Giáo án Hóa học 8 - Bài 18: Mol - Phạm Thị Kiều Nga

1- Kiến thức

- Nêu được khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của 1 chất khí.

- Nêu được thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn và điều kiện thường.

- Nêu được khối lượng mol của 1 chất và đơn vị tính khối lượng mol.

2- Kĩ năng

- Làm được các bài tập tính số nguyên tử hay phân tử dựa vào số mol và bài toán ngược lại.

- Phân biệt được nguyên tử (phân tử) khối, khối lượng mol nguyên tử (phân tử) và khối lượng. nguyên tử (phân tử).

- Tính được thể tích của 1 chất khí ở điều kiện xác định khi biết số mol hay số nguyên tử (phân tử) và bài toán ngược lại.

3- Thái độ

- Say mê tìm hiểu bài

- Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài

 

docx7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 18: Mol - Phạm Thị Kiều Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Bài 18: MOL
I- Mục đích
1- Kiến thức
Nêu được khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của 1 chất khí.
Nêu được thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn và điều kiện thường.
Nêu được khối lượng mol của 1 chất và đơn vị tính khối lượng mol.
2- Kĩ năng
Làm được các bài tập tính số nguyên tử hay phân tử dựa vào số mol và bài toán ngược lại.
Phân biệt được nguyên tử (phân tử) khối, khối lượng mol nguyên tử (phân tử) và khối lượng. nguyên tử (phân tử).
Tính được thể tích của 1 chất khí ở điều kiện xác định khi biết số mol hay số nguyên tử (phân tử) và bài toán ngược lại.
3- Thái độ
Say mê tìm hiểu bài
Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài
II- Chuẩn bị
- Giáo viên: 
- Học sinh:
III- Tiến hành dạy học
1- Kiểm tra sĩ số:
2- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu 1: Nguyên tử là gì? Phân tử là gì?
Câu 2: Cho những chất sau: đá vôi, vôi sống, đồng, nhôm, khí oxi, natricacbonat, bariclorua, khí nito, sắt, nước 
	Hỏi chất nào mà hạt đại diện cho chất là nguyên tử và chất nào mà hạt đại diện cho chất là phân tử?
3- Bài mới: Mol
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mol (13 phút)
- Gọi 1 học sinh lên bảng điền vào chỗ trống
? Mặt khác, nguyên tử hay phân tử đều có kích thước như thế nào.
- Nên một phản ứng hóa học có rất nhiều nguyên tử hay phân tử các chất tham gia
- Do vậy ta không dùng khái niệm tá hay chục để chỉ số lượng nguyên tử hay phân tử mà ta dùng 1 khái niệm mới là mol
- GV ghi 2 ví dụ lên bảng, qua đó yêu cầu học sinh suy nghĩ định nghĩa khái niệm mol.
? Qua 2 ví dụ trên cho biết mol là gì.
- Gọi hs khác nhận xét bạn
- GV nhận xét và nhắc lại
- Con số 6.1023 do 1 nhà khoa học tên là Avogadro phát hiện ra nên được gọi là số Avogadro được kí hiệu là N 
- Treo bảng phụ và yêu cầu 1 học sinh lên bảng hoàn thành bảng phụ
- Gọi 1 HS khác nhận xét bạn.
- GV nhận xet và cho điểm
- HS lên bảng điền vào chỗ trống
- Cả lớp trả lời: nguyên tử hay phân tử có kích thước vô cùng nhỏ bé.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và suy nghĩ
