Giáo án Hóa học 8 Bài 3: bài thực hành số 1 tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.

 - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

 + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.

 + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.

 - Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ:

 - Có thái độ yêu thích bộ môn hoá học.

4. Trọng tâm:

 - Noäi quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm

 - Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất

 - Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét

5. Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực thưc hành.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 Bài 3: bài thực hành số 1 tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 27/08/2014
Tiết : 4 Ngày dạy : 29/08/2014
Bài 3: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT, TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
 - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
	+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
	+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
2. Kĩ năng:
 - Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
 - Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
 - Có thái độ yêu thích bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm:
 - Noäi quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm
 - Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất
 - Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét 
5. Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thưc hành.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Giaùo vieân:
 - Hoá chất: bột lưu huỳnh, parafin, muối ăn.
 - Dụng cụ: nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, phểu, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, kẹp gổ, giấy lọc.
b. Hoïc sinh: Mẫu bài thu hoạch
 BÀI THU HOẠCH SỐ:…..................................................……
 TÊN BÀI:…………… ...................…………………………….
 TÊN HS(NHÓM):……...................……………… ……………
 LỚP:…......................................................................................…
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất – dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
03
2. Phương pháp: 
 - Thí nghiệm thöïc haønh, vaán đáp, làm việc nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1:………...…………………………................................................... 
 8A2:……………………………………………...................................... 
 8A3:……………………………………………...................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 
3. Vào bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm(8’)
- GV: Treo tranh và giới thiệu một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng dụng cụ đó.
- GV:Giới thiệu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- GV hỏi:Em hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hoá chất?
- GV: Hướng dẫn lại một số quy tắc an toàn, cách sử dụng một số dụng cụ, hóa chất đơn giản.
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS trả lời dựa theo những nội dung SGK.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ thật kĩ trước khi tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành(10’).
- GV: Hướng dẫn thí nghiệm 2: Tách chất từ hỗn hợp.
- GV: Hướng dẫn cách đun nóng ống nghiệm khi tiến hành thí nghiệm.
- GV: Em hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu?
- HS: Theo dõi thí nghiệm, ghi nhớ thao tác.
- HS: Theo dõi, ghi nhớ.
- HS: Ghi lại câu hỏi và trả lời khi làm TN.
Hoạt động 3: Thực hành(10’).
- GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thực hành.
 Phát dụng cụ, hóa chất cho các nhóm.
- GV: Theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, điều chỉnh, uốn nắn thao tác của HS.
- HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của GV, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc cho các thành viên, nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, hóa chất.
- HS: Tiến hành thực hành theo hướng dẫn của GV, theo dõi thí nghiệm, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 3: Công việc cuối buổi (10’).
-GV:Hướng dẫn HS làm tường trình 
- GV: Yêu cầu HS rửa thu doïn, trả dụng cụ và làm vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc của nhóm mình.
- HS: Làm tường trình theo mẩu hướng dẫn.
- HS: Rửa và thu dọn dụng cụ, trả duïng cụ, hóa chất, vệ sinh nơi làm việc.
4. Củng cố - Dặn dò(1’):- Nhắc lại nội dung bài thực hành
 - Xem trước bài “nguyên tử”. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 2 Hoa 8 Tiet 4 2014 2015.doc