Giáo án Hóa học 11 nâng cao - Chương 1 - Nguyễn Anh Tú

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

-Ôn tập cơ sở lí thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học,định luật tuần hoàn ,bảng tuần hoàn, phản ứng oxihoá- khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.

- Hệ thống hoá tính chất vật lí, hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm halogen, oxi- lưu huỳnh.

- Vận dụng cơ sở lí thuyết hoá học khi ôn tập nhóm halogen và oxi- lưu huỳnh, chuẩn bị nghiên cứu các nguyên tố nitơ- photpho và cacbon- silic.

2. Kĩ năng

- Lập phương trình hoá học của các phản ứng oxihoá- khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Giải một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí , v.v.

- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập hoá học như lập và giải phương trình đại số, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, tính giá trị trung bình.

3. Tình cảm thái độ

- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

- Xây dựng thái độ học tập tíc cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.

- Tạo cơ sở cho học sinh yêu thích môn hoá học.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 nâng cao - Chương 1 - Nguyễn Anh Tú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều nấc,bazơ nhiều nấc
a - Axit nhiều nấc:
 HCl, CH3COOH, HNO3..axit một nấc
 H2S, H2CO3, H2SO3 ...axit nhiều nấc
VD: 
H3PO4 H+ + H2PO4-
H2PO4-- H+ + HPO42--
HPO42-- H+ + PO43--
Nhận xét: 
- Axit mà một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc .
- Axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc.
b - Bazơ nhiều nấc:
VD: Mg(OH)2 Mg(OH) + + OH - 
 Mg(OH) + Mg 2+ + OH -
Nhận xét: Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH – là các bazơ nhiều nấc.
3. Hiđroxit lỡng tính
 a - VD: Al(OH)3, Cr(OH)3 , Zn(OH)2 .
Phân li theo kiểu bazơ : 
Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
Phân li theo kiểu axit :
 Zn(OH)2 2H+ + ZnO22- 
Có thể viết dạng axit của Zn(OH)2 là : H2ZnO2
 b - ĐN: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
II- Axit,bazơ theo Bron-stet
1-Định nghĩa
* VD NH3 + H2O NH4+ + OH-
 HCl + H2O H3O+ + Cl-
 H CO3- + H2O H3O+ + CO32-
 HCO3- + H2O H2CO3+ OH-
*ĐN: Axit là chất nhường proton. Bazơ là chất nhận proton.
*NX: 
- Phân tử nước có thể đóng vai trò axit hay bazơ. Vậy nước là chất lưỡng tính
 - Axit,bazơ có thể là phân tử hoặc ion
2. Ưu điểm của thuyết Bron-stet
Những chất là axit,bazơ theo Areniut thì theo Bron-stet vẫn là axit,bazơ
Thuyếtt axit,bazơ của Bron-stet tổng quát hơn.
V. Củng cố bài học.
- Giáo viên củng cố những kiến thức trọng tâm của bài 
 	- Sử dụng bài tập SGK để củng cố bài học
Ngày soạn: 20/8/2009
Bài soạn: 	Tiết 5: Bài 3 .Axit, Bazơ và Muối 
I - Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức 
- Biết khái niệm axit, bazơ, theo thuyết A-re-ni-ut và Bron-stet
- Biết ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
- Biết muối là gì và sự điện li của muối.
2. Về kĩ năng 
- Vận dụng lí thuyết axit, bazơ của A-re-ni-ut và Bron-stet để phân biệt được axit, bazơ, chất lưỡng tính và trung tính.
- Biết viết phương trình điện li của các muối.
- Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH - trong dung dịch.
3. Về thái độ tình cảm
 Có được hiểu biết khoa học đứng đắn về dung dịch axit, bazơ, muối.
II - Chuẩn bị
- Dụng cụ : ống nghiệm
- Hoá chất : Dung dịch NaOH, muỗi kẽm (ZnCl2 hoặc ZnSO4), dung dịch : HCl, NH3, quỳ tím.
III. Phương pháp giảng dạy
Đàm thoại – Nêu vấn đề
IV-Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức.
2. Kieồm tra baứi cuừ:
	Hãy nêu khái niêm về axit, bazơ và hiđroxit lưỡng tính theo thuyết A-re-ni-ut và thuyết bron- stêt?
