu e)
Em hãy so sánh khối lượng của 1 hạt e với khối lượng của hạt p và n 
Vì vậy khối lượng của hạt xác định coi là khối lượng nguyên tử 
Tuỳ vào từng loại nguyên tử mà có số lượng e khác nhau vì vậy trong Hóa Học nguời ta phải quan tâm đến sự sắp xếp số e này 
-Hạt proton và notron 
-Hs ghi bài 
-Hs quan sát 
- Số P= số e 
-P và n có cùng khối lượng , e có khối lượng rất nhỏ (Chỉ = 0.005 lần )
khối lượng của hạt e không đáng kể 
2. Hạt nhân nguyên tử 
- Hạt nhân nguyên tử được tạo ra bởi proton và notron. 
Đặc điểm của từng loại hạt 
Proton
Notron
electron
Ký hiệu
p
n
e
Điện tích
Điện tích +
Không mang điện
Điện tích -
Khối lượng
1.6726.10-24
1.6748.10-
Rất bé
Nguyên tử cùng loại là nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân 
Trong mổi nguyên tử số P(+) = số e(-)
 Số P= Số e
E có khối lượng rất bé (không đáng kể ) nên mnt= mp + mn
8’
Hoạt Động 3: Tìm hiểu về lớp electron
Gv giới thiệu : trong nguyên tử e chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số e nhất định 
- Cho Hs quan sát sơ đồ Số e tối đa của lớp 1 và lớp 2 là bao nhiêu ?
Cho hs quan sát hình vẽ nguyên tử vào điền vào sơ đồ /15sgk 
Dựa vào điện tích hạt nhân để xác định số p trong hạt nhân 
-Cho hs sơ đồ (Cho biết số p) xác định số e, lớp e, số e, lớp ngoài cùng, tên nguyên tử, dựa vào bảng 1/42 và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử
Lớp 1 : 2e
Lớp 2: 8e
lớp 3: 8e
-HS mở trang 42 xem bảng 1
3. Lớp electron
-Electron : chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp có 1 số e nhất định (lớp 1 chứa tối đa 2e, lớp 2 : 8e, lớp 3 : 8e)
Nhờ có e mà nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
7’
Hoạt Động 4: Củng cố bài học – đánh gía kiến thức
Bài Tập : Dựa vào bảng 1 hãy điền vào bảng sau:
NT
sốp
số e
lớpe
sốe lnc
+
+
Cacbon	Oxi
GV hướng dẫn hs làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk
- hs xung phong lên bảng làm Bài tập lấy điểm 
- Lớp nhận xét bài làm của bạn
4’
3. Nhận xét và Dặn dò công việc về nhà 
a .nhận xét: 
- Đánh giá giờ học và rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b.Dặn dò: 
 - Học bài trong phần ghi nhớ và làm bài tập 1,2,3,4,5 trang15,16 
 - Chuẩn bị bài 5 “nguyên tố hoá học”.
IV/ Rút kinh nghiệm bài dạy:
Tuần 3 	 Ngày Soạn: 20/08/2010
Tiết 6	 Ngày dạy : 24/08/2010
 Bài 5 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T1)
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Biết được:
- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố hóa học.
- Nguyên tử khối : Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác (20 nguyên tố đầu). 
2.Kỹ năng : 
- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cư thể.
3. Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn. 
4. Trọng tâm:
- Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học.
- Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : Hình 1.7,1.8/19/sgk, ống nghiệm đựng nước.
Học sinh : chuẩn bị bài mới. 
2. Phương pháp dạy học : Thuyết trình, trực quan, phát vấn, thảo luận, thông báo.
III. Các hoạt động dạy và học: 
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Tg
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung cơ bản
10’
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
- Nguyên tử là gì? được cấu tạo bởi những loại hạt nào ? cho sơ đồ nguyên tử Magiê : xác định p, e, số lớp e, số e ngoài cùng 
- Một hs sửa Bài tập 1,2/15sgk
GV nhận xét cho điểm
- Hai học sinh trình bày câu trả lời trên bảng. 
- Học sinh dưới lớp làm bài tập ra nháp và nhận xét bài làm của bạn.
Giới thiệu bài mới:Ta thấy trong quảng cáo người ta nói trong sữa có canxi giúp xương chắc khoẻ và chống loãng xương thực ra ta phải nói trong sữa có nguyên tố hoá học canxi.Vậy nguyên tố hoá học là gì ta vào bài học hôm nay.
15’
Hoạt Động 2: Vậy nguyên tố hoá học là gì?
GV Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta nói đến nguyên tố hoá học, vậy nguyên tố hoá học là gì?
Số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố hoá học 
Các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học có cùng số p điều có tính chất hoá học như nhau 
Bài tập áp dụng : Điền số thích hợp vào ô trống 
Số p
Số N 
Số e 
Tên NT
NT 1
NT 2
NT 3
NT 4
NT 5
19
20
19
17
17
20
20
21
18
20
Nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học? vì sao?
Tra bảng 1/sgk tìm tên nguyên tử 
*GV:Trong hoá học để trao đổi với nhau về nguyên tố hoá học cần có cách biểu diễn ngắn gọn, đễ hiểu không chỉ trong nước mà khắp thế giới. 
Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái đầu tiên (lấy từ tên latinh) viết chữ in hoa, nếu nguyên tố trùng chữ cái đầu thì lấy chữ cái tiếp theo viết thường. 
Ví dụ: Cacbon: C 
 Canxi : Ca 
 Đồng : Cu 
GV giới thiệu kí hiệu hoá học của 1 số nguyên tố trong bảng 1/43 sgk 
- Hs tập viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố 
- Mỗi kí hiệu hoá học còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó 
 H : 1 nguyên tử H 
2Fe: 2 nguyên tử Fe
-HS nhắc lại kiến thức nguyên tử là gì ?
- Hs đọc định nghĩa trong SGK và lắng nghe giảng bài 
-HS tra bảng trang 42 trả lời bài tập trên
-O, Fe, Al, Zn, Mg
-Oxi , silic, Al, Fe
I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. 
-Số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố. 
2. Kí hiệu hoá học:
-Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hoá học. 
Ví dụ: kí hiệu hoá học nguyên tố Canxi là Ca 
Nhôm là Al 
- Kí hiệu hoá học biểu diễn 1 nguyên tử của nguyên tố đó 
-Ví Dụ :
 Al :1 nguyên tử Al 
-2C : 2 nguyên tử cacbon 
5’
Hoạt Động 3: Tìm hiểu hiện nay có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
Ngày nay khoa học đã biết được –110 nguyên tố trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo (nguyên tố phóng xạ) 
-Lượng các nguyên tố hoá học có trong vỏ trái đất không đều.
Gv treo tranh 
Gv yêu cầu hs kể tên 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất. 
H : chiếm 1% về khối lượng nếu xét về nguyên tử thì chỉ đứng sau oxi. 
4 nguyên tố cần cho Sinh vật : C, H, O, N thì C và N là 2 nguyên tố có ít trong vỏ trái đất (C: 0.08%, N: 0.03%).
-HS tìm hiểu thông tin trong SGK, thảo luận 2’ trả lời câu hỏi trên. 
-

File đính kèm:

  • docTuan 3 tiet 56 chuan KTKN hoa 8.doc