Giáo án hóa học 12 tiết 48 Bài 27: nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 2)

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :Hiểu được:

- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm .

- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : Vừa tác dụng với axit mạnh, vùa tác dụng với bazơ mạnh.

- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.

2.Kĩ năng :

- Dự đoán , kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được về nhận biết ion nhôm.

- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn(nếu có) minh họa t/c hóa học của hợp chất nhôm.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.

- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.

3.Thái độ tình cảm: Ý thức được vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người với môi trường .

II.TRỌNG TÂM :

- Tính chất hóa học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3 , Al2(SO4)3.

- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 48 Bài 27: nhôm và hợp chất của nhôm (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48: Ngày soạn 10 tháng 2 năm 2014
Bài 27: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM (Tiết 2)
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :Hiểu được:
- Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm .
- Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 : Vừa tác dụng với axit mạnh, vùa tác dụng với bazơ mạnh.
- Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch.
2.Kĩ năng :
- Dự đoán , kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được về nhận biết ion nhôm.
- Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn(nếu có) minh họa t/c hóa học của hợp chất nhôm.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính % khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
3.Thái độ tình cảm: Ý thức được vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người với môi trường .
II.TRỌNG TÂM :
- Tính chất hóa học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3 , Al2(SO4)3.
- Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch.
III.CHUẨN BỊ : 
- Hệ thống câu hỏi, một số bài tập.
- Hóa chất: dd AlCl3, dd NH3, dd NaOH, dd HCl. 
- Dụng cụ: 3 ống nghiệm . 
IV.PHƯƠNG PHÁP: Trực quan , vấn đáp gởi mở, thảo luận nhóm.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:2'
2.Kiểm tra bài cũ :5'.1,Trình bày tính chất hóa học của nhôm và viết PTHH minh họa? 
 2,Trình bày PP đ/c nhôm và ứng dụng quan trọng của nó?
3.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung cần đạt
Hỏi: Nhôm oxit có tính 
chất hóa học như thế nào? 
Viết PTHH và lấy ví dụ?
GV:Làm thí nghiệm:đ/c Al(OH)3 trong 2 ống 
nghiệm bằng cách cho dd 
muối nhôm tác dụng với 
dd amoniac.
- Ống nghiệm 1, cho HCl 
vào cho đến khi kết tủa 
tan hết.
- Ống nghiệm 2, cho dd 
kiềm (NaOH hoặc KOH, 
hoặc Ca(OH)2 ) cho đến 
khi kết tủa tan hết.
GV: Y/c HS viết các 
PTHH đã xảy ra trong 
các trường hợp trên?
Hỏi: Nhôm sunfat có những ứng dụng gì ?
8'
15'
5'
5'
B.MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM:
I.NHÔM OXIT:
1.Tính chất:
+) Tính chất vật lí:sgk
+) Tính chất hóa học:
Nhôm oxit là oxit lưỡng tính
- Al2O3 tác dụng với dd axit
Al2O3 +6 HCl 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 +6 H+ 2Al3+ + 3H2O
- Al2O3 tác dụng với dd kiềm
Al2O3 +2NaOH 2NaAlO2 + H2O
 natri aluminat
Al2O3 +2OH- 2AlO + H2O
2.Ứng dụng:sgk
II.NHÔM HIDROXIT:
1.Tính chất;
a) Tính chất vật lí:sgk
b) Tính chất hóa học:
Nhôm hidroxit là hidro xít lưỡng tính.
- Al(OH)3 tác dụng với dd axit mạnh:
Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+ Al3+ + 3H2O
- Al(OH)3 tác dụng với dd kiềm mạnh:
 Al(OH)3 + KOH KAlO2 + 2H2O
 kali aluminat
Al(OH)3 + OH- AlO + 2H2O
c) Bị nhiệt phân tích
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
d) Đ/c Al(OH)3 bằng tác dụng của Al3+ với dd NH3 hoặc AlO với CO2 :
+) Al3+ + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH
+) AlO + CO2 + 2H2O Al(OH)3+ HCO
Ví dụ 1: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4Cl
 Al3+ + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH
Ví dụ 2: 
 NaAlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3+ NaHCO3
 AlO + CO2 + 2H2O Al(OH)3+ HCO
III.NHÔM SUNFAT:
* Al2(SO4)3 trong dung dịch nước có môi trường axit 
Al3+ + 3H2O Al(OH)3+ 3H+
* Ứng dụng: phèn chua KAl(SO4)2.12H2O
- Làm chất cầm màu trong nhuộm vải, chất làm trong nước,...
( Nếu thay K+ bằng Li+, Na+ hay NHta được các muối
 kép khác có tên chung là phèn nhôm( nhưng không gọi 
là phèn chua).
IV.CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH:
- Cho dd NaOH vào dd thí nghiệm từ từ cho đến dư:
+) Trước hết xuất hiện kết tủa:
Al3+ + 3OH- Al(OH)3
+) Sau đó kết tủa tan khi dư NaOH:
Al(OH)3 + OH- AlO + 2H2O
4.Củng cố:2' Trong bài này cần nắm vững tính chất hóa học các hợp chất của nhôm, PP đ/c của nhôm hidroxit
5.HDHS về nhà:3' Học lí thuyết ,làm các bài tập: 1--> 4 và 6-->8/ 128,129 sgk
- Đọc và chuẩn bị bài 30:THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT CỦA Na,Mg, Al VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG.theo mẫu các bài trước.
VI.ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 48-12.doc