Giáo án Hóa học 10 - Tiết 4-5

I. Mục tiêu:

Nêu được thành phần cấu tạo của nguyên tử, gồm :

- Electron: Thí nghiệm tìm ra electron, khối lượng và điện tích của electron.

- Hạt nhân: Thí nghiệm tìm ra hạt nhân, proton và nơtron.

- Kích thước và khối lượng của nguyên tử

HS biết đọc thông tin, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi để rút ra kiến thức về thành phần nguyên tử.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV:

 - Tranh ảnh về một số nhà Bác học nghiên cứu, phát hiện thành phần cấu tạo nguyên tử.

- Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực (H1.1 và 1.2 SGK)

- Mô hình thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử (H1.3 SGK)

2. Chuẩn bị của HS: Đọc lại SGK lớp 8, phần cấu tạo nguyên tử.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 4-5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 1 Tiết PPCT: 4
Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu:
Nêu được thành phần cấu tạo của nguyên tử, gồm :
- Electron: Thí nghiệm tìm ra electron, khối lượng và điện tích của electron.
- Hạt nhân: Thí nghiệm tìm ra hạt nhân, proton và nơtron.
- Kích thước và khối lượng của nguyên tử
HS biết đọc thông tin, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi để rút ra kiến thức về thành phần nguyên tử.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh ảnh về một số nhà Bác học nghiên cứu, phát hiện thành phần cấu tạo nguyên tử.
- Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực (H1.1 và 1.2 SGK)
- Mô hình thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử (H1.3 SGK)
2. Chuẩn bị của HS: Đọc lại SGK lớp 8, phần cấu tạo nguyên tử.
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Nguyên tử là gì? Nguyên tử được tạo từ những hạt nào? Kí hiệu các hạt.
- GV :Cho HS đọc SGK thảo luận nhóm về sự tìm ra electron và hạt nhân
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện âm. Nguyên tử tạo bởi 3 lọai hạt proton, nơtron và electron.
- Cá nhân nghiên cứu hình vẽ 1.1, 1.2 SGK /trang 4 và thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử.
1) Electron:
a) Sự tìm ra electron:
- Tia âm cực gồm chùm hạt electron mang điện tích âm và mỗi hạt đều có khối lượng được gọi là electron.
b)Khối lượng, điện tích.
me = 9,1.10-31 kg.
qe = -1,6.10-19 (C)= 1-
GV:Sử dụng hình 1.3 SGK mô tả thí nghiệm, yêu cầu hình sinh nhận xét.
Kết quả thí nghiệm cho thấy điều gì?
HS: Thảo luận nhóm và nhận xét từng hiện tượng .
Hầu hết các hạt đều xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng. Một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu hoặc bị bật trở lại chứng tỏ tâm nguyên tử là hạt nhân mang điện tích dương.
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận về thành phần cấu tạo nguyên tử.
2. Sự tìm ra hạt nhân: 
-Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
-Hạt mang điện tích dương
có kích thước nhỏ so với nguyên tử nằm ở tâm đó là hạt nhân nguyên tử.
GV:yêu cầu HS đọc SGK tìm ra các thông tin về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận về thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:
+ Chứa proton (p) và nơtron (n).
+ Khối lượng: mp≈mn =1,67.10-27kg 1u.
+Điện tích:
 qp = + 1,6.10-19 (c) = 1+.
 qn = 0 (hạt trung hòa)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: so sánh đường kính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử? Đường kính của nguyên tử và của hạt nhân?
- GV giới thiệu về đơn vị nguyên tử u. Tính đơn vị u theo kg từ đó yêu cầu HS tính khối lượng của các hạt p và n theo đơn vị u.
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm và rút ra nhận xét, so sánh đường kính nguyên tử, hạt nhân,
- HS tính khối lượng của hạt p và n theo đơn vị u và kết luận.
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử.
1. Kích thước:
dnt = 10-10 m =10-1nm =1A0
dhn=10-14 m =10-5 nm =10-4.
 (A0)
de=dp =10-17m =10-8nm =
10-7 A0.
 2/ Khối lượng: 1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12. Nguyên tử này có khối lượng là 19,9265.10-27kg.
1u = 19,9265.10-27/12=1,6605.10-27kg
mp mn 1u. 
GV yêu cầu HS tính khối lượng của nguyên tử Cacbon và nguyên tử Hiđro theo đơn vị u.
HS: từ khối lượng của nguyên tử theo kg tính ra đơn vị u.
mc= 19,9265.10-27/1,6605.10-27 = 12u.
mC = 1,67.10-27/1,66.10-27 1u.
