Giáo án hóa học 12 tuần 16 Trường THCS&THPT Khánh Hưng

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 Học sinh hiểu được:

- Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

- Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).

- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.

 2. Kĩ năng

- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .

- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.

- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.

 3. Thái độ

- Học sinh biết được các tính chất của kim loại, sử dụng kim loại trong đời sống và sản xuất.

 4. Phương pháp: Truyền đạt, diễn giải

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên : Hệ thống câu hỏi trước ở nhà, chuẩn bị trước 1 bản đồ tư duy.

 2. Học sinh : Xem bài trước ở nhà

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của kim loại?

 3. Bài mới

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tuần 16 Trường THCS&THPT Khánh Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit , ion kim loại trong dung dịch muối).
- Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại ( các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiểu tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó.
 2. Kĩ năng
- Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá .
- Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại.
- Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
 3. Thái độ
- Học sinh biết được các tính chất của kim loại, sử dụng kim loại trong đời sống và sản xuất.
 4. Phương pháp: Truyền đạt, diễn giải
II. CHUẨN BỊ
 	1. Giáo viên : Hệ thống câu hỏi trước ở nhà, chuẩn bị trước 1 bản đồ tư duy.
 	2. Học sinh : Xem bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của kim loại?
 3. Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Họat động 1
- Thông báo về cặp oxi hóa- khử của kim loại: Dạng oxh và dạng khử của cùng một kim lọai tạ thành cặp oxh-khử của kim loại 
- Yêu cầu học sinh lấy 1 số ví dụ điển hình
- Lắng nghe
- Lấy ví dụ
I. Tính chất vật lí
II. Tính chất hóa học
III. Dãy điện hóa của kim loại
1. Cặp oxi hóa – khử của kl:
- Ta thấy:
 Fe2+ + 2e ® Fe
 Ag+ + e ® Ag
Cu2+ + 2e ®	Cu 
 Chất oxi hóa Chất khử
* Dạng oxh và dạng khử của cùng một kim lọai tạ thành cặp oxh-khử của kim loại 
 Þ Fe2+/ Fe ; Ag+/ Ag; ... tạo nên cặp oxi hóa – khử.
Họat động 2
- Lấy ví dụ , Y/c hs ss mức độ họat động của những cặp oxh-khử 
 Fe2+/ Fe và Cu2+/ Cu:
Cặp Cu2+/ Cu và Ag+/ Ag:
- Yêu cầu học sinh kết luận.
- Lắng nghe, so sánh mức độ họat động của những cặp oxh-khử 
- Kết luận
2. So sánh t/c những cặp oxi hóa – khử:
a. Fe2+/ Fe và Cu2+/ Cu:
 Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu 
 Þ Fe2+: là ion có t/c oxi hóa yếu hơn ion Cu2+
 Fe : là kl có t/c khử mạnh hơn Cu.
b. Cặp Cu2+/ Cu và Ag+/ Ag:
 Cu + 2Ag+ ® Cu2+ + 2Ag
 Þ Cu2+là ion có t/c oxi hóa yếu hơn ion Ag+.
 Cu là kl có t/c khử mạnh hơn Ag.
 Kl: 
-T/c oxi hóa của ion: 
 Fe2+ < Cu2+ < Ag+
-T/c khử của kl: 
 Fe > Cu > Ag
Họat động 3
- Giới thiệu dãy điện hóa 
- Dán lên bảng dãy điện hóa kim loại.
- Giới thiệu.
- Nhận xét tính khử và tính oxh của dãy điện hóa 
3. Dãy điện hóa của kim loại:
K+ Na+ Mg2+Al3+Zn2+ Fe2+ Ni2+Sn2+ 
 Tính oxh tăng 
K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn
 Tính khử giảm
Pb2+2H+ Cu2+ Hg2+Ag+ Pt2+Au3 Pb H2 Cu Hg Ag Pt Au
 ÞT/c oxi hóa của ion kl tăng. T/c khử của kl giảm
Hoạt động 4 
 - Dãy điện hóa là 1 dãy những cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng t/c oxi hóa của các ion kl và chiều giảm t/c khử của kl.
