Giáo án Hóa học 8 - Tiết 41: điều chế oxi phản ứng phân huỷ

I/ Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- HS mô tả được phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và nguyên tắc sản xuất oxi trong công nghiệp

- Phát biểu được khái niệm phản ứng phân huỷ và lấy ví dụ minh hoạ

 2. Kỹ năng:

- Quan sát, làm thí nghiệm, thu khí

- Phân biệt các phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ

- Củng cố kỹ năng viết PTPƯ

 3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận khi làm thí nghiệm

II/ Đồ dùng dạy học :

- Tranh vẽ thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4, thu oxi

- Dụng cụ: Giá TN, ống nghiệm, đèn cồn, bông, ống dẫn khí chữ L và chữ Z, chậu thuỷ tinh, lọ có nút nhám, diêm, đóm, đuốc

- Hoá chất: KMnO4, KClO3 ,MnO2 nước sạch

III/ Phương pháp :

Thí nghiệm minh hoạ ,vấn đáp

IV/Tổ chức giờ học.

1/Khởi động .(6)

*Ổn định(1 phút )

*Kiểm tra (5 phút)

ã Nêu định nghĩa oxit? Phân loại oxit? Lấy ví dụ

ã Làm bài 4 SGK

 * Vào bài .

oxi là chất rất phổ biến có nhiều ứng dụng trong tự nhiên và đời sống sản xuất .vậy để có khí oxi người ta điều chế bằng cách nào ?bài này sẽ giúp các em cách điều chế oxi

1/Các hoạt động dạy học .

Hoạt động 1

 Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm(16 phút )

*Mục tiêu :HS mô tả được phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và điều chế thu được khí oxi

*Đồ dùng :Tranh vẽ thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4, thu oxi

