Giáo án Hóa học 11 - Bài 17: Silic và các hợp chất của silic

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh biết:

- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn có liên quan như thế nào với cấu tạo nguyên tử của chúng.

- Tính chất đặc trưng của silic và các hợp chất của nó.

- Cách điều chế silic và các hợp chất của silic.

- Biết những ứng dụng quan trọng của silic trong các ngành kĩ thuật như luyên kim, bán dẫn điện tử

2. Kĩ năng:

- Giải thích được tính chất của silic dựa trên cơ sở lí thuyết đã học.

- Viết được phương trình phản ứng thể hiên tính chất của silic và các hợp chất của silic.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn hoá học hơn.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 17: Silic và các hợp chất của silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Phạm Thị Nguyệt Quế
Lớp: Sư phạm hoá K07
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Lớp 11_ Ban cơ bản
Bài: 17
SILIC VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA SILIC
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết:
- Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn có liên quan như thế nào với cấu tạo nguyên tử của chúng.
- Tính chất đặc trưng của silic và các hợp chất của nó.
- Cách điều chế silic và các hợp chất của silic.
- Biết những ứng dụng quan trọng của silic trong các ngành kĩ thuật như luyên kim, bán dẫn điện tử
Kĩ năng: 
Giải thích được tính chất của silic dựa trên cơ sở lí thuyết đã học.
Viết được phương trình phản ứng thể hiên tính chất của silic và các hợp chất của silic.
Thái độ:
- Yêu thích môn hoá học hơn.
Phương pháp:
Đàm thoại,
Nêu và giải quyết vấn đề,
Thuyết trình.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Hình ảnh vể tinh thể thạch anh, silicagen,
Dụng cụ, hoá chất để làm thí nghiệm: Silic tác dụng với dung dịch kiềm.
Học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà.
Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu vị trí của Cacbon trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học của cacbon?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn
- Dưa vào bảng tuần hoàn cho biết vị trí của Silic?
- Viết cấu hình electron của silic
- Vậy silic có thể hình thành tối đa mấy liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác?
- ô thứ 14, nhóm IV A, chu kì 3.
- 
- 4
A. Silic:
14Si: 
Có 4 electron lớp ngoài cùng.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí:
- Dựa vào sách giáo khoa, cho biết các dạng tồn tại của silic
- Tính chất của mỗi dạng như thế nào? 
- Vậy các em hãy để ý xem, Silic là một nguyên tố phi kim mà dạng tinh thể lại có tính bán dẫn, có ánh kim? Điều này nói lên điều gì?
- 2 dạng: tinh thể và vô định hình.
- Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cưong, màu xám, ánh kim, có tính bán dẫn, nóng chảy ở 1420oC.
- Silic vô định hình là chất bột màu nâu,
- Silic có tính chất vật lí của nguyên tố nửa kim loại.
I. Tính chất vật lí: 
Có 2 dạng tồn tại: 
 Silic tinh thể
 Silic vô định hình
Hoạt động 3:Tính chất hoá học:
- Dựa vào cấu hình electron, cho biết silic có thể có những số oxi hoá nào?
- Đối với silic thì số oxi hoá +2 ít đặc trưng.
- Silic có thể có tính chất gì với số oxi hóa 0?
- Silic có thể tác dụng với những phi kim nào, điều kiện về nhiệt độ ra sao?
- Trong các phản ứng trên Silic được đưa lên số oxi hoá là bao nhiêu? Silic thể hịên tính gì?
- Tương tự, hãy hoàn thành các phản ứng sau:
Hãy hoàn thành các phản ứng sau, xác định sự thay đổi số oxi hoá của Silic, trong các phản ứng đó silic đóng vai trò là chất gì?
-4, 0, +2, +4
- vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
- Tác dụng với flo ở nhiệt độ thường, với clo, brom iôt khi đun nóng, với cacbon, nitơ, lưu huỳnh ở nhiệt độ rất cao.
+4, thể hiện tính khử 
Silic là chất oxi hoá
II. Tính chất hoá học:
- các số oxi hoá của silic: -4, 0, +2, +4 ( +2 ít đặc trưng)
- Trong các phản ứng oxi hoá khử, silic vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
1. Tính khử:
a) Tác dụng với phi kim:
- ở nhịêt độ thường: Flo
 Silic tetraflorua
- Khi đun nóng: clo, brom, iôt, oxi
 Silic đioxit
- Ở nhiệt độ rất cao: Cacbon, nitơ, lưu huỳnh.
b) Tác dụng với hợp chất:
2. Tính oxi hióa:
Ở nhiệt độ cao silic tác dụng với Canxi, magiê, sắt tạo thành silixua kim loại.
Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên:
-Nghiên cứu sách giáo khoa, cho biết trạng thái tự nhiên của silic.
 Tinh thể thạch anh
Không tồn tại ở trạng thái tự do, mà chỉ gặp trong: Silic đioxit, các khoáng vật silicat và aluminosilicat như: cao lanh, đất sét. Đá xà vân, fenspat, thạch anh.
III. Trạng thái tự nhiên:
SGK
Hoạt động 5: Ứng dụng:
Nghiên cứu sách giáo khoa, và theo hiểu biết của mình, hãy nêu lên một số ứng dụng của Silic.
Củng cố: Silic vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử, về mặt hoá học là nguyên tố phi kim, nhưng về mặt lí học là nguyên tố nửa kim loại
- Dùng trong kĩ thuật vô tuyến điện, điện tử, chế tạo tế bào quang điện. bộ khuếch đại, bộ chỉnh lưu, pin mặt trời..
- Trong luyên kim dùng để tách oxi khởi kim loại nóng chảy
- Điều chế thép chịu axit.
IV. Ứng dụng:
SGK
Hoạt động 6: Điều chế:
Hãy nêu nguyên tắc điều chế Silic
- Dùng chất khử mạnh: Mg, Al, C để khử Si ở nhiệt độ cao.
V. Điều chế:
Hoạt động 7: Silic đioxit
- Dựa vào Sgk, SiO2 có thể phản ứng với chất nào?
- Tại sao lại dùng HF để khắc chữ lên thuỷ tinh?
-NaOH, HF
- HF hòa tan được SiO2 là thành phần chính của thuỷ tinh than chất tan.
B. Hợp chất của silic
I. SO2 : ở dạng tinh thể, tồn tại trong cát, thạch anh.
Hoạt động 8: Axit Silixic
- Axit Silixic là 1 axit yếu hơn axit cacbonic, hãy hãy chứng minh?
- Giới thiệu về silicagen.	
II. H2SiO3: ở dạng keo, không tan trong nước. là 1 axit rất yếu, yếu hơn axit cacbonic
Hoạt động 9: Muối silicat
Giới thiệu về muối silicat: là sản phẩm của phản ứng axit silixic tác dụng với kiềm.
- Chỉ có muối silicat của kim loại kiềm tan trong nước
- Dung dịch đâm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng.
- Úng dụng của thủy tinh lỏng?
- Bảo vệ gỗ hoặc vải khó cháy.
- Chế tạo keo dán thuỷ tinh và sứ
III. Muối silicat
H2SiO3+ ddKiềm→ Muối silicat
Hoạt động 10: Củng cố và dặn dò:
Củng cố:
Hãy so sánh tính chất của Cacbon và silic?
Dặn dò: Làm bài tập 1→6 sgk và tìm hiểu về công nghệ silicat

File đính kèm:

  • docBai 17 SILIC VA CAC HOP CHAT CUA SILIC.doc
Giáo án liên quan