Giáo án Hóa học 10 - Tiết 79, Bài 49: Tốc độ phản ứng hóa học (Tiết 2) - Huỳnh Vũ Tuấn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác.

2. Kĩ năng

 - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.

3. Trọng tâm

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

 - Dụng cụ : cốc thí nghiệm, đèn cồn

 - Hoá chất: các dd BaCl2, Na2S2O3,H2SO4 cùng nồng độ 0,1M, Zn, KMnO4 (rắn), CaCO3,

 2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài học ở nhà

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 79, Bài 49: Tốc độ phản ứng hóa học (Tiết 2) - Huỳnh Vũ Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Lấp Vò 2
Ngày: 01/04/2013
Tiết: 1 Tiết chương trình: 79 
Lớp: 10A1
:
GVHD: Trần Anh Thư
SV: Huỳnh Vũ Tuấn
MSSV: 0009410264
Lớp: ĐHS HOA 09B
 Bài 49: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 2 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức
 - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác.
2. Kĩ năng
 - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
3. Trọng tâm
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: 
 - Dụng cụ : cốc thí nghiệm, đèn cồn
 - Hoá chất: các dd BaCl2, Na2S2O3,H2SO4 cùng nồng độ 0,1M, Zn, KMnO4 (rắn), CaCO3, 
 2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài học ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Đàm thoại
 - Nêu vấn đề và diễn giải.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài mới:
 3. Giảng bài mới: Như chúng ta đã biết, để đánh giá một phản ứng xảy ra nhanh hay chậm, dựa vào tốc độ phản ứng. Để biết những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, ta đi vào phần tiếp theo của bài 49: tốc độ phản ứng hóa học.
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
5 phút
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ p/ứng
HĐ 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của nồng độ
Gv làm TN, Yc hs quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.
Yc hs cho biết đk để các chất pứ được với nhau ?
Hs quan sát hiện tượng và rút ra kết luận
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ p/ứng
1. Ảnh hưởng của nồng độ
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Vd: Cho dd H2SO4 td với Na2S2O3, p/ứ xảy ra nhanh khi nồng độ của Na2S2O3 lớn hơn.
5 phút
HĐ 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của áp suất
Hướng dẫn hs liên hệ giữa áp suất và nồng độ. Yc hs rút ra kết luận.
Hs theo dõi và ghi chép.
2. Ảnh hưởng của áp suất ( đối với chất khí)
 Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng, nên tốc độ phản ứng tăng
 VD: xét phản ứng sau ở 3020C
 2HI(K) = H2(K) + I2(K)
Khi PHI = 1atm, V= 1,22.10-8 mol/ls
Khi PHI = 2atm, V= 4,88.10-8 mol/ls
5 phút
HĐ 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của nhiệt độ
Gv làm TN, Yc hs quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.
? Yc hs giải thích .
-Hs hđ theo nhóm
-Đại diện trả lời
- Các hs còn lại nhận xét.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi t0 tăng tốc độ phản ứng tăng 
Vd: Cho dd H2SO4 td với đinh sắt, phản ứng xảy ra nhanh hơn khi đun nóng.
5 phút
HĐ 4: Tìm hiểu về ảnh hưởng của diện bề mặt
Gv làm TN, Yc hs quan sát hiện tượng và rút ra kết luận.
Hs theo dõi trả lời
4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Khi tăng diện tích bề mặt chất pứ, TĐPU tăng
Vd: Cho dd HCl td với CaCO3, p/ứ xảy ra nhanh khi nồng độ của bề mặt của đá vôi.
5 phút
HĐ 5: Tìm hiểu về ảnh hưởng của chất xúc tác
Gv lấy vd pứ phân hủy KClO3.
Yc hs cho biết vai trò của chất xúc tác trong pứ.
Hs theo dõi trả lời
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác
Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc. 
Vd: Pứ phân hủy KClO3. Pứ xảy ra nhanh khi có dùng chất xt MnO2.
5 phút
III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng
HĐ 6: Gv cho hs biết ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng.
Yc hs giải thích tại sao: 
- C2H2 cháy trong O2 cao hơn cháy trong không khí?
 - Đốt than củi kích thước nhỏ cháy mau hơn?
Hs h đ theo nhóm
Đại diện trả lời
Các hs còn lại nhận xét.
III. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ p/ứ được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất 
 Vd: - Nhiệt độ của ngọn lửa C2H2 cháy trong O2 cao hơn cháy trong không khí.
- Nấu thực phẩm trong nồi áp suất mau chính hơn ở as thường
- Đốt than củi kích thước nhỏ cháy mau hơn.
4. củng cố: 15 phút
. Cho phản ứng sau: Các chất p/ứ → các chất sp. Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói trên là
A. nồng độ các chất phản ứng. 	B. nồng độ các chất sản phẩm.
C. nhiệt độ. 	D. chất xúc tác.
. Cho 6 gam, kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng? 
A. thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.
B. tăng nhiệt độ lên đến 50OC.
C. thay dung dịch H2SO4 2M bằng dd H2SO4 1M. 
D. tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 lần.
Trong PTN có thể điều chế khí oxi từ muối kaliclorat, các yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ phản ứng ?
	A. Tăng áp suất.	 B. Nghiền nhỏ KClO3. C. Chất xúc tác.	D. Nhiệt độ.
4.4. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng phân hủy hidro peoxit có xúc tác là:
2H2O2 2H2O + O2
	A. Nồng độ H2O2.	 B. Nồng độ của H2O C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác.
4.5.Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ của phản ứng đó từ 25OC lên 75OC thì tốc độ phản ứng tăng
A. 5 lần. 	B. 10 lần. 	C. 16 lần. 	D. 32 lần.
4.6. Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 4 lần. Vậy khi giảm nhiệt độ từ 70OC xuống 40OC thì tốc độ phản ứng giảm đi
 A. 16 lần. 	B. 32 lần. 	C. 64 lần. 	D. 128 lần.
5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập, học bài và xem trước bài mới.
6. Rút kinh nghiệm
 Cao Lãnh, ngày 13 tháng 04 năm 2013
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
 Trần Anh Thư Huỳnh Vũ Tuấn

File đính kèm:

  • docgiao an toc do phan ung hoa hoc.doc
Giáo án liên quan