Giáo án Hóa học 8 - Đề Kiểm Tra Học Kỳ I

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

Kiểm tra đánh giá HS sau khi học xong chương trình học kì I

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, làm việc độc lập.

 - Rèn kỹ năng tích cực, tự giác trong học tập

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức học bài và làm bài nghiêm túc.

II. MA TRẬN

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Đề Kiểm Tra Học Kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HKI
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
Kiểm tra đánh giá HS sau khi học xong chương trình học kì I
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, làm việc độc lập.
	- Rèn kỹ năng tích cực, tự giác trong học tập
	3. Thái độ:
	Giáo dục ý thức học bài và làm bài nghiêm túc. 
II. MA TRẬN
 Mức độ
Mạch kiến thức
Biết
30%
Hiểu
40%
Vận dụng
30%
Chương 1. Chất – Nguyên tử - Phân tử
10%
4 câu
1đ
Chương 2. Phản ứng hoá học
27,5%
3 câu
0,75đ
1 câu
2đ
Chương 3. Mol và tính toán hoá học
62,5%
5 câu
1,25đ
1 câu
2đ
1 câu
3đ
Tổng
12 câu
3đ
2 câu
4đ
1 câu
3đ
III. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ).
 Câu 1. Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng nhất.	
1.1. Trong những hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hoá học ?
a. Về mùa hè thức ăn dễ bị ôi thiu.
b. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung.
c. Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm tan băng ở 2 vùng cực Trái đất.
d. Cháy rừng gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường.
 A. c, b. B. b, d. C. a, b. D. a, d.
1. 2. Cho sơ đồ phản ứng sau : Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O
 Hãy chọn cặp nghiệm x, y sao cho phù hợp ?
 A. x = 3 ; y = 2 B. x = 3 ; y = 3 C. x = 4 ; y = 2 D. x = 2 ; y = 3
1. 3. 0,2 mol CO2 (đktc) có thể tích là:
 A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít.
1. 4. Trong 4,4 g CO2 có số mol là:
 A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
1. 5. Trong những hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?
A. Mặt trời mọc xương bắt đầu tan; 
B. Về mùa hè thức ăn dễ bị ôi thiu;
C. Đinh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ;
D. Cháy rừng gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường;
1. 6. Có một hỗn hợp gồm: Cát mịn và bột muối ăn. Dựa vào cặp tính chất khác nhau nào sau đây để tách chúng?
 A.Tính nặng- nhẹ; B.Tính không tan- tan; 
 C.Tính cháy- không cháy; D.Tính ăn được- không ăn được.
1. 7. (Biết S = 32 ; O = 16). Số mol của khí sunfurơ (SO2) có trong 6,4 g là:
 A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,4 mol.
1. 8. Cho 14,2g natri sunfat phản ứng vừa đủ với 20,8g bari clorua thu được 23,3g bari sunfat và x g natri clorua. Vậy khối lượng của natri clorua x bằng bao nhiêu gam?
	A. 35g; B. 53,3g; C. 11,7g; D. Tất cả đều sai.
1. 9. Trong số các công thức hoá học cho dưới đây, công thức hoá học nào viết đúng?
	A. H3PO4; B. H2PO4; C . HPO4; D. H2(PO4)3.
1. 10. Cho biết công thức hoá học hợp chất của nguyên tố X với H và của Y với Cl như sau: XH2, YCl3. Hãy chọn công thức hoá học đúng của hợp chất X và Y :
	A. XY3; B. XY; C. X3Y2; D. X2Y3.
1. 11. Phân tử khối của hợp chất sắt III hiđroxit Fe(OH)3 là:
	A. 107. B.73; C. 75; D. 56.
1. 12. Khối lượng mol phân tử của hợp chất sắt III hiđroxit Fe(OH)3 là:
	A.75g . B.73g; C. 107g ; D. 56g.
 B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 13. (2 điểm) Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy điền những khái niệm thích hợp để hoàn thành các ô chữ (Lưu ý: Có một ô chữ hàng dọc có nghĩa hãy chọn và đánh dấu )
	1. Có 6 chữ cái: Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
	2. Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
3. Có 17 chữ: Là một công cụ dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.
4. Có 6 chữ: Là tất cả những gì nhìn thấy được, kể cả bản thân cơ thể mỗi chúng ta.
5. Có 14 chữ: Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
6. Có 7 chữ: Là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
7. Có 7 chữ: Là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
 Câu 14. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) P + O2 → P2O5
b) CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2
 Câu 15. (3 điểm) Cho 11,2 gam kim loại sắt tác dụng hết với axit clohiđric (HCl) tạo thành 25,4 gam sắt (II) clorua (FeCl2) và 0,4 gam khí hiđro.
a) Lập phương trình hoá học
b) Tính khối lượng axit clohiđric cần dùng? 
c) Tính thể tích hiđro thu được trong phòng khi làm thí nghiệm. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lit.
(Biết Fe = 56; S = 32; Cl = 35,5; H = 1).
IV. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ). 
 Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Phương án đúng
D
D
C
A
A
B
A
C
A
C
A
C
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7. (2 điểm)
 Mỗi ô hàng ngang đúng được 0,25 điểm, ô hàng dọc 0,25 điểm.
1
P
H
A
N
T
U
2
H
O
A
T
R
I
3
P
H
U
O
N
G
T
R
I
N
H
H
O
A
H
O
C
4
V
A
T
T
H
E
5
N
G
U
Y
E
N
T
O
H
O
A
H
O
C
6
Đ
O
N
C
H
A
T
7
H
O
P
C
H
A
T
Câu 8. (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) 4P + 5O2 t0 2P2O5 (1đ) 
b) CuCl2 + 2NaOH 2NaCl + Cu(OH)2 (1đ) 
Câu 9. (3 điểm)
 Phương trình hoá học:
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 1 (mol) 2 (mol) 1 (mol)
 0,2 (mol) 0,4 (mol) 0,2 (mol) (1đ) 
 Số mol sắt tham gia phản ứng:
Theo phương trình hoá học
 Cứ 1 mol Fe tham gia phản ứng thì cần 2 mol HCl và thu được 1 mol H2
 Vậy cứ 0,2 mol Fe tham gia phản ứng thì cần 0,4 mol HCl và thu được 0,2 mol H2 (1đ) 
b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng là:
 (0,5)
c) Thể tích khí hiđro thu được trong phòng khi làm thí nghiệm là:
 (0,5)

File đính kèm:

  • docKT HK I.doc