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 4376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 41: điều chế oxi phản ứng phân huỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/02/2011
Ngày giảng: 16/02/2011
Tiết 41
điều chế oxi
Phản ứng phân huỷ
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
- HS mô tả được phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và nguyên tắc sản xuất oxi trong công nghiệp
- Phát biểu được khái niệm phản ứng phân huỷ và lấy ví dụ minh hoạ
 2. Kỹ năng:
- Quan sát, làm thí nghiệm, thu khí
- Phân biệt các phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ
- Củng cố kỹ năng viết PTPƯ
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận khi làm thí nghiệm
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh vẽ thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4, thu oxi
- Dụng cụ: Giá TN, ống nghiệm, đèn cồn, bông, ống dẫn khí chữ L và chữ Z, chậu thuỷ tinh, lọ có nút nhám, diêm, đóm, đuốc
- Hoá chất: KMnO4, KClO3 ,MnO2 nước sạch
III/ Phương pháp :
Thí nghiệm minh hoạ ,vấn đáp
IV/Tổ chức giờ học.
1/Khởi động .(6’)
*ổn định(1 phút )
*Kiểm tra (5 phút)
Nêu định nghĩa oxit? Phân loại oxit? Lấy ví dụ
Làm bài 4 SGK
 * Vào bài .
oxi là chất rất phổ biến có nhiều ứng dụng trong tự nhiên và đời sống sản xuất .vậy để có khí oxi người ta điều chế bằng cách nào ?bài này sẽ giúp các em cách điều chế oxi 
1/Các hoạt động dạy học .
Hoạt động 1
 Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm(16 phút )
*Mục tiêu :HS mô tả được phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và điều chế thu được khí oxi 
*Đồ dùng :Tranh vẽ thí nghiệm điều chế oxi từ KMnO4, thu oxi
Dụng cụ: Giá TN, ống nghiệm, đèn cồn, bông, ống dẫn khí chữ L và chữ Z, chậu thuỷ tinh, lọ có nút nhám, diêm, đóm, đuốc
Hoá chất: KMnO4, KClO3 ,MnO2 nước sạch
HĐ của GV và HS
Nội dụng 
*GV: Để điều chế oxi trong PTN, nguyên liệu điều chế phải là những chất như thế nào? 
HS Nguyên liệu điều chế oxi phải chứa nguyên tố oxi
 ? Kể tên những chất chứa nguyên tố oxi?
+ Nguyên liệu chứa oxi: H2O , KMnO4, KClO3,....
Nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm có đặc điểm gì?
 Kém bền Dễ phân huỷ 
GV chốt lại 
Vậy trong các chất chứa oxi kể trên nên dùng chất nào để điều chế oxi trong PTN?
HS KClO3 KMnO
* Yêu cầu HS đọc < SGK cho biết:
+ Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào? 
+ Cách thu oxi như thế nào? Dựa vào tính chất nào có thể thu oxi như vậy? 
-> Gv chuẩn kiến thức . 
GV Hướng dẫn HS cách lắp rap dụng cụ thi nghiệm
HS hoạt động nhóm điều chế và thu khí o xi bằng cách nung KMnO4
GV quan sát hướng dẫn các nhóm 
 Gọi 2 HS lên bảng viết PTHH
GV biểu diễn thí nghiệm điều chế oxi từ KClO3
I/ Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
1.Thí nghiệm (sgk)
2 KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
2 KClO3 -> 2 KCl + 3 O2
+ Thu oxi:
-Thu đẩy không khí: oxi nặng hơn khôngkhí
-Thu bằng cách đẩy nước: oxi ít tan trong nước,oxi 
*Kết luận: SGK
Hoạt động 2
Sản xuất oxi trong công nghiệp (8phút )
*Mục tiêu :HS trình bày được nguyên tắc sản xuất oxi trong công nghiệp
HĐ của GV và HS
Nội dụng 
*GV:
+ Có nên dùng các hoá chất đã dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế oxi trong công nghiệp được không? Vì sao?
+Không dùng nguyên kiệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm để điều chế trong công nghiệp vì giá thành sản phẩm đắt
+ Nguyên liệu điều chế oxi trong công nghiệp là gì?
+Nguyên liệu: có sẵn, rẻ tiền, thường dùng là: nước, không khí
*GV nhấn mạnh nguyên liệu điều chế oxi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm
*GV giới thiệu nguyên tắc điều chế oxi từ không khí và điều chế oxi từ nước
II/ Sản xuất oxi trong công nghiệp
+Sản xuất oxi từ không khí: 
Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao ( - 183 độ)
+ Sản xuất oxi từ nước: 
Điện phân nước thu oxi và hiđro
2 H2O -> 2 H2 + O2
Hoạt động 3
 Phản ứng phân huỷ(9 phút )
*Mục tiêu :Phát biểu được khái niệm phản ứng phân huỷ và lấy ví dụ minh hoạ
HĐ của GV và HS
Nội dụng 
*GV: Trong các phản ứng điều chế oxi ở trên, em có nhận xét đặc điểm chung về số lượng các chất tham gia và sản phẩm
+ Các phản ứng trên đều có 1 chất tham gia và có nhiều sản phẩm
Các phản ứng trên thuộc phản ứng phân huỷ? Nêu định nghĩa PƯ phân huỷ?
GV đưa ra 2 phản ứng:
(1) CaCO3 -> CaO + CO2
(2) CaO + CO2 -> CaCO3
Phản ứng (1) và (2) có phải là một không? Chúng thuộc loại phản ứng nào?
+ Phản ứng (1) là phản ứng phân huỷ
Phản ứng (2) là phản ứng hoá hợp
+ Phân biệt PƯ phân huỷ và PƯ hoá hợp
Loại PƯ
Số chất tham gia
Số sản phẩm
PƯHH
+ Hai phản ứng trái ngược nhau
III/ Phản ứng phân huỷ
*Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
3/Tổng kết và hướng dẫn học bài (6’)
*Tổng kết (5phút)
 Phân biệt điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Phân biệt
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Điều chế oxi trong công nghiệp
Nguyên liệu
Đắt, chứa oxi, dễ phân huỷ, dễ giải phóng oxi: KMnO4, KClO3
Sẵn có, rẻ tiền, chứa oxi: Nước, không khí
Sản lượng 
Thấp (ít)
Lớn ( SX nhiều)
Giá thành
Cao
Thấp (hạ)
Cân bằng các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân huỷ
FeCl2 + Cl2 -> FeCl3
CuO + H2 -> H2O + Cu
KNO3 -> KNO2 + O2
Fe(OH)3 -> Fe2O3 + H2O
CH4 + O2 -> CO2 + H2O
Phản ứng c, d là phản ứng phân huỷ
*Hướng dẫn học bài 
Làm bài 4, 5, 6
Đọc bài 28
..

File đính kèm:

  • doct 41-h8.doc