3. Baứi mụựi:
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 
GV : Yêu cầu HS viết phương trình điện li của axit yếu CH3COOH và viết biểu thức hằng số phân li của CH3COOH.
GV :Bằng cách tương tự hãy viết hằng số phân li bazơ của cân bằng :
GV : Do dung dich loãng, [ H2O] coi như không đổi nên đặt :	
Kb = Kc.[H2O] gọi là hằng số phân li bazơ
Hoạt động 2 
GV : Nghiên cứu SGK hãy cho biết muối là gì ? Hãy kể tên một số muối thường gặp ? Cho biết tính chất chủ yếu của muối.
Tính chất chủ yếu của muối : Tính tan, tính phân li.
(GV nên lu ý rằng những muối ít tan hay được coi là không tan thì thực tế vẫn tan. Một phần tan rất nhỏ đó điện li).
III. Hằng số phân li axit và bazơ 
1. Hằng số phân li axit
CH3COOH H+ + CH3COO-
Ka = 
Kết luận: Ka là hằng số phân li axit, chỉ phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ.
Ka càng nhỏ lực axit càng yếu.
2. Hằng số phân li bazơ 
NH3 + H2O NH4+ + OH-
Kc = 
đ Kc[H2O] = = Kb
Kết luận :Kb là hằng số phân li bazơ, chỉ phụ thuộc vào bản chất bazơ và nhiệt độ.
Ka càng nhỏ lực axit càng yếu, Kb càng bé lực bazơ càng yếu.
IV - Muối
1. Định nghĩa
Muối là hợp chất khi tan trong nớc phân li thành cation kim loại hoặc cation NH4+ và anion gốc axit
Ÿ Muối thường gặp :
 + Muối trung hoà
 + Muối axit
 + Muối phức tạp (muối kép, muối phức)
2. Sự điện li của muối trong nước
- Muối trung hoà:
 K2SO4 2 K + + SO4 2-
- Muối axit:
NaHSO3 Na + + HSO3 –
HSO3 – H + + SO3 2–
- Muối kép:
NaCl . KCl Na + + K + + 2 Cl – 
- Muối phức:
[Ag( NH3 )2]Cl [Ag( NH3 )2] + + Cl–
 [Ag( NH3 )2] + Ag + + 2 NH3
V. Củng cố bài học.
- Giáo viên củng cố những kiến thức trọng tâm của bài 
 	- Sử dụng bài tập SGK để củng cố bài học
Ngày soạn: 15/4/2010
Bài soạn: Tiết 6: Bài 4: 	Sự điện li của nước. 
pH. Chất chỉ thị axit – bazơ 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Biết được sự điện ly của nước.
 - Biết tích số ion của nước và ý nghĩa của đai lượng này.
 - Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit - bazơ
2. Kỹ năng:
 - Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ H+ và OH- trong dung dịch.
 - Biết đánh giá độ axit, bazơ, của dung dịch dựa vào nồng độ H+ ; OH - ; pH ; pOH.
 - Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch.
II. Chuẩn bị:
 - Dung dịch axit loãng (HCl hoặc H2SO4), dung dịch bazơ loãng (NaOH hoặc Ca(OH)2), phenol phtalein, giấy chỉ thị axit - bazơ vạn năng.
 - Tranh vẽ, ảnh chụp, máy đo pH.
III. Phương pháp giảng dạy
Đàm thoại – Nêu vấn đề
IV-Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ:
 	- Viết biểu thức hằng số phân li của CH3COOH và NH3 và cho biết hằng số Ka và Kb phụ thuộc vào những yếu tố nào?
	- Viết phương trình điện li của các chất sau: NaCl, NaHSO4, [Ag(NH3)2]Cl.
3. Bài mới:
Hoạt đông của giáo viên và hoc sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Bằng thực nghiệm xác định nước là chất điện li rất yếu.
GV: Viết phương trình điện ly của nước theo 
A-re-ni-ut và theo thuyết Bron-stet?
GV: 2 cách viết cho hệ quả giống nhau và để đơn giản chọn cách viết 1.
Hoạt động 2:
GV: Viết biểu thức tính hằng số cân bằng của cân bằng (1)?
GV: Nước phân li rất yếu nên [H2O] trong biểu thức K được coi là không đổi và K. [H2O] = const = K H2O và gọi là tích số ion của H2O.
GV: Dựa vào KH2O hãy tính [H+]và [OH-] 
GV: Nước là môi trường trung tính, nên môi trường có [H+] = 10-7 mol/l là môi trường trung tính.
GV: Tích số ion của nước là 1 hằng số đối với cả dung dịch các chất vì vậy nếu biết [H+] trong dung dịch thì sẽ biết[OH-] và ngược lại.
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch HCl 0,01M và so sánh 2 giá trị đó trong dung dịch 
( môi trường axit)?
VD: Tính [H+] và [OH-] của dung dịch NaOH 0,01M và so sánh 2 giá trị đó trong dung dịch 