4. Củng cố: Làm bài tập 1, 2 để củng cố kiến thức đã học.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và xem trước bài hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị.
Tuần 2 Tiết 2 Tiết PPCT: 5
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
I. Mục tiêu:
Nêu được kí hiệu, mối liên hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân Z với số lượng proton (p) và số lượng electron (e) :
- Khái niệm số khối của hạt nhân A, cho ví dụ.
- Khái niệm nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử (Z), kí hiệu nguyên tử, cho ví dụ.
- Khái niệm đồng vị của nguyên tố hóa học, cho ví dụ.
- Khía niệm nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình, cho ví dụ.
Giải được một số bài tập có liên quan :
- Tính toán dựa theo biểu thức về số khối, kí hiệu nguyên tử.
- Tính nguyên tử khối trung bình khi biết phần trăm khối lượng của các đồng vị và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: Giáo án
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. Tiến trình bài học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
GV:Cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử và đặc điểm của các thành phần đó?
HS: cần trả lời được: gồm có proton, nơtron, electron. Và các đặc điểm của các loại hạt này.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV liên hệ với phần kiểm tra bài cũ cho HS rút ra kết luận điện tích hạt nhân là điện tích của hạt nào? Cho ví dụ?
GV cho HS tìm hiểu SGK và cho biết số khối là? Công thức tính? Cho ví dụ?
Cá nhân HS suy nghĩ trả lời.
Điện tích hạt nhân là điện tích của hạt proton.
Ví dụ: Oxi có 8 proton thì điện tích hạt nhân là 
8 + và số đơn vị điện tích hạt nhân là 8.
HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời. Cho ví dụ.
I. Hạt nhân nguyên tử:
1) Điện tích hạt nhân:
Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì điện tích hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Vì vậy:
 số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e =Z
2) Số khối:
Số khối của hạt nhân (A) bằng tổng số prton(Z) và tổng số nơtron (N)
Công thức: A = Z + N
GV cho HS tìm hiểu SGK và nêu định nghĩa nguyên tố hóa học là gì? 
Phân biệt khái niệm nguyên tử và nguyên tố?
GV cho HS tìm hiểu SGK và cho biết số hiệu nguyên tử là gì? Cho ví dụ?
Mối quan hệ giữa số hiệu nguyên tử với các hạt cơ bản? 
GV cho HS tìm hiểu SGK và giải thích các thông số trong kí hiệu? 
Từ kí hiệu nguyên tử ta biết được những thành phần nào liên liên quan đến nguyên tử?
HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời. Ví dụ:
Tất cả các nguyên tử có Z = 8+ đều thuộc nguyên tố oxi.
HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời. Ví dụ:
Oxi có số đơn vị điện tích hạt nhân là 8. Vậy số hiệu nguyên tử của oxi là 8.
HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời. Ví dụ: Na cho biết Na có số khối A = 23, số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = 11;Điện tích hạt nhân là 11+
II) NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1)Định nghĩa:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số khối.
 Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.
2) Số hiệu nguyên tử:
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Vậy:
số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e =Z
3) Kí hiệu nguyên tử:
 X 
X là kí hiệu nguyên tố.
A là số khối (A = Z + N)
Z là số hiệu nguyên tử.
GV phát phiếu học tập cho HS các nhóm yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày bài làm.
HS thảo luận và cử đại diện trình bày và so sánh các kết quả với nhau.
Nguyên tử
Số proton
Số nơtron
Số electron
Số khối
ĐTHN
O
8
8
?
?
?
Na
11
?
?
23
?
Cl
?
?
?
35
17
K
?
20
19
?
?
S
?
17
?
33
?
GV liên hệ với hình 1.4 cho HS rút ra định nghĩa đồng vị?
GV lưu ý cho HS về 2 đồng vị đặc biệt của hiđro.
HS hảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
HS cho ví dụ khác 2 ví dụ trên.
Oxi có 3 đồng vị:
O , O , O
III. Đồng vị:
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.
VD: Hiđro có 3 đồng vị là:
 H, H, H 
 Clo có 2 đồng vị là:
 Cl, Cl
Đơn vị khối lượng nguyên tử là gì? Nguyên tử khối là gì? Ý nghĩa của nguyên tử khối.
GV cho HS tìm hiểu công thức tính nguyên tử khối trung bình trong SGK và giải thích các thông số trong trong công thức ?
VD1: sgk /tr 13.
HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
Đơn vị khối lượng nguyên tử là u. 
1u=1