Giáo Án Hóa Học 8 - Ngô Thị Huyền - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở Đầu Môn Hoá Học

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

2. Kỹ Năng :

- Thực hiện và quan sát thí nghiệm 1,2 /3 sgk.

3. Thái độ, tình cảm :

- Thông qua kiến thức của bài giúp cho học sinh có hứng thú và miền tin đối với môn hoá học. HS biết cách để học tốt môn hóa học.

II. Chuẩn bị :

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên:

- Dung dịch CuSO4, dd HCl, Ống nghiệm, Đinh sắt, dd NaOH, Pipét, Kẹp ống nghiệm, giá gỗ.

- Tranh ảnh về vai trò của hoá học.

b. Học sinh:

- Nghiên cứu trước bài.

2. Phương Pháp dạy học :

 - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

 - Thực hành quan sát, vấn đáp.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học 8 - Ngô Thị Huyền - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Mở Đầu Môn Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 	Ngày Soạn: 5-08-2010
Tiết 1	
Bài 1 	MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh hiểu được hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
2. Kỹ Năng : 
Thực hiện và quan sát thí nghiệm 1,2 /3 sgk.
3. Thái độ, tình cảm : 
Thông qua kiến thức của bài giúp cho học sinh có hứng thú và miền tin đối với môn hoá học. HS biết cách để học tốt môn hóa học.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: 
Dung dịch CuSO4, dd HCl, Ống nghiệm, Đinh sắt, dd NaOH, Pipét, Kẹp ống nghiệm, giá gỗ. 
Tranh ảnh về vai trò của hoá học. 
Học sinh:
Nghiên cứu trước bài.
2. Phương Pháp dạy học : 
 - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
 - Thực hành quan sát, vấn đáp. 
III. Các hoạt động dạy và học: 
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
2/ Bài mới: chúng ta cùng tìm hiểu hoá học có vai trò gì trong cuộc sống, và để học tốt môn hoá học ta phải làm gì ?
 Hoạt động 1: Tìm hiểu hoá học là gì?
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
15’
- Gv chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm 
- Gv giới thiệu từng dụng cụ và hoá chất 
- Gọi 1 hs đọc thí nghiệm 1
- Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng thao tác theo giáo viên : cho 1ml đồng sunfat màu xanh vào ống nghiệm rồi cho thêm 1 ml NaOH 
- Các em có nhận xét gì ?
- Gọi 1 học sinh đọc thí nghiệm 2 
Hs thao tác thí nghiện theo giáo viên.
- Có hiện tượng gì xảy ra 
- Vậy đã có sự biến đổi của chất, tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng.
- Từ 2 thí nghiện trên giáo viên rút ra nhân xét và cho học sinh ghi. 
Gv yêu cùng hs rút kết luận kiến thức.
-Hs tự phân công nhóm trưởng 
- Hs quan sát 
-Các thành viên trong nhóm quan sát 
-Có sự biến đổi của các chất, tạo ra chất mới không tan trong nước (H2O).
-1 HS đọc thí nghiệm trong Sgk.
-Quan sát hiện tượng Chất lỏng như sôi lên.
-Học sinh ghi bài.
I. Hoá học là gì? 
- Hóa học là môn khoa học chuyên nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất.
7’
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hoá học trong cuộc sống
GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi ở phần II, Gv cho thảo luận nhóm 3’
- Yêu cầu học sinh đọc phần nhận xét, từ đó em có kết luận gì về vai trò của hóa học trong cuộc sống
Học sinh hoạt động theo nhóm, trình bày câu trả lời và nhận xét. 
-Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống 
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
Kết luận: hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. 
15’
Hoạt động 3: Phải làm gì để học tốt môn hoá học
GV Yêu cầu hs thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi : 
 ? Muốn học tốt bộ môn hoá học em phải làm gì ?
? Học như thế nào thì đựơc coi là học tốt môn hoá học ?
-GV cho học sinh đọc SGK nhấn mạnh cho học sinh phương pháp học hoá học hiệu quả và cho hs biết phương pháp dạy, yêu cầu phương pháp học đối với Hs. 
Hs thảo luận nhóm và ghi lại ý kiến của mình. 
-Nắm vững lý thuyết và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
III. Phải làm gì để học tốt môn hoá học 
(Sgk)
5’
Hoạt động 4: Củng cố bài học 
- Hoá học là gì?
- Vai trò của hóa học trong cuộc sống. 
- Làm thế nào để học tốt môn hoá học.
Hs dựa vào kiến thức vừa học trả lời câu hỏi.
3/Dặn dò công việc về nhà: (2’) 
- Học bài trong phần ghi nhớ và đọc và nghiên cứu chuẩn bị bài 2 “Chất”. 
IV/ Rút kinh nghiệm bài dạy:
Tuần 1 	Ngày Soạn : 11-08-2010