( môi trường bazơ)?
I Sự điện li của nước
1. Nước là chất điện rất yếu
Theo Are-ni-ut:
 H2O H++ OH- (1)
Theo Bron-stet: 
 H2O+H2O H3O++ OH- (2)
2. Tích số ion của nước:
* H2O H++ OH- (1) 
 K H2O = K. [H2O] = [H+]. [OH-] gọi là tích số ion của nước. Tích số này là hằng số ở một nhiệt độ xác định. 
 KH2O = 1,0 . 10-14 (to = 25oC)
* [H+]= [OH-]== 1,0 . 10-7mol/l
* Môi trường trung tính là môi trường có
 [H+] = [OH-] = 1,0 . 10-7mol/l
3. ý nghĩa tích số ion của nước:
a. Môi trường axit
Môi trường axit là môi trường trong đó: 
[H+] > [OH-] hay [H+] > 1,0 . 10-7mol/l
b. Môi trường kiềm
Môi trường bazơ là môi trường trong đó: 
[H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0 . 10-7mol/l
Kết luận:
Môi trường trung tính: [H+] = 1,0 . 10-7mol/l
 - Môi trường axit: [H+] > 1,0 . 10-7mol/l
 - Môi trường bazơ: [H+] < 1,0 . 10-7mol/
V. Củng cố bài học: 
- Giáo viên củng cố những kiến thức trọng tâm của tiết học 
- Bài tập củng cố và BTVN: bài tập SGK và SBT.
Ngày soạn: 15/4/2010
Bài soạn: Tiết 7: Bài 4: 	Sự điện li của nước. 
pH. Chất chỉ thị axit – bazơ 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 - Biết được sự điện ly của nước.
 - Biết tích số ion của nước và ý nghĩa của đai lượng này.
 - Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit - bazơ
2. Kỹ năng:
 - Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ H+ và OH- trong dung dịch.
 - Biết đánh giá độ axit, bazơ, của dung dịch dựa vào nồng độ H+ ; OH - ; pH ; pOH.
 - Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch.
II. Chuẩn bị:
 - Dung dịch axit loãng (HCl hoặc H2SO4), dung dịch bazơ loãng (NaOH hoặc Ca(OH)2), phenol phtalein, giấy chỉ thị axit - bazơ vạn năng.
 - Tranh vẽ, ảnh chụp, máy đo pH.
III. Phương pháp giảng dạy
Đàm thoại – Nêu vấn đề
IV-Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ:
 	- Tích số ion của nước là gì? Nêu ý nghĩa tích số ion của nước.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết pH là gì? Cho biết dung dịch axit, kiềm, trung tính có pH bằng bao nhiêu?
Hoạt động 2:
GV: Để xác định môi trường của dung dịch người ta thường dùng chất chỉ thị như quỳ, phenolphtalein.
VD: Dùng chất chỉ thị axit - bazơ nhận biết các chất trong 3 ống nghiệm đựng: H2O. HCl, NaOH.
GV: Trộn lẫn 1 số chất chỉ thị có khoảng PH đổi màu kế tiếp nhau được hỗn hợp chất chỉ thị axit-bazơ vạn năng.
GV: Dùng chất chỉ thị chỉ xác định pH 1 cách gần đúng còn để đạt độ chính xác thì phải dùng máy đo pH.
II. Khái niệm về pH- chất chỉ thị axit-bazơ:
1.Khái niệm về pH:
* [H+] = 10-pH M. Nếu [H+] = 1,0 . 10-a mol/l thì 
 pH = a.
Về mặt toán học pH = - lg[H+]
* Thang pH: 0 á 14
Môi trường
Trung tính
Axit
Bazơ
[H+]
= 1,0 . 
10-7mol/l
> 1,0 . 10-7mol/l
< 1,0 . 10-7mol/l
pH
= 7
< 7
> 7
2. Chất chỉ thị axit-bazơ:
Môi trường
 Chất chỉ thị
Axit
Trung tính
Kiềm
Quỳ
Đỏ
Tím
Xanh
Phenolphtalein
Không màu
Không màu
Hồng
V. Củng cố bài học: 
- Giáo viên củng cố những kiến thức trọng tâm của tiết học 
- Bài tập củng cố và BTVN: bài tập SGK và SBT.
Ngày soạn: 15/4/2010
Bài soạn: Tiết 8: Bài 5. Luyện tập: Axit - Bazơ và Muối 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố khái niệm axit, bazơ theo thuyết A-re-ni-ut và thuyết Bron-stet.
- Củng cố các khái niệm về chất lưỡng tính, muối.
- ý nghĩa của hàng số phân ly axit, hằng số phân ly bazơ, KH2O
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tính pH của dung dịch ba zơ, axit.
- Vận dụng thuyết axit, bazơ của A-re-ni-ut và tuyết Bron-stet để xác định tính axit, bazơ hay lưỡng tính.
- Vận dụng biểu thức hằng số phân ly axit, hằng số phân ly bazơ tích số ion của nước để tính [H+],

File đính kèm:

  • docGiao an lop 11 nang cao Chuong 1 rat hay.doc