Giáo án Hóa học 8 - Tuần 23 - Tiết 43: Không Khí – Sự Cháy (tiếp)

A. MỤC TIÊU

 - HS hiểu được sự cháy có điều kiện phát sinh là gì. Từ đó có biện pháp dập tắt đám cháy là hạ thấp nhiệt độ đám cháy hoặc cách li đám cháy với oxi

 - Giáo dục cho HS có ý thức giữ bầu không khí trong lành và biết cách phòng chữa cháy

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

HS1: Nêu thành phần của không khí?Cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm

 HS 2: Chữa bài tập 7 tr 99 – Sgk

 Đáp số : a/ 0,5.24 = 12m3 b/ thể tích không khí: 12.1/3.21% = 0,84m3

 Đvđ: Không khí có liên quan gì đến sự cháy?Tại sao kí có gió to thì đám cháy lại càng bùng cháy to hơn?Làm thế nào để dập tắt được đám cháy?Và tốt hơn là để đám cháy không để xảy ra

II. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 23 - Tiết 43: Không Khí – Sự Cháy (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23	 Ngày soạn:21.01.11
Tiết 43	 Ngày dạy:29.01.11
Không khí – sự cháy (tiếp)
A. mục tiêu
 - HS hiểu được sự cháy có điều kiện phát sinh là gì. Từ đó có biện pháp dập tắt đám cháy là hạ thấp nhiệt độ đám cháy hoặc cách li đám cháy với oxi
 - Giáo dục cho HS có ý thức giữ bầu không khí trong lành và biết cách phòng chữa cháy
b. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
HS1: Nêu thành phần của không khí?Cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
	HS 2: Chữa bài tập 7 tr 99 – Sgk
	Đáp số : a/ 0,5.24 = 12m3 b/ thể tích không khí: 12.1/3.21% = 0,84m3
	Đvđ: Không khí có liên quan gì đến sự cháy?Tại sao kí có gió to thì đám cháy lại càng bùng cháy to hơn?Làm thế nào để dập tắt được đám cháy?Và tốt hơn là để đám cháy không để xảy ra
II. Bài mới
Hoạt động 1: II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm
- Thế nào là sự oxi hoá?
GV giới thiệu sự cháy
-So sánh sự giống và khác nhau giữa sự cháy của 1 chất trông không khí và trong khí oxi? 
 - Thế nào là sự cháy?
Cho HS đọc phần 2 Sgk
- Nêu sự giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm? Cho VD?
- Trong nhà máy cần lưu ý điều gì để tránh sự tự bốc cháy?
1. Sự cháy
HS trả lời
HS nghe GV giới thiệu
HS: +Giống: Đều cháy
 + Khác : Trong oxi cháy mãnh liệt hơn
HS: Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
2. Sự oxi hoá chậm
HS đọc nội dung phần 2 Sgk
HS nêu sự oxi hoá chậm:
Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
HS: + Giống: Đều là sự oxi hoá có toả nhiệt
 + Khác: Sự cháy có phát sáng còn sự oxi hoá chậm không phát sáng
VD: Quá trình gỉ sắt, cháy rừng..
HS trả lời theo Sgk
Hoạt động 2: II. Điều kiện phát sinh và
 biện pháp dập tắt đám cháy
Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- Khi nào thì có đám cháy (điều kiện phát sinh đám cháy)?
- Từ đó ta có những biện pháp nào để dập tắt đám cháy?
Kể tên 1 số đám cháy và biện pháp áp dụng để dập tắt các đám cháy đó
HS thảo luận nhóm:
- Đk phát sinh đám cháy:
+ Chất nóng đến nhiệt độ cháy
+ Đủ khí oxi cho sự cháy
