Giáo án Hóa học 8 - Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 3: Bài Thực Hành 1: Tính Chất Nóng Chảy Của Chất, Tách Chất Từ Hỗn Hợp

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.Và nắm 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

- HS thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.

- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.

- Hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm.

- Tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành.

 

II. CHUẨN BỊ:

1. GV chuẩn bị: Các dụng cụ và hóa chất cần thiết để tiến hành các thí nghiệm 1 và 2 SGK.

2. HS chuẩn bị:- Đọc và tìm hiểu bài.

3. Phương pháp:

Thực hành quan sát, đàm thoại.

 

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Dựa vào đâu người ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp?

3. Bài mới:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 3: Bài Thực Hành 1: Tính Chất Nóng Chảy Của Chất, Tách Chất Từ Hỗn Hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2	Ngày soạn: 26/8/2008
Tiết : 4 	 Ngày dạy : 28/8/2008
Bài 3: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy 
của chất, tách chất từ hỗn hợp
I. Mục tiêu:
- Giúp HS làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.Và nắm 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
- HS thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
- Hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm.
- Tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành.
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị: Các dụng cụ và hóa chất cần thiết để tiến hành các thí nghiệm 1 và 2 SGK.
2. HS chuẩn bị:- Đọc và tìm hiểu bài.
3. Phương pháp:
Thực hành quan sát, đàm thoại.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Dựa vào đâu người ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bổ SUNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung, dụng cụ, 1 số quy tắc trong phòng thí nghiệm.
GV: thông báo 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
-HS: lắng nghe, ghi lại
-GV: giới thiệu 1 số dcụ thí nghiệm và hướng dẫn cách sử dụng 1 số dcụ thường dùng.
-HS: nghe và ghi lại
-GV: nêu nội dung thí nghiệm. Giới thiệu dụng cụ và hoá chất.
-HS: ghi lại
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
 Thí nghiệm 1: Sự nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
- GV đưa ra yêu cầu về quy tắc an toàn trong thí nghiệm và cho HS làm quen với một số đồ dùng dụng cụ thí nghiệm.
- HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1.
- GV nhận xét và phân phát dụng cụ và hóa chất cho HS để làm TN 1.
- HS làm TN 1, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi 1 trong mục II.
 Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối và cát.
-GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm, phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm.
- HS thực hành, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi 2 ở mục II.
Hoạt động 3: Tường trình
I- Quy tắc phòng thí nghiệm, 1 số dụng cụ và hoá chất.
( SGK trang 154, 156 )
II- Cách tiến hành thí nghiệm.
1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh
- Thí nghiệm 1: SGK
- Hiện tượng: Nhiệt độ nóng chảy của parafin (420C) và lưu huỳnh (1130C) là không giống nhau.
2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
- Thí nghiệm 2: SGK
- Hiện tượng: Khi hòa hỗn hợp muối ăn và cát vào nước và lọc ta thấy cát không tan nên nằm ở trên giấy lọc. Khi đun nóng nước bay hơi còn lại muối ăn.
Tên TN
Mục đích TN
Hiện tượng quan sát được
Kết quả TN
4. Kiểm tra đánh giá:
- GV đánh giá thao tác thực hành của từng nhóm và chấm điểm tường trình.. Dặn dò: 
- HS về nhà xem lại bài.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 4.
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức.

File đính kèm:

  • docT 4.doc