- HS trả lời: Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó.
- HS nhận xét bạn và nhắc lại.
- HS lắng nghe và ghi bài vào vở
- HS lắng nghe và ghi bài
- HS lên bảng hoàn thành bảng phụ
- HS khác nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe GV nhận xét
- Điền vào chỗ trống
1 tá ptử nước = 12 ptử nước
1 chục ngtử oxi = 10 ngtử oxi
3 tá ngtử sắt = 36 ngtử sắt
4 chục ptử oxi = 40 ptử oxi
I- Mol là gì?
 1- VD
1 mol ngtử Cu= 6.1023 ngtử Cu
1 mol ptử H2 = 6.1023 ptử H2
 2 - Định nghĩa (SGK/63)
Số 6.1023 gọi là số Avogadro
 Kí hiệu N 
=> N = 6.1023
3 - Củng cố: Điền vào chỗ trống
1. Hai mol nguyên tử nhôm là 1 lượng nhôm chứa 2N nguyên tử nhôm. 
2- Ba mol phân tử natri sunphat là 1 lượng natrisunphat chứa 3N phân tử natri sunphat.
3- Bốn mol ntử oxi là 1 lượng oxi chứa 6N nguyên tử oxi.
4- Hai mol phân tử oxi là lượng chất chứa 4N nguyên tử oxi
Hoạt động 2: Tìm hiêu khái niệm khối lượng mol (15 phút)
- Mỗi một mol nguyên tử hay phân tử của 1 chất chứa 1 lượng nguyên tử hay phân tử xác định vậy nó có chiếm 1 khối lượng nhất định kg sẽ được tìm hiểu tiếp.
- GV ghi 2 ví dụ lên bảng về khối lượng mol của 1 số chất yêu cầu HS suy nghĩ định nghĩa khái niệm khối lượng mol.
? Khối lượng mol là gì.
- Gọi học sinh khác nhận xét
- GV nhận xét và nhắc lại khái niệm.
- GV kẻ bảng và yêu cầu học sinh hoàn thành
? Hãy so sánh khối lượng mol nguyên tử hay phân tử và nguyên tử khối hay phân tử khối của cùng 1 chất 
?Cho chất sau: NaHCO3
a- Hãy tính M của NaHCO3
b- Biết 1 bình chứa 4 mol NaHCO3. Hãy tính khối lượng NaHCO3 trong bình.
? Có thể dựa vào khối lượng mol để xác định 1nguyên tố hóa học không, vì sao
- Hỏi thêm ý kiến của 1 số HS khác.
- GV nhận xét và giải thích kĩ hơn do giá trị này là không đổi và mỗi chất có 1 khối lượng mol riêng.
- Kết hợp với 1 số yếu tố bài có thể xác định được CTHH của 1 chất bất kì
- Yêu cầu HS làm việc theo bàn trong 3 phút.
* Tìm CTHH của các chất sau
a- Tìm A biết A là 1 kim loại có khối lượng mol là 127 gam.
b- Tìm B biết B gồm các nguyên tố C, H, O có tỉ lệ C : H : O = 1 : 2 : 1. B có khối lượng mol là 60 gam.
- GV nhận xét 
- HS quan sát và suy nghĩ
- HS trả lời: Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng được tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
- HS nhận xét bạn
 - HS theo dõi và suy nghĩ hoàn thành bảng
- HS so sánh
- HS lên bảng làm bài
- HS trả lời: Có, vì mỗi nguyên tố hóa học có 1 khối lượng mol nhất định.
- HS nêu ý kiến của bản thân
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ sau đó đại diện lên bảng làm bài.
- HS chú ý lắng nghe và sửa chữa
II- Khối lượng mol là gì?
1-VD
N ngtử bari nặng 137 g
N nguyên tử clo nặng 35,5 g
N phtử clo nặng 71 g
N ngtử kẽm nặng 65 g
2- Định nghĩa (SGK/63)
- Kí hiệu: M
-Đơn vị: gam
NT/PTK
M
Na
23 đvc
23 g
Mg
24 đvc
24 g
Cu
64 đvc
64 g
Cl2
71 đvc
71 g
N2
28 đvc
28 g
HCl
36,5 đvc
36,5 g
* So sánh nguyên tử (phân tử) khối, khối lượng mol nguyên tử (phân tử)
- Giống nhau: cùng trị số