Tiết 2	 Bài 2 CHẤT (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức : Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
 2. Kỹ năng:
- Biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. 
- Biết được ứng dụng và nhận biết chất tuỳ theo tính chất của chất. 
 3. Thái độ :
- Biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
 4. Trọng tâm
- Tính chất của chất.
- Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp.
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dụng dạy học:
Giáo viên : 
 - P đỏ, S, Al, Cu, Rượu.
 - Gía, đèn cồn, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, bộ dung cụ thử tính dẫn nhiệt. 
Học sinh : 
Xem trước bài mới trong sgk.
2. Phương pháp : 
 - Trực quan, thí nghiệm vấn đáp. 
 - Thảo luận nhóm nhỏ, nêu vấn đề.
III. Các hoạt động dạy và học 
2/ Bài mới : Bài mở đầu đã cho biết môn hoá học nghiên cứu về chất cùng sự biết đổi chất. Trong bài học này ta sẽ nghiên cứu về chất.
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Vắng .phép 
Tg
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung cơ bản
10’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Chất có ở đâu?
 Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh ta ?
-Em hãy phân loại : đâu là vật thể có sẵn trong tự nhiên ? đâu là vật thể do con người tạo ra ?
-Vật thể tự nhiên gồm những chất nào?
-Vật thể nhân tạo làm bằng vật liệu gì ?
-Qua các ví dụ trên em thấy có chất ở đâu ? 
HS thảo luận theo bàn
-Bàn ghế, cây cỏ, sông suối, sách vở, bút 
-Hs phân loại 
-Nước, đất, đá, cây
-Giấy, nhựa, gỗ.
-Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
I. Chất có ở đâu? 
- Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. 
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu Tính chất của chất
Gv thông báo: mỗi chất có những tính chất nhất định.
-Gv thuyết trình tính chất vật lí và tính chất hoá học của chất. 
-Làm thế nào để biết được tính chất của chất ?
-Quan sát chất S và Al em hãy nêu 1 số tính chất bên ngoài có thể nhận biết. 
-Làm thế nào biết đươc nhiệt độ sôi của 1 chất ?
-Một số tính chất phải làm thí nghiệm mới biết được. 
Về tính chất hoá học phải làm thí nghiệm mới biết được. 
-Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất ?
-Gv cho hs làm thí nghiệm phân biệt cồn và nước ?
-Ta dựa vào tính chất nào của cồn để phân biệt ?
-Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất ?
-Gv ngoài ra ta còn biết cách sử dụng chất đúng mục đích. 
-Gv kể 1 số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng lúc do không hiểu tính chất của chất.
-Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm 
-Hs trả lời 
-HS quan sát trả lời
-Dùng dụng cụ đo 
-Hs tiến hành làm theo nhóm, nhận xét hiện tượng sảy ra.
-Tính cháy được. 
-Để phân biệt với chất này với chất khác. 
- Hs nghe ghi nhớ và vận dụng đúng chất trong thực tế.
II. Tính chất của chất 
1.Mỗi chất có những tình chất nhất định 
a. Tính chất vật lý 
- Gồm trạng thái, tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, nhiệt
b. Tính chất hoá học là khả năng biến đổi thành chất mới. 
2-Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
-Giúp nhận biết được chất. 
-Biết cách sử dụng chất.
-Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 
10’
Hoạt động 3 : Củng cố - đánh giá kiến thức
- Chất có ở đâu ?
- Hãy so sánh các tính chất, vị tính tan, tính cháy được của muối ăn, đường, than ?
- Vì sao phải hiểu biết tính chất của chất ?
GV phát phiếu học tập đánh giá kiến thức bài tập.
-3 HS trả lời các HS khác bổ sung
-Tính tan: đường và muối tan được còn than không tan, đường và than cháy được.
-Để phân biệt chất này với chất khác.
- Cá nhân HS làm bài 5’ nộp bài cho gv.
3’
3.Nhận xét và Dặn dò công việc về nhà:
a .Nhận xét: - Đánh giá giờ học và rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b.Dặn dò: - Học bài trong phần ghi nhớ và làm bài tập về nhà 1,2,3 trang11 
 - Chuẩn bị bài phần II tiếp theo của bài “Chất”. Mỗi nhóm mang vỏ1 chai nước khoáng.
Phụ lục :
Phiếu học tập đánh giá kiến thức: 
Em hãy xác định chất và vật thể trong các câu sau:
Cây bút chì được làm từ gỗ (xenlulozo) và than chì.
Lốp xe ô tô được làm từ nguyên liệu là cao su.
Protein có rất nhiều trong các loại lông, sừng da, móng của động vật.
Bác Hồ đi đôi dép làm bằng cao su.
IV/ Rút kinh nghiệm bài dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 1 chuan KTKN.doc