Giáo án Hóa học 12 - Bài 40: Khái quát về nhóm Oxi - Hứa Văn Thương

III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1’)

2) Kiểm tra bài cũ ( 5 p’) : một em lên viết cấu hình electron của các nguyên tố có z = 12, 8, 20 và cho biết các nguyên tố sau nằm ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn ?

Vào bài : Ở những bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về nhóm các nguyên tố phi kim Halogen. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một chương mới đó là chương nhóm oxi.

- Nhóm Oxi gồm những nguyên tố nào? Các quy luật về cấu tạo và tính chất các chất thể hiện trong nhóm oxi như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Bài 40: Khái quát về nhóm Oxi - Hứa Văn Thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Họ tên: Hứa Văn Thương
Nhóm 2
Bài 40: Khái Quát Về Nhóm oxi.
 I.Mục tiêu:
Kiến thức :
Học sinh xác định được vị trí của các nguyên tố trong nhóm oxi trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, số oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm oxi.
Học sinh chứng minh được tính chất hóa học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm oxi là tính oxi hóa mạnh thông qua các phương trình hóa học, giải thích được quy luật biến đổi tính chất hóa học của các nguyên tố và hợp chất của chúng.
Kỹ năng :
Học sinh có kỹ năng vận dụng những lý thuyết đã học vào việc giải các bài tập lý thuyết và bài tập tính toán.
Thái độ :
Lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
-GV: Bảng hệ thống tuần hoàn.
- Hs: Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, kĩ năng viết cấu hình electron, khái quát độ âm điện, số oxi hóa
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ ( 5 p’) : một em lên viết cấu hình electron của các nguyên tố có z = 12, 8, 20 và cho biết các nguyên tố sau nằm ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn ?
Vào bài : Ở những bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về nhóm các nguyên tố phi kim Halogen. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một chương mới đó là chương nhóm oxi.
Nhóm Oxi gồm những nguyên tố nào? Các quy luật về cấu tạo và tính chất các chất thể hiện trong nhóm oxi như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên.
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
10p’
Hđ 1: Vị trí của nhóm oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, và mứ độ phổ biến của các nguyên tố trong nhóm.
Gv: Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( hoặc SGK trang 41 ) em nào nêu cho thầy nhóm VIA bao gồm những nguyên tố nào? Kí hiệu hóa học của chúng là gì? và số thứ tự của chúng .
Gv : Dựa vào SGK cho thầy biết trạng thái tồn tại và mức độ phổ biến trong tự nhiên của các nguyên tố trong nhóm Oxi?
- Học sinh dựa vào BHTH trả lời câu hỏi : Nhóm VIA gồm các nguyên tố Oxi(z=8) (O) , lưu huỳnh :( z = 16) (S) Selen(z= 34) (Se), Telu(z = 52) (Te), Poloni(z =84) (Po).
- HS nghiên cứu sách giáo khoa
- Mời học sinh đọc lại 2 lần phần I
I. Vị trí của nhóm Oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố:
Tên
KHHH
Oxi
O (8)
Lưu huỳnh
S (16)
Selen
Se (34)
Telu
Te (52)
Poloni
Po* (nguyên tố 
phóng xạ)
Oxi: Khí
+Là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất.
+ Không khí, đất, nước và cơ thể con người.
S : Rắn
+ Lòng đất, dầu thô, khói núi lửa và cơ thể sống.
+ Quặng Pirit FeS2, cancopirit: CuFeS2
Se: Chất bán dẫn rắn, màu đỏ.
Te: Chất rắn, màu xám và là nguyên tố hiếm.
Poloni là nguyên tố phóng xạ.
12p’
HĐ 2: Đặc Điểm Cấu Tạo.
- Em nào lên viết cho thầy cấu hình electron của các nguyên tố nhóm Oxi? ( chỉ lấy 3 nguyên tố đầu tiên : O,S,Se) 
- Số electron lớp ngoài cùng của nhóm VI là bao nhiêu?
- Trong 6 e lớp ngoài cùng có mấy cặp đôi, mấy e độc thân?
- Có gì khác nhau giữa lớp e ngoài cùng của nguyên tử O và lớp e ngoài cùng của S ?
Vì còn phân lớp 3d trống nên khi bị kích thích S có thể cho 4 hoặc 6 e độc thân. Tương tự như thế với Se, Te
- GV viết obital ở trạng thái kích thích của S, Se, Te
- HS lên bảng viết cấu hình electron:O,S,Se
- Có 6 electron lớp ngoài cùng, tổng quát lớp ngoài cùng:
↑↓
↑↓
↑
↑
 np4
 ns2 
- Lớp ngoài cùng của O có hai phân lớp 2s, 2p
- Lớp ngoài cùng của S có 3 phân lớp 3s, 3p, 3d 
e lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản
­¯
­¯
­
­
­¯
­
­
­
­
­
­
­
­
­
­
np4
nd0
np3
np3
nd1
e lớp ngoài cùng ở trạng thái kích thích
ns1
HS ghi bài vào vở.
II- Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố trong nhóm Oxi
Cấu hình electron:
O: 1s22s22p4
S: 1s22s22p63s23p4
Se: 1s22s22p63s23p63d104s24p4
* Giống nhau
- Cấu trúc lớp electron ngoài cùng: ns2np4.
- Sự phân bố electron vào các obitan và số e độc thân của nguyên tử nguyên tố nhóm VIA ở trạng thái cơ bản 
↑↓
↑↓
↑
↑
 np4
ns2
* Khác nhau
-Oxi có 2 phân lớp là lớp 2s và lớp 2p không có phân lớp d.
 -S có 3 phân lớp là 3s, 3p và phân lớp 3d còn trống.
Vì còn phân lớp 3d trống nên khi bị kích thích S có thể cho 4 hoặc 6 e độc thân. Tương tự như thế với Se, Te.
Do đó: khi tham gia phản ứng với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn ,nguyên tử của các nguyên tố S,Se,Te có khả năng tạo nên những hợp chất có lk cộng hóa trị, trong đó chúng có số oxi hóa la +4 hoặc +6.
.
12p’
HĐ 3: Tính Chất Của Các Nguyên Tố Trong Nhóm Oxi.
1. Tính chất của đơn chất :
GV:Dựa vào bảng
6.1(SGK) Các em hãy cho thầy biết :
Tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm oxi.(vì sao chúng có tính phi kim) ?
Sự biến đổi tính phi kim từ OTe.
So sánh tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm oxi với halogen trong cùng chu kì.
Giải thích vì sao?
2. Tính chất của hợp chất :
Gv: - Yêu cầu học sinh viết các công thức hợp chất với hiđro và hợp chất hiđroxit của nhóm oxi.Từ đó cho thầy biết 
- Trạng thái và độ bền của các h/c với hiđro của các nguyên tố nhóm oxi.
- Khi hòa tan vào nước ta được dung dịch gì?
- Tính axit của các hiđroxit của các nguyên tố nhóm oxi.
Gv: Nhận xét 
 -Hợp chất với Hidro của các nguyên tố nhóm VIA có dạng H2R. Khi tan vào nước chúng tạo thành axit có cùng công thức.
Gv: Chúng ta có các hợp chất sau :
H2O, H2S, H2Se, H2Te. Đi từ H2O đến H2Te thì tính axit tăng dần. Giải thích vì sao?
Hs trả lời:
- Nguyên tử của các nguyên tố nhóm oxi có 6 e ở lớp ngoài cùng và có độ âm điện lớn nên chúng là các phi kim mạnh trừ Po. 
- Tính phi kim, tính oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm oxi giảm dần từ O đến Te vì độ âm điện giảm dần từ O đến Te.
- Tính phi kim, tính oxi hóa của các nguyên tố nhóm oxi yếu hơn so với các nguyên tố nhóm halogen trong cùng chu kì vì độ âm điện của nhóm oxi nhỏ hơn nguyên tố nhóm halogen trong cùng chu kì.
Học sinh trả lời :
- Hợp chất với Hidro : có dạng H2R H2O(l), H2S(k), H2Se(k), H2Te(k).
H2O à H2Sà H2Seà H2Te 
Tính bền giảm dần
- Khi tan vào nước thì H2S(k), H2Se(k), H2Te(k) tạo thành dung dịch axit.
- Các Hidroxit tương ứng là : H2RO3, H2RO4. Và tính axit giảm dần từ hợp chất của S đến Te.
Do bán kính nguyên tử tăng dần nên độ dài liên kết giữa H và R tăng hơn nữa độ âm điện cũng giảm nên việc tách H+ trở nên dễ dàng hơn do đó tính axit tăng.
III. Tính chất của các nguyên
tố trong nhóm OXI
1. Tính chất của đơn chất
-Do chúng có độ âm điện lớn và có 6 electron ở lớp ngoài cùng nên:
- Chúng là những phi kim mạnh.( trừ Poloni) 
- Tính oxi hóa mạnh (chỉ kém nguyên tố halogen trong cùng chu kì).
-Tính phi kim biến đổi giảm dần từ OTe.
2. Tính chất của hợp chất.
- Hợp chất với Hidro có dạng H2R là: H2O(l), H2S(k), H2Se(k), H2Te(k).
- H2O H2S H2Se H2Te
 Tính bền giảm dần
- Khi tan vào nước thì H2S(k), H2Se(k), H2Te(k) tạo thành axit.
H2S H2Se H2Te
Tính axit tăng dần
- Các Hidroxit tương ứng là : H2RO3, H2RO4. Và tính axit giảm dần từ hợp chất của S đến Te.
Hoạt động 4: (4p’) củng cố bài giảng, kiến thức trọng tâm, bài tập về nhà
 GV củng cố bài dựa vào các câu hỏi:
 - Nêu đặc điểm cấu tạo các nguyên tố nhóm oxi?
 - Nêu tính chất chung các nguyên tố nhóm oxi? 
- Nêu sự khác nhau về tính chất các nguyên tố nhóm oxi?
Hoạt động 5: Dặn dò (1p’)
- Học lý thuyết và làm bài tập 1-5/sgk.
- Chuẩn bị bài “ Oxi”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
.

File đính kèm:

  • docbai 40 khai quat nhom oxi.doc