- Biện pháp dập tắt đám cháy
+ Hạ nhiệt đọ xuống dưới nhiệt độ cháy
+ Cách li chất cháy với oxi
HS nêu những ví dụ từ trong thực tế về các đám cháy
III. Củng cố – Luyện tập
	1.Những phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào?Vì sao?
	a/ CaO + H2O Ca(OH)2	b/ CO + O2 CO2
	c/ Cu + O2 CuO	d/ KClO3 KCl + O2
	2. Phân huỷ thuốc tím KMnO4 ở nhiệt độ cao thu được 6,72 lít khí O2 (ở đktc ) .
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và tính khối lượng thuốc tím đã phân huỷ
	Phương trình hoá học: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
IV. Hướng dẫn về nhà
Nắm chắc các kiến thức đã học
Làm các bài tập còn lại tr 99 – Sgk
Ôn lại các kiến thức đã học trong chương 2
*****************************
Tuần 22	 Ngày soạn:21.01.11
Tiết 44	 Ngày dạy:
Bài luyện tập 5
a. mục tiêu
 - Hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm đã học trong chương 4
 - HS rèn kỹ năng tính toán theo phương trình hoá học và công thức hoá học có liên quan đến oxi
 - Giáo dục tính cần cù, chịu khó làm bài tập của HS
b. hoạt động dạy học
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ
	GV đưa ra các câu hỏi cho HS trả lời:
	1/ Nêu tính chất của khí oxi
	2/ Liệt kê các ứng dụng của oxi? Cách điều chế oxi ( trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp)
	3/ Thế nào là sự oxi hoá? Thế nào là oxit? Có mấy loại oxit?
	4/ Nêu thành phần của không khí? Điều kiện phát sinh đám cháy và biện pháp dập tắt đám cháy?
	5/ So sánh phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp?
Hoạt động 2: II. Bài tập
Cho HS hoạt động nhóm các bài tập : 1 ; 3 ; 4 ; 5 tr 100 – 101 Sgk
Sau 1 thời gian khoảng 5 – 6 phút yêu cầu đại diện nhóm trình bày
GV đi kiểm tra và hướng dẫn nếu cần thiết
GV gọi nhóm khác nhận xét
Bài tập 6 tr 101 – Sgk
Yêu cầu HS vừa đọc vừa trả lời
Bài tập 29.6 SBT
 Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài
Sau đó hướng dẫn thực hiện theo đúng các bước 
HS hoạt động nhóm: Kết quả
BT1: C + O2 CO2 cacbon đioxit
 4P + O22P2O5 điphotpho pentoxit
 2H2 + O2 2H2O nước
 4Al + 3O2 2Al2O3 nhôm oxit
BT3: + Các oxit bazơ: Na2O; MgO; Fe2O3; đó là oxit của kim loại có bazơ tương ứng: NaOH; Mg(OH)2; Fe(OH)3
+ Các oxit axit: CO2; SO2; P2O5 đó là oxit của phi kim có các axit tương ứng: H2CO3; H2SO3; H3PO4
BT4: Đáp án đúng : C
BT5: +Đáp án sai : B ; C ; E
 + Đáp án đúng : A ; D ; G
HS trả lời câu 6
+ Phản ứng hoá hợp: b. Chỉ có 1 sản phẩm tạo thành từ 2 chất tham gia
+ Phản ứng phân huỷ: a, c , e . Chỉ có 1 chất phản ứng tạo nhiều sản phẩm 
HS thực hiện bài tạp 29.6 SBT
 Pthh: 4P + 5 O2 2P2O5
Theo pthh 4mol 5mol 2mol
Bài ra: 0,5 0,35
Phản ứng 0,2 0,25 0,1
Sau pư: 0 mol 0,1mol 0,1mol
a/ Số mol O2dư sau phản ứng: 0,1 mol
 Khối lượng oxi dư: 0,1.32 = 3,2 g
b/ Số mol P2O5 tạo thành: 0,1 mol
0,1. 142 = 14,2g
III. Hướng dẫn về nhà
Xem lại các bài tập đã làm
Chuẩn bị bản tường trình tiết sau thực hành

File đính kèm:

  • dochoa 8 tuan 23 10 - 11.doc