Giáo án hóa học 12 tiết 37 Bài 20: sự ăn mòn kim loại

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :

 Hiểu được :

 - Các khái niệm : Ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học.

 - Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại.

 Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

 2.Kĩ năng :

 - Phân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa ở một số hiện tượng thực tế.

 - Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.

3.Thái độ tình cảm:

 - Có ý thức sử dụng, bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng k/loại một cách khoa học.

 - Sủ dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.

II.TRỌNG TÂM :

 Ăn mòn điện hóa học.

III.CHUẨN BỊ :

 Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập .

IV.PHƯƠNG PHÁP:

 Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 22135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 37 Bài 20: sự ăn mòn kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: Ngày soạn 23 tháng 12 năm 2013
Bài 20: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
 Hiểu được :
 - Các khái niệm : Ăn mòn kim loại, ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học.
 - Điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại.
 Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn
 2.Kĩ năng :
 - Phân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa ở một số hiện tượng thực tế.
 - Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
3.Thái độ tình cảm:
 - Có ý thức sử dụng, bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng k/loại một cách khoa học.
 - Sủ dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
II.TRỌNG TÂM :
 Ăn mòn điện hóa học. 
III.CHUẨN BỊ :
 Hệ thống câu hỏi, phiếu học tập .
IV.PHƯƠNG PHÁP:
 Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày các pp điều chế kim loại ? Lấy ví dụ minh họa?
3.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hỏi: Bản chất của sự ăn mòn hóa học là gì
HS: Là quá trình oxi hóa - khử, các nguyên tử kim loại thường nhường e hóa trị trực tiếp cho các chất trong môi trường.
Hỏi: Sự ăn mòn hóa học thường xảy ra ở đâu?
HS: Các chi tiết kim loại của máy móc trong nhà máy hóa chất , thiết bị lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của động cơ đốt trong... có suej tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, hơi nước ở nhiệt độ cao.
Hỏi: Như thế nào thì được gọi là ăn mòn điện hóa học?
Hỏi: Các điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa học là gì?
GV: Cơ chế ăn mòn điện hóa học được giải thích như sau:
GV: HDHS n/c ví dụ sgk.
Hỏi : PP này được tiến hành như thế nào?
HS: Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men,...
Hỏi : Còn PP này thì sao?Tiến hành như thế nào?
I.KHÁI NIỆM: sgk
Quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa:
 M Mn+ + ne
II.CÁC DẠNG ĂN MÒN KIM LOẠI:
1.Ăn mòn hóa học:
* Khái niệm: sgk
2.Ăn mòn điện hóa học:
a.Khái niệm:sgk
b.Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa:
+) Hai điện cực khác bản chất; tiếp xúc với nhau.
+) Trong dung dịch chất điện li.
(Lưu ý ăn mòn điện hóa học xảy ra ở nhiệt độ thường , còn ăn mòn hóa học thường xảy ra ở nhiệt độ cao có sự tiếp xúc trực tiếp của kim loại , hợp kim với hóa chất).
c.Cơ chế ăn mòn điện hóa:
+) Tại cực âm: Kim loại có tính khử mạnh hơn bị oxi hóa: M Mn+ + ne (bị ăn mòn).
+) Các e dịch chuyển từ cực âm sang cực dương tạo nên dòng điện.
+) Tại cực dương: Các ion trong dung dịch điện li di chuyển đến cực dương và bị khử:
 2H+ + 2e H2 
 O2 + 2H2O + 4e 4OH-
 O2 + 4H+ + 4e 2H2O
III.CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI:
1.Phương pháp bảo vệ bề mặt:
2.Phương pháp điện hóa:
- Nguyên tắc chung : Dùng kim loai hoạt động hơn gắn với kim loại cần bảo vệ để tạo pin điện hóa bảo vệ kim loại hoạt động yếu hơn.
- Nguyên tắc lựa chọn kim loại bảo vệ: KL hoạt động mạnh hơn KL cần bảo vệ và có tốc độ ăn mòn chậm.
- Những KL thường dùng làm chất bảo vệ là: Zn, Al chúng hoạt động mạnh hơn sắt và có lớp oxit mỏng , chắc không cho không khí , nước thấm qua, bảo vệ KL nên làm giảm tốc độ ăn mòn.
4.Củng cố :Cho HS làm bài tập 4,5 / 95 sgk
5.HDHS về nhà:- Học lí thuyết;Làm các bài tập còn lại ở trang 95 sgk.
- Đọc và n/c bài : LUYỆN TẬP : ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI.
VI.ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 37-12.doc
Giáo án liên quan