- Khác nhau về đơn vị tính 
+ Nguyên tử (phân tử) khối: đvc
+ khối lượng mol nguyên tử (phân tử) : gam
3- Củng cố
* Bài tập 1:
a- Tính M:
MNaHCO3= 23+1+12+16.3 = 84 (g)
b- Khối lượng NaHCO3 trong bình là: 84 . 4 = 336 (g)
* Bài tập 2:
a- A là Pb
b- Vì C : H : O = 1 : 2 : 1 nên đặt công thức hóa học của B là CxH2xOx 
- Vì M của B là 60 ta có: 12x+2x+16x= 60 => x = 2
Vậy B có CTHH là C2H4O2
Hoạt động 3: Tìm hiểu thể tích mol chất khí là gì? (10 phút)
? Dựa vào định nghĩa khối lượng mol hãy tự định nghĩa thể tích mol của chất khí.
- Gọi 1 HS khác nhận xét và nhắc lại.
- GV viên nhận xét và nêu lại khái niệm.
- Kẻ 1 bảng và yêu cầu HS quan sát, suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
? Nhìn vào bảng có nhận xét gì về thể tích mol của các chất khí
? Nhìn vào bảng cho biết thể tích mol của H2 ở điều kiện 200C, 1atm và 00C, 2 atm lần lượt là bao nhiêu.
? Nhận xét gì thể tích mol của cùng 1 chất khí ở các điều kiện khác nhau.
? Theo dõi SGK cho biết người ta quy định điều kiện tiêu chuẩn và điều kiện thường là gì, thể tích mol của các chất khí tại các điều kiện đó là bao nhiêu.
? Hỏi thể tích mol của N2O, CH4 ở đktc.
? Thể tích của chất khí phụ thuộc vào những yếu tố nào.
? Điều này có gì khác so với khối lượng mol.
- GV nhận xét và nhấn mạnh
? Tính thể tích mol và thể tích chiếm bởi 10 mol khí cacbonic ở điều kiện tiêu chuẩn.
- GV nhận xét
- GV tổng lại kiến thức của bài
- Yêu cầu 1 HS đọc phần ghi nhớ (SGK/64)
- HS định nghĩa: Thể tích mol của 1 chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử khí .
- HS khác nhận xét bạn
- HS lắng nghe
- HS quan sát bảng
- HS nhận xét 
- HS nhìn vào bảng và trả lời:
Thể tích mol của H2 lần lượt là 24l và 11,2 lít
- HS trả lời 
- HS trả lời.
- HS trả lời: VN2O(đktc)= VCH4(đktc)=22,4 l
- HS trả lời: Phụ thuộc và điều kiện nhiệt độ và áp suất. 
- HS trả lời: khối lượng mol của 1 chất là 1 giá trị không đổi và đặc trưng cho từng chất. 
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng làm bài
- HS lắn nghe và sửa chữa
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ (SGK/64)
III - Thể tích mol của chất khí là gì?
1- Định nghĩa (SGK/63)
t0 (0C)
P
(atm)
V mol
(l)
H2
0
1
22.4
O2
0
1
22.4
N2
0
1
22.4
Cl2
200C
1
24
NO2
200C
1
24
CO2
00C
2
11,2
SO2
00C
2
11,2
2- Lưu ý:
- Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thể tích mol của các chất khí bằng nhau
- Ở các điều kiện nhiệt độ áp suất khác nhau thì thể tích mol của cùng một chất khí là khác nhau.
- Đktc: 00C, 1atm
Thể tích mol chất khí là 22,4 l
- Đk thường: 200C, 1atm
Thể tích mol chất khí là 24 l
3- Bài tập:
- Thể tích mol CO2 (đktc) là 22,4 (l)
- Thể tích chiếm bởi 10 mol CO2 (đktc) là : 22,4 . 10 = 224 (l)
IV- Củng cố
Củng cố từng phần
V- Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Học bài và làm bài 1, 2, 3, 4 (SGK/65) và 18.1 ⟶18.5 (SBT/22)
Đọc trước bài sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.

File đính kèm:

  • docxBai 18 Mol.docx