- hướng dẫn học sinh xét ví dụ.
- Nêu quy tắc xét chiều pư 
- Yêu cầu vận dụng
- Lắng nghe.
- Hoàn thành ví dụ
- Nêu lên quy tắc
- HS vận dụng quy tắc để xét chiều pư 
trong một số phản ứng mới.
4.Ý nghĩa của dãy điện hóa 
- Cho phép dự đoán chiều của phản ứng theo quy tắc α. 
Chất oxh mạnh + Chất khử mạnh 
 Chất oxh yếu hơn + Chất khử yếu hơn 
 Fe2+ Cu2+
 α
 Fe Cu:
VD :Cu2+ + Fe Fe2+ + Cu
 IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4,7 trang 89 sgk 
 - Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài theo sgk.
 - Chuẩn ôn tập tính chất của kim loại giờ sau luyện tập
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 16 Ngày soạn: 15/11/2013
Tiết 32 Ngày dạy: 22/11/2013
Bài 19 : HỢP KIM
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
	v HS biết:
 	- Khái niệm về hợp kim.
- Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy,…), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyara).
 	v HS hiểu: Vì sao hợp kim có tính chất cơ học ưu việt hơn các kim loại và thành phần của hợp kim.
	2. Về kỹ năng:
 - Sử dụng hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
- Xác định % kim loại trong hợp kim
 → Trọng tâm: Khái niệm và ứng dụng của hợp kim.
	3. Về thái độ:
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : sưu tầm một số hợp kim như gang, thép, đuyra cho HS quan sát.
	2. Học sinh : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước ở nhà 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
	1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại?
 3. Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1 
v Lấy ví dụ 1 hợp kim.
v Y/C HS nghiên cứu SGK để biết khái niệm về hợp kim.
v Kết luận.
v Lắng nghe
v HS nghiên cứu SGK để biết khái niệm về hợp kim.
v Lắng nghe.
I – KHÁI NIỆM:
* Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
* Thí dụ: 
- Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác. 
- Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.
Hoạt động 2 
v HD HS trả lời các câu hỏi sau:
 - Vì sao hợp kim dẫn điện và nhiệt kém các kim loại thành phần ?
 - Vì sao các hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần ?
 - Vì sao hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại thành phần ?
v Lấy một số ví dụ chứng minh.
v HS nghiên cứu SGK và trả lời.
II – TÍNH CHẤT
v Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.
v Tính chất hoá học: Tương tự tính chất của các đơn chất tham gia vào hợp kim. 
v Thí dụ: Hợp kim Cu-Zn
 - Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng 
Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2
 - Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng 
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Zn + 2H2SO4 → ZnSO4 + SO2 + 2H2O
v Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khác nhiều so với tính chất của các đơn chất. 
v Thí dụ:
 - Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…
 - Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…
 - Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…
 - Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.
Hoạt động 
v GV bổ sung thêm một số ứng dụng khác của các hợp kim.
v Bổ xung thêm các ứng dụng.
v HS nghiên cứu SGK và tìm những thí dụ thực tế về ứng dụng của hợp kim.
v Lắng nghe
III – ỨNG DỤNG
 - Chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…
 - Chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.
 - Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…
 - Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức, để đúc tiền.
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ	
	1. Về thành phần của một số hợp kim 
 	- Thép không gỉ (gồm Fe, C, Cr, Ni).
 	- Đuyra là hợp kim của nhôm (gồm 8% - 12%Cu), cứng hơn vàng, dùng để đúc tiền, làm đồ trang sức, ngòi bút máy,…
 	- Hợp kim Pb-Sn (gồm 80%Pb và 20%Sn) cứng hơn Pb nhiều, dùng đúc chữ in.
 	- Hợp kim của Hg gọi là hỗn hống.
 	2. Về ứng dụng của hợp kim 
- Có hợp kim chịu nhiệt cao, chịu ma sát mạnh dùng làm ống xả trong động cơ phản lực.
	- Yêu cầu làm các bài tập đã cho , học bài và chaaurn bị bài mới
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 16 Ngày soạn: 15/11/2013
Tiết 16 (TC) Ngày dạy: 18/11/2013
Luyện tập KIM LOẠI, DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:1.Kiến thức: -Củng cố tính chất hóa học của kim loại.-Củng cố dãy điện hóa của kim loại. -Đặc điểm hợp kim và ứng dụng2.Kỹ năng: - Nhớ được các phản ứng của kim loại và các trường hợp cần lưu ý- Biết xác định phản ứng có xảy ra hay không,pthh minh họa- Toán kim loại tác dụng dd muối,toán hỗn hợp,toán xđ tên kim loại.
3. Phương pháp: Đàm thoại hệ thống hóa kiến thức,phát vấn,giải bài tậpII. CHUẨN BỊ:Gv: Các bài tậpHS: Ôn bài học IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm ta bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1:Cho HS làm câu 1 và 2.GV sửa.GV lưu ý cách cân bằng oxi hóa-khử Câu 2: gợi ý Na có phản ứng với H2O trong dd muối không?
Hoạt động 2: Giải toánToán kim loại tác dụng dd muốiGV hướng dẫn câu 3-m đinh sắt tăng ?-CuSO4 sau phản ứng còn dư?-đặt x là số mol CuSO4 đã phản ứng từ đó tìm kết quảToán xác định tên kim loại GV hướng dẫn HS giải theo phương pháp tăng-giảm khối lượng .
Câu 1:HS giải sau đó GV sửae)cân bằng oxi hóa-khửf) cân bằng oxi hóa-khửCâu 2:D 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2 2NaOH + CuSO4 ®Cu(OH)2¯ +Na2SO4
 Xanh lamCâu 3: Cđinh sắt tăng=8,8-8=0,8g Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯ 56 1 6456x x 64xÞ 64x – 56x =0,8 Þ x=0,1 molÞ CM(CuSO4 sau pứ)=0,90,5=1,8M
Câu 4:Fe + 4HNO3® Fe(NO3)3 + NO + H2O56g 22,4 lit ?g 1,12 lit Þ m=2,8gCâu 5: đặt kim loại là M 2M + 3Cl2 ® 2MCl31 mol M ® 1 mol MCl3Þ m tăng 106,5g? mol m tăng:5,34-1,08=4,26Þ nM=4.26106,5=0,04 molM=1,080,04=27 Þ M là AlCâu 6:Toán hỗn hợp HS tự giải
Bổ túc các phương trình phản ứng saua)Fe + O2b) Na+ Sc) Fe + H2SO4(l)d) Al + HCle) Hg + HNO3 ® NO+…f) Al + HNO3 ® N2O + …g) Ca+ H2Oh) Al + NaOH + H2O
Cho 1 mẩu nhỏ Na vào dd CuSO4.Hiện tượng xảy ra làA.có kết tủa đỏB.có khí bay raC.có kết tủa đỏ và khí bay raD.có kt xanh và khí bay ra
Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8g vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8g Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là :
A. 2,3M B. 0,27M C. 1,8M	 D. 1,36M
Cho m gam Fe tan hoàn toàn trong lượng dư dd HNO3 thu được 1,12 lit NO(đktc).Giá tri của m làA. 2,8 B.5, C. 4,2 D.7,0
Đốt cháy hết 1,08 g một kim loại hóa trị III trong khí clo thu được 5,34 g muối clorua của kim loại đó. Kim loại đó là:A. Al B. Fe C. Zn	D. Cu
Ngâm 2,33 g hợp kim Fe-Zn trong dd HCl dư đến khí phản ứng hòan toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của hợp kim này là:
 A. 27,9% Zn và 72,1% Fe B. 26,9% Zn và 73,1% Fe 
C. 25,9% Zn và 74,1% Fe D. 24,9% Zn và 75,1% Fe 
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ. - Xem trước bài ăn mòn kim loại 
Rút kinh nghiệm
.....................................................

File đính kèm:

  • docTuần 16.doc
Giáo án liên quan