Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37-69 - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được tính chất vật lí của oxi. Nắm được tính chất hoá học của oxi qua chất tác dụng với phi kim, viết phương trình phản ứng .

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.

3. Thái độ:

- Nghiờm tỳc, yờu thớch mụn học

II. Chuẩn bị của GV và HS

- Gv: Chuẩn bị 5 lọ S, 5 lọ P, 2010 bình khí O2, dụng cụ thí nghiệm (5 thìa sắt, giấy lọc, đèn cồn, nước, đũa tt )

- Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc73 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 37-69 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au theo:
	+ Tỉ lệ về thể tích là 2:1
	+Tỉ lệ khối lợng là 1:8
( cứ 2 nguyên tử H với 1 nguyên tử O)	
4. Củng cố : Nước được cấu tạo từ những nguyên tố nào? Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ nào?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(5 phút)
- Hs làm bài tập 1,2 sgk để củng cố.
- VN làm các bài tập sgk; 50% số bài trong sbt.
- Đọc trước phần sau
Rỳt kinh nghiệm
Ưu điểm:.....
.
Hạn chế:..
. 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 55
Nước (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
	- Học sinh biết và hiểu tính chất vật lí, tính chất hoá học của nước: hoà tan được nhiều chất; tác dụng được một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ; tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích so sánh, viết phương trình hoá học .
	- Học sinh biết những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm
3. Thỏi độ:
- Giỏo dục ý thức tự giỏc, ham học
II. Chuẩn bị của GV và HS 
	GV:- Hoá chất: Na; CaO; H2O; quỳ tím; P2O5. Dụng cụ thí nghiệm ..
	- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ(5 phút)
* Câu hỏi: ? Nêu thành phần hoá học của nước. Dự vào những thí nghiệm nào có thể xác định được thành phần định tính, định lượng của nước.
* Đáp án:
- Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố H, O chúng hoá hợp với nhau theo:
	+ Tỉ lệ về thể tích là 2:1
	+Tỉ lệ khối lượng là 1:8
( cứ 2 nguyên tử H với 1 nguyên tử O)
- Căn cứ vào thí nghiệm sự phân huỷ nước và thí nghiệm về sự tổng hợp nước mà ta có được kết luận như trên.
* Vào bài: Nước có những tính chất vật lí và hoá học như thế nào? thực trạng nguồn nước tự nhiên hiện nay ra sao? Cách bảo vệ nguồn nước?
3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 ? Nhận xét tính chất vật lí của nước?
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv bổ sung (nếu cần)
Gv hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Lấy 1-2 giọt dung dịch thu được đem cô cạn 
? Nhận xét hiện tượng xảy ra?
GV khí tạo thành cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt ( khí hiđro) chất rắn sau cô cạn là NaOH.
? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
(Giữ lại dung dịch, sau đó nhúng quỳ tím)
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm .
Chú ý lấy một lượng CaO nhỏ, làm thí nghiệm cẩn thận.
Ghi lại hiện tượng, giải thích viết phương trình phản ứng.
Hs làm việc nhóm.
Đại diện báo cáo kết quả
Hs khác nhận xét bổ sung, GV chỉnh lí..
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm .
Hs làm việc nhóm.
Đại diện báo cáo kết quả
- Hiện tượng: P2O5 tan trong nước; dung dịch thu được là quỳ tím hoá đỏ.
Hs khác nhận xét bổ sung, GV chỉnh lí..
Hs đọc và thảo luận nội dung sgk.
? Vai trò của nguồn nước.
? Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
II. Tính chất của nước.(10 phút)
1. Tính chất vật lí.
- Là chất lỏng không màu
-t0nc= 00 C; t0s= 1000 C
- D = 1 g/ml
- Hoà tan được nhiều chất 
2.Tính chất hoá học.(20 phút)
a.Tác dụng với kim loại.
* Thí nghiệm: cho một mẩu Na vào nước.
* Hiện tượng: Mẩu Na nóng chảy thành giọt chạy trên mặt nước, đồng thời có khí thoát lên. Phản ứng toả nhiều nhiệt. dung dịch thu được cô cạn được chất rắn màu trắng là NaOH
* Giải thích- phương trình phản ứng.
2Na + 2 H2O đ 2NaOH + H2
b. Tác dụng với một số oxit bazơ
* Thí nghiệm. Cho một mẩu CaO vào bát sứ, nhỏ từ từ nước vào. Quan sát hiện tượng xảy ra.
* Nhận xét.
- CaO tan tạo ra chất nhão, toả nhiều nhiệt.
- Phương trình phản ứng.
CaO + H2O đ Ca(OH)2.
- Nước lọc khi nhúng quỳ tím vào làm quỳ tím đổi màu xanh, những dung dịch đó gọi là dung dịch bazơ (kiềm)
- Một số oxit bazơ khác như Na2O; BaO; K2O...cũng phản ứng với nước tạo thành bazơ.
c. Tác dụng với oxit axit.
- Thí nghiệm: Cho P2O5 hoà tan vào nước, nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được.
- Do nước phản ứng với P2O5 tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hoá đỏ.
 P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4.
- Nước cũng tác dụng với nhiều oxit axit khác tạo thành axit tương ứng.
III. Vai trò của nước trong đời sống sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước như thế nào? - SGK(8 phút)	
4. Củng cố: Cách bảo vệ nguồn nước; bản thân em đã là gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(2 phút)
- ? Làm thế nào để nhận biết ra 3 gói bột màu trắng mất nhãn: CaO; P2O5; NaCl. Giải thích, viết phương trình phản ứng. 
- VN làm các bài tập sgk; 50% số bài trong sbt.
- Đọc trước bài sau
Rỳt kinh nghiệm
Ưu điểm:.....
.
Hạn chế:..
. 
Ngày duyệt
Phạm Thanh Nga
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 56
axit - bazơ - muối
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
- Học sinh biết và hiểu cách phân loại các axit, bazơ theo thành phần hoá học và cách gọi tên chúng.
Củng cố các kiến thức đã học về các phân loại các oxit, CTHH, tên gọi.
Học sinh đọc được các CTHH của axit, bazơ và viết được khi nghe đọc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích so sánh, viết phương trình hoá học .
3. Thỏi độ:
- Giỏo dục ý thức tự giỏc, ham học
II. Chuẩn bị của GV và HS 
GV: Giáo án, đồ dùng dạy học
- Học sinh ôn tập lại bài: 26 ; 33; 10.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ(5 phút)
Câu hỏi: ? Hãy viết CTHH của 2 oxit axit; 2 oxit bazơ em biết?
* Đáp án: 
- Hai công thức oxit axit: SO2, CO2, P2O5
- Hai công thức oxit bazơ CaO, CuO, Na2O
* Vào bài: Kể tên các axit, bazơ em biết? Vậy axit , bazơ , muối là gì CTHH của chúng như thế nào? gọi tên chúng ra sao?
3. Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Lấy các vd khác về axit mà em biết?
? Nhận xét thành phần hoá học của axit, tìm ra điểm giống nhau giữa chúng.
? Thử định nghĩa axit?
? Công thức tổng quát của axit có thể đặt như thế nào?
GV cho học sinh áp dụng hoàn thành bảng.
Gv cho học sinh tìm hiểu SGK, tự lấy vd.
GV giới thiệu quy tắc gọi tên, học sinh áp dụng. 
Gọi một vài học sinh đọc tên các axit đã có trên bảng.
Gọi một vài học sinh đọc tên các axit đã có trên bảng.
Quan sát CTHH của các bazơ trên bảng.
? Nhận xét thành phần hoá học của các bazơ có gì giống nhau
? Lấy thêm CTHH của các bazơ khác
? CTTQ của bazơ 
GV cho học sinh đọc tên các bazơ đã biết rồi suy ra tổng quát cách gọi tên
3. Củng cố : ? GV gọi 2 học sinh lên bảng viết CTHH của 2 bazơ do GV đọc tên.
I. Axit(20 phút)
1. Khái niệm.
a. Trả lời câu hỏi
b. Nhận xét: Trong phân tử axit có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
c. Kết luận. SGK
