Giáo án Hóa học 8 - Tiết 13, Bài 10: Hóa trị - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu.

1 kiến thức:

- HS hiểu được hoá trị là gì? cách xác định hoá trị.

- Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp.

- Biết quy tắc về hoá trị và biểu thức.

2. Kỹ năng.

- Áp dụng quy tắc để tính hóa hoá trị của một nguyên tố (hoặc một số nhóm nguyên tử) thường gặp.

- Nhận biết và viết được một số CTHH đã học.

II. Chuẩn bị của GV, HS.

- Bảng hóa trị của một số nguyên tố thường gặp.

- Bảng nhóm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 13, Bài 10: Hóa trị - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/07.
Ngày dạy:
Tiết : 13
Bài 10. Hoá trị
I. Mục tiêu.
1 kiến thức:
- HS hiểu được hoá trị là gì? cách xác định hoá trị.
- Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp.
- Biết quy tắc về hoá trị và biểu thức.
2. Kỹ năng.
- áp dụng quy tắc để tính hóa hoá trị của một nguyên tố (hoặc một số nhóm nguyên tử) thường gặp.
- Nhận biết và viết được một số CTHH đã học.
II. Chuẩn bị của GV, HS.
- Bảng hóa trị của một số nguyên tố thường gặp.
- Bảng nhóm.
III Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (5')
? Viết CT chung của đơn chất, hợp chất? Nêu ý nghĩa của CTHH.
- GV cho HS nhận xét, GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: (30').
GV: Như đã biết nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hoá trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hoá trị ta sẽ tìm hiểu và viết đúng cũng như lập được công thức hoá học của hợp chất.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15')
Tìm hiểu cách xác định hóa trị của một nguyên tố.
GV. thông tin người ta qui ước gán cho H hoá trị I, một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hoá trị bấy nhiêu.
? Hãy cho biết khả năng liên kết của nguyên tố Cl, N, C với H? 
VD: HCl, NH3, CH4.
HS. xác định. 
- HCl: clo có hoá trị I vì1 ngtử clo chỉ liên kết với 1 ngtử hiđô 
- NH3: ni tơ có hoá trị III , vì một ngtử nitơ liên kết được với 3 ngtử hiđô
- CH4: các bon có hoá trị IV vì 1 ngtử các bon liên kết với 4 ngtử hiđô.
GV. chốt lại phần trả lời của HS.
GV. thông tin người ta còn dựa vào khả năng liên kết của ng.tử, ng.tố với oxi (Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị)
? Nhận xét khả năng liên kết của Na, Zn, Al với oxi?.
VD: Na2O, ZnO, Al2O3. 
HS. trao đổi trả lời.
- Na có hoá trị 1 vì 2ngtử Na liên kết với 1 ngtử oxi.
- Zn có hoá trị II.
- Al có hoá trị III.
GV. có nhiều nguyên tố chỉ có 1 hoá trị, có những nguyên tố có nhiều hoá trị.
(Hướng dẫn HS xem bảng 4 SGK)
GV giới thiệu cách xác định hoá trị của một nhóm nguyên tử.
VD: Trong CT H2SO4, H3PO4, Ta xác định được hoá trị của nhóm (SO4) và PO4 bằng bao nhiêu?
GV.y/c hs q/s bảng 2 tr 42 cột hoá trị.
? Vậy hoá trị là gì.
HS. trả lời - nhận xét.
GV. chốt lại kiến thức.
I. Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
1. Cách xác định.
a, Xác định dựa vào liên kết với n/tử H.
Quy ước H có hóa trị là I.
VD: HCl, NH3, CH4.
- HCl => Cl hóa trị I.
- NH3 => N hóa trị III.
- CH4 => C hoá trị IV.
=> Các nguyên tố Cl, O, N, C...khả năng liên kết với nguyên tử của nguyên tố H là khác nhau " các nguyên tố Cl, O, N, C... có hoá trị khác nhau.
b, Xác định dựa vào liên kết với oxi.
Quy ước O có hóa trị là II.
VD: Na2O, ZnO, Al2O3. 
- Na hóa trị I.
- Zn hóa trị II.
- Al hóa trị III.
c, Xác định hóa trị của một nhóm nguyên tử. 
VD: 
- Trong công thức H2SO4, người ta nói Hoá trị của SO4 là II. Vì SO4 liên kết với 2 nguyên tử H.
- Trong C/T H3PO4 ta nói PO4 có hoá trị là III. Vì nhóm nguyên tử đó liên kết với 3 nguyên tử H.
2. Kết luận. 
Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu quy tắc hóa trị. 
GV: sử dụng CT:
 ZnCl2, Na20 " AxBy
+ hoá trị của ng.tố A là a
+ hoá trị của ng.tố B là b.
Nếu nhân x x a = y x b
? Quy tắc hóa trị là gì.
HS. trả lời ( nội dung sgk)
GV. thông tin khi A, B là nhóm n/tử quy tắc đều đúng.
- VD1: Tính hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất a II
 SO3
- VD2: Xác định hoá trị của nguyên tố Mg, Al trong : a II a II
 MgO , Al2O3
II. Quy tắc về hoá trị.
1- Quy tắc:
- CTTQ: AxaByb
Ta rút ra được biểu thức: x x a = y x b
VD: CIVO2II =>1 x IV= 2 x II.
x x a
y x b
Al2O3
2 x III
3 x III
P2O5
2 x V
5 x II
H2O
2 x I
1 x II
- Quy tắc: sgk/36.
VD. nhóm n/tử.
H2I (SO4)II => 2 x I = 1 x II.
* Quy tắc này chỉ vận dụng với các loại hợp chất vô cơ.
2- Vận dụng:
a) Tính hoá trị của một nguyên tố.
 - VD1: Tính hoá trị của lưu huỳnh trong hợp chất SO3.
 a II
- SO3
1.a = 3.II => a = VI
vậy hoá trị của S trong hợp chất là VI
- VD2: Xác định hoá trị của nguyên tố Mg, Al trong .
 a II a II
MgO , Al2O3
" 1.a = 1.II " a = II
" 2.a = II.3 " a = = III " a = III 
4. Củng cố: (8')
- GV. chốt lại toàn bài.
- HS. áp dụng giải các bài tập sau.
Bài 1: Biết hoá trị của H là I, oxi là II, hãy xác định hoá trị của các nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) trong các CT sau: 
a) H2SO3 b) N2O5
c) MnO2 d) PH3
N1; ý a N3: ý c
N2: ý b N4: ý d 
Đ/A
a)áp dụng qui tắc hoá trị x x a=y x b
Trong đó B là nhóm (SO3)
" 2 x I = 1 x b " b = II
vậy hoá trị của nhóm (SO3) là II
b) Trong công tác N2O5
hoá trị của nitơ
 a = = V
c) MnO2 => 2 x II = IV
" Mn hoá trị IV
d) PH3 => 3 x I = III 
"Hoá trị của phốtpho là III.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 1, 2, 3, 4 sgk/38
- Chuẩn bị trước phần II.

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc