Giáo án Hóa Học 8 - Học Kỳ I - Năm học 2011 - 2012

I. MỤC TIÊU:

HS hiểu được:

1. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.

2. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

3. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?

* Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

* Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

* Đối với hs khuyết tật: yêu cầu về kiến thức kĩ năng là : hs nghe giáo viên giảng bài, hs ghi được các nội dung kiến thức theo bạn và theo thầy ghi trên bảng.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giá ống nghiệm-1, ống nghiệm- 2, ống hút- 1, chậu nước- 1.

- ddNaOH-, ddCuSO4, ddHCl, đinh sắt nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động:

* Đặt vấn đề: Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để học tốt môn hoá học? Đó chính là câu hỏi chúng ta phải trả lời được trong giờ học hôm nay:

2. Bài mới:

 

doc113 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa Học 8 - Học Kỳ I - Năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tử nước
HS nhận xét bổ sung
HS trả lời các câu hỏi: Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi nhưng số lượng nguyên tử không đổi
HS nhận xét bổ sung
HS rút ra kết luận
Tiểu kết: Trong phản ứng hoá học chỉ liên kết giữa cac nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác
Hoạt động 3: III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
 - Đặt đinh sắt ngoài ống nghiệm đựng dd HCl
- Thả nhẹ đinh sắt vào ống nghiệm đựng dd HCl và quan sát
? Đinh sắt đặt ngoài ống nghiệm thì phản ứng hoá học có xảy ra không?
? Qua thí nghiệm hãy cho biết muốn có phản ứng xảy ra cần có điều kiện gì?
? So sánh tốc độ của phản ứng xảy ra nếu cho bột sắt vào dd HCl so với thí nghiệm trên?
-GV: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì tốc độ phản ứng xảy ra càng mạnh
? Để than, nến trong không khí có tự bốc cháy không?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đốt nến trong không khí, quan sát và nhận xét.
? Rút ra kết luận để cho thí nghiệm trên xảy ra thì cần điều kiện gì?
? Quá trình chuyển hoá từ tinh bột (gạo) rượu cần có điều kiện gì?
- Giáo viên giới thiệu về chất xúc tác: là chất kích thích cho PƯ xảy ra nhanh hơn nhưng không bị biến đổi sau khi PƯ kết thúc.
? Vậy khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra
- Học sinh làm thí nghiệm, quan sát.
+Đặt đinh sắt ngoài ống nghiệm đựng dd HCl
+Thả nhẹ đinh sắt vào ống nghiệm đựng dd HCl và quan sát
( Có bọt khí, Fe nhỏ dần
Chất tham gia phải tiếp xúc với nhau)
-Học sinh trả lời câu hỏi
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận
+) Không tự bốc cháy được trong không khí
- Học sinh làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét, tự rút ra kết luận.
( Một số PƯ muốn xảy ra phải đun nóng đến nhiệt độ thích hợp)
+ Cần có men rượu
- Học sinh rút ra các điều kiện để cho phản ứng hoá học xảy ra
Tiểu kết: - Các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau.
	 - Một số phản ứng cần có nhiệt độ
	 - Một số phản ứng cần có mặt của chất xúc tác
3. Củng cố và kiểm tra đánh giá
a) Củng cố 
? Nhắc lại nội dung chính của bài học
 	b) kiểm tra đánh giá
? Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống(...) trong bài sau:
....................là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là ......................... Còn chất mói sinh ra là.....................
Trong qua trình phản ứng lượng................giảm dần còn lượng ................tăng dần
* Đối với hs khuyết tật giáo viên kiểm tra việc ghi chép bài của hs và hướng dẫn hs ghi chép bài đầy đủ.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học kĩ bài
	- Làm bài tập: 1, 2, 3, (sgk 50) và 13.1, 4, 5 (sbt)
	- Tìm hiểu phần 2
Giáo án thông qua ngày 15/ 10/2011
TPCM
Bùi Hữu Thắng
Tuần 10
Tiết 19
Ngàysoạn:22/10/2011
PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (TIẾP)
Ngày dạy:25/10/2011
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết được các điều kiện để có phản ứng hoá học, các dấu hiệu nhận ra một phản ứng hoá học có thể xảy ra.
- Củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học, cách dùng các khái niệm hoá học.
* Đối với hs khuyết tật: yêu cầu về kiến thức kĩ năng là : hs nghe giáo viên giảng bài, hs ghi được các nội dung kiến thức theo bạn và theo thầy ghi trên bảng.
II. ĐỒ DÙNG
- Hoá chất:Al, Zn, HCl, Pđỏ, dung dịch Na2SO4, BaCl2, CuSO4, nến
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, muôi sắt.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động:
*Kiểm tra bài cũ: ?Nêu định nghĩa phản ứng hoá học. Giải thích khái niệm chất tham gia, chất sản phẩm
 ? Làm bài tập 4(sgk51)	
* Đặt vấn đề:Chúng ta đã tìm hiểu phản ứng hoá học là gì và diễn biến của phản ứng hoá học ra sao? Vậy khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra? Dáu hiệu để nhạn biết là gì? Chúng ta học tiếp bài hôm nay
 	2. Bài mới:
Hoạt động 1: IV. Làm thế nào để nhận biết có PƯHH xảy ra?
* Khi nào thì PƯHH xảy ra?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh là thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh quan sát các chất trước phản ứng, rồi làm thí nghiệm
1. Cho một giọt dung dịch BaCl2 vào dd Na2SO4
2. Cho một đinh sắt vào dung dịch CuSO4 
- Yêu cầu quan sát và rút ra nhận xét.
* Thí nghiệm: Zn + HCl làm thế nào để nhận biết được có PƯHH xảy ra?
* Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện?
- Giáo viên giới thiệu: ngoài ra sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có PƯ xảy ra.
VD: ga cháy, nến cháy 
? Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra cần dựa vào những dấu hiệu nào?
- Học sinh làm thí nghiệm, quan sát thảo luận và tự rút ra nhận xét.
+) TN1 có chất không tan màu trắng tạo thành
TN2 trên dây sắt có một lớp kim loại màu đỏ bám vào.
+) Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện.
- Học sinh quan sát thid nghiệm
- Học sinh rút ra nhận xét
- Học sinh tự rút ra kết luận
Tiểu kết: - Dựa vào dấu hiệu có chất mới khác chất khác với chất ban đầu.
	 + Màu sắc
	 +Tính tan
	 + Sự thay đổi trạng thái
	 + Có sự toả nhiệt và phát sáng
	3. Củng cố và kiểm tra đánh giá 
	a) Củng cố 
- Nhắc lại nội dung cơ bản của tiết học?
- Khi nào PƯHH xảy ra? 
- Làm thế nào để nhận biết có PƯHH xảy ra ?
	b) kiểm tra đánh giá
* Giáo viên yêu cầu học sinh làm
 Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào cục đá vôi ta thấy có bọt khí sủi lên
a. Dấu hiệu nào cho thấy có PƯHH xảy ra?
b. Viết phương trình chữ của PƯ, biết rằng sản phẩm của phản ứng là các chất canxi clorua, nước và khí cácbonic 
	* Đối với hs khuyết tật giáo viên kiểm tra việc ghi chép bài của hs và hướng dẫn hs ghi chép bài đầy đủ.
	4. Hướng dẫn về nhà
	- Học kĩ bài
	- Làm bài tập 5,6 (SGK trang 51) 13.2, 13.6 (SBT trang 16,17)
	- đồ dùng que đóm, nước vôi trong.
 - Bài tường trình thực hành, lấy điểm kiểm tra thực hành hệ số 2
Tuần 10
Tiết 20
Ngàysoạn:22/10/2011
BÀI THỰC HÀNH 3
Ngày dạy: 27/10/2011
I. MỤC TIÊU
- HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
- Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Rèn kĩ năng trình bày bài tường trình. Chấm điểm bài thực hành lấy điểm hệ số 2
* Đối với hs khuyết tật: yêu cầu về kiến thức kĩ năng là : hs nghe giáo viên giảng bài, hs ghi được các nội dung kiến thức theo bạn và theo thầy ghi trên bảng.
II. ĐỒ DÙNG.
Dụng cụ: giá thí nghiệm, ống thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút.
Hoá chất: dd Na2CO3, dd Ca(OH)2, thuốc tím
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động:
*Kiểm tra bài cũ: * Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học?
* Dấu hiệu để có phản ứng hoá học xảy ra?
- GV kiểm tra sự đồ dùngcủa HS
* Đặt vấn đề:
 	2. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tiến hành thí nghiệm 
Giới thiệu bài thực hành
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành và những yêu cầu đánh giá cho điểm
- Các bước làm thực hành
 - GV treo bảng phụ với nội dung các bước làm và hướng dẫn HS làm thí nghiệm 
+ Bước 1: Chia KMnO4 lamg 2 phần
+Phần 1: Hoà vào nước
+ Phần 2: Đun nóng, vừa đun vừa thử bằng tàn đóm đỏ, một lúc thì hoà sản phẩm vào nước
* Tại sao tàn đóm đỏ bùng cháy?
* Tại sao tàn đóm đỏ bùng cháy ta lại tiếp tục đun?
*Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nói lên điều gì? Lúc đó vì sao ta lại ngừng đun?
* Thí nghiệm biến đổi trên có mấy quá trình?
* hãy chỉ ra hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học? Giải thích?
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2
* Trong hơi thở có khí gì?
* Ở ống nghiệm nào có phản ứng hoá học xảy ra? Giải thích?
* Hãy viết phương trình chữ của phản ứng hoá học?
-Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những sai sót của HS
-HS ghi nhớ
- HS nhận dụng cụ
- HS ghi nhớ cách làm thí nghiệm 
+) Do có O2 được sinh ra
+) Vì lúc đó phản ứng chưa xảy ra hoàn toàn
+) Tức hết O2
- HS trả lời các câu hỏi
- HS ghi nhớ cách làm thí nghiệm 
+) Do có khí Cacbonic
- HS lên bảng viết PTHH
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm 
- Thảo luận và hoàn thành bản tường trình
- Các nhóm báo cáo kết quả 
Hoạt động 2: II. Làm tường trình
 - Y/c HS thảo luận và hoàn thiện bản tường trình theo mẫu 
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả
 3. Củng cố và kiểm tra đánh giá 
	a) Củng cố 
- Y/c HS rửa, vệ sinh khu vực thí nghiệm 
- GV thu bản tường trình
- Nhận xét về quá trình thực hành( chấm điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
 TN
Cách tiến hành
Dự đoán hiện tượng xảy ra
 Điểm cần lưu ý khi làm thí nghiệm
Thí nghiệm thành công hay không?
Kết quả
1 
Ghi rõ cụ thể cách tiến hành 0,125đ
Dự đoán đúng hiện tượng xảy ra 0,125đ
Nêu đúng lưu ý của TN đảm bảo an toàn TN và bảo quản đồ dùng 0,25đ
Kết quả thí nghiệm thành công thao tác chuẩn 2 đ
Giải thích rõ hiện tượng xảy ra 2đ
2
Ghi rõ cụ thể cách tiến hành 0,125đ
Dự đoán đúng hiện tượng xảy ra 0,125đ
Nêu đúng lưu ý của TN đảm bảo an toàn TN và bảo quản đồ dùng 0,25đ
Kết quả thí nghiệm thành công thao tác chuẩn 2 đ
Giải thích rõ hiện tượng xảy ra 
2 đ
	 * Đối với hs khuyết tật giáo viên kiểm tra việc ghi chép bài của hs và hướng dẫn hs ghi chép bài đầy đủ.
	4. Hướng dẫn về nhà
 - Yêu cầu tiếp tục làm tường trình vào vở
 - Xem trước bài định luật bảo toàn khối lượng
Giáo án thông qua ngày 22/ 10/2011
TPCM
Bùi Hữu Thắng
Tuần 11
Tiết 21
Ngàysoạn: 27/10/2011
ĐỊNH LUẬT
 BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Ngày dạy: 02/12/2011
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
	- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại
* Đối với hs khuyết tật: yêu cầu về kiến thức kĩ năng là : hs nghe giáo viên giảng bài, hs ghi được các nội dung kiến thức theo bạn và theo thầy ghi trên bảng.
II. ĐỒ DÙNG.
Dụng cụ: Cân, bình tam giác có nút, công tơ hút,
Hoá chất: dd BaCl2, Na2SO4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động:
*Kiểm tra bài cũ: Nhận xét kết quả bài thực hành.
* Đặt vấn đề: Trong phản ứng hoá học có sự

File đính kèm:

  • docWBGAHOA820112012HKI.doc