2. Công thức hoá học chung: HnX - Trong đó: X là gốc axit, n là hoá trị của gốc axit.
CTHH của axit
Số nguyên tử H
Gốc axit, hoá trị
HCl
2H
=SO4
ºPO4
3. Phân loại - 2 loại
- axit có oxi ở gốc axit 
- axit không có oxi ở gốc axit .
4. Tên gọi
a. axit không có oxi
Tên axit = Axit + tên phi kim + hiđric
Tên axit
CTHH
Tên gốc
axit clohidric
HCl
-Cl Clorua
axit sunfuhiddric
H2S
=S Sunfua
b. axit có oxi
- axit có nhiều oxi
Tên = axit + tên phi kim +ic
- axit có ít oxi
Tên = axit + tên phi kim + ơ
Tên axit
CTHH
Tên gốc
axit sunfuric 
H2SO4
=SO4 sunfat
axit photphoric
H3PO4
ºPO4photphat
axit photphorơ
H3PO3
ºPO3photphit
axit sunfurơ
H2SO3
=SO3 sunfit
II. Bazơ(15 phút)
1. Khái niệm, CTHH.
a. Trả lời câu hỏi
b. Nhận xét.
- Phân tử bazơ có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm -OH ( nhóm hiđroxit)
2. CT hoá học chung: M(OH)n n là hoá trị của kim loại M.
3. Tên gọi
Tên bazơ = Tên kim loại (kèm theo hoá trị nều kim loại đó nhiều hoá trị) + hiđroxit
Fe(OH)2
Sắt (II) hiđroxit
Ca(OH)2
Canxi hiđroxit
4. Phân loại - 2 loại
- Bazơ tan (kiềm): NaOH; KOH; Ca(OH)2
- Bazơ không tan: Fe(OH)2, Mg(OH)2...
4. Củng cố:
	- Nhấn mạnh lại các nội dung trọng tâm trong tiết học
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(5 phút)
 ? Gọi tên các chất, phân loại các chất sau: HNO3; KOH
- VN làm các bài tập sgk; 50% số bài trong sbt.
- Đọc trước phần sau
Rỳt kinh nghiệm
Ưu điểm:.....
.
Hạn chế:..
. 
Ngày duyệt
Phạm Thanh Nga
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 57
axit - bazơ - muối
Tiết 2
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
	- Học sinh biết và hiểu định nghĩa muối; cách phân loại và tên gọi của muối; củng cố kiến thức về axit, bazơ.
Biết đọc một số CTHH của muối và viết được khi nghe đọc.
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích so sánh, đọc và viết CTHH.
3. Thỏi độ:
- Giỏo dục ý thức tự giỏc, ham học
II. Chuẩn bị của GV và HS 
	GV: Bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định tổ chức
2, Kiểm tra bài cũ(5 phút)
* Câu hỏi: ? Gọi tên các chất, phân loại các chất sau: HNO3; KOH; H2SO4; Mg(OH)2; HCl.
*Đáp án:
HNO3 Axit nitric
KOH Kali hiđroxit
H2SO4 Axit sunfuric
Mg(OH)2 Magie hiđroxit
HCl Axit Clohiđric
* Vào bài: ? Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử axit bằng các nguyên tử kim loại ta được hợp chất gọi là gì?
3. Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu hỏi SGK
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện học sinh báo cáo kết quả. học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Hs rút ra kết luận.
Hs đọc kết luận: sgk
? Để lập được CTHH của muối cần biết điều gì?
Cho học sinh áp dụng lập CTHH của một số muối khi biết tên kim loại và gốc axit.
? Nhìn vào CTHH của một số muối trên bảng em có thể đa ra cách phân loại muối?
GV chỉnh lí.
Cho học sinh gọi tên một số muối quen thuộc rồi suy ra cách gọi tổng quát.
III. Muối
1. Khái niệm.(7 phút)
a. Trả lời câu hỏi
b. Nhận xét: Thành phần của muối gồm có kim loại lk với gốc axit.
c. Kết luận. SGK
2. Công thức hoá học (8 phút) 
- Cần biết tên kim loại và tên, hoá trị gốc axit tạo muối
Ví dụ:
kim loại
gốc axit
CTHH
Na
=CO3
Na2CO3
Ca
-NO3
Ca(NO3)2
3. Phân loại(10 phút)
 * Có 2 loại:
- Muối axit: Là muối vẫn còn nguyên tử H ở gốc axit có khả năng thay thế băng nguyên tử kim loại. VD: KHCO3
- Muối trung hoà: Là muối không còn nguyên tử H ở gốc axit có khả năng thay thế băng nguyên tử kim loại. VD:Na2CO3.
4. Tên gọi (9 phút)
Tên muối = tên kim loại (kèm theo hoá trị 

File đính kèm:

  • docHoa hoc 8(1).doc
Giáo án liên quan