Giáo án Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hoá học (tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.

2. Kĩ năng:

 - Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại

3. Thái độ:

 - Có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Trọng tâm:

 - Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học.

5. Năng lực cần hướng tới:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên và học sinh:

a. Gíao viên: - Ống nghiệm đựng nước.

b. Học sinh: - Xem trước bài mới .

2. Phương pháp:

 - Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc với SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4510 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 Bài 5: Nguyên tố hoá học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 	 Ngày soạn: 04/09/2014
Tiết : 6	 Ngày dạy : 10/09/2014
Bài 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức: Biết được:
 - Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại 
3. Thái độ: 
 - Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Trọng tâm:
 - Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học.
5. Năng lực cần hướng tới:
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Gíao viên: - Ống nghiệm đựng nước.
b. Học sinh: - Xem trước bài mới .
2. Phương pháp:
 - Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc với SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1:......................................................................................................... 
 8A2:......................................................................................................... 
 8A3:......................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ (10’):
 HS1: Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử?
 HS2: Làm bài tập 3/ SGK 15.
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố hoá hoc là gì? (20’)
- GV: Cho biết chất được tạo nên từ đâu? 
- GV: Cho HS quan sát ống nghiệm đựng nước và phân tích : Nước là một chất được tạo nên từ nguyên tử H và nguyên tử O. Để tạo ra 1 gam nước cần phải có 3 vạn tỉ nguyên tử oxi và 
số nguyên tử hiđro thì gấp đôi.
- GV: Các nguyên tử oxi, hiđro được gọi là nguyên tố hóa học.
- GV: Lấy thêm ví dụ một số chất khác .
-GV: Vậy, nguyên tố hóa học là gi? 
- GV hỏi: Thế nào là những nguyên tử cùng loại?
-GV: Như vậy, số proton là số đặc trưng của nguyên tố hóa học. Các nguyên tử cùng loại đều có tính chất giống nhau.
- GV: Yêu cầu HS cho biết về kí hiệu hóa học? 
- GV:Đưa ra một số ví dụ: Ca; S; Cu; C…… Yêu cầu HS dựa vào bảng 1 SGK/42 lấy thêm ví dụ.
- HS trả lời: Chất được tạo nên từ các nguyên tử. 
- HS: Quan sát, nghe giảng và ghi nhớ.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 
- HS trả lời: Tập hợp những nguyên tử cùng loại thì gọi là nguyên tố hoá học.
- HS: Nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 
- HS: Nghe giảng và trả lời:
 nguyên tố hóa học biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết dạng in hoa.
 -HS: Lấy ví dụ theo bảng 1 SGK/42.
I. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC LÀ GÌ?
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
2. Kí hiệu hoá học
- Kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn ngắn gọn tên các nguyên tố
 VD: Cacbon: C
 Can xi : Ca
 Clo: Cl
- Mỗi kí hiệu hóa học chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó
 VD: Cl: 1 nguyên tử clo
- Nếu muốn chỉ 2 nguyên tử clo ta viết : 2 Cl
Hoạt động 2: Luyện tập (7’)
- GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 3/20, suy nghĩ và làm
- HS: đọc đề bài, suy nghĩ và làm
II. LUYÊN TẬP:
Bài tập 3/ 20:
a) Hai nguyên tử cacbon, năm nguyên tử oxi, ba nguyên tử canxi
b) 3 N, 7 Ca, 4 Na.
4. Củng cố:(6’) 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
5. Nhận Xét và Dặn dò: (1’)
 - Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
 - Đọc trước phần II, bài tập về nhà: 1, 2/20.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 3 Hoa 8 Tiet 6 2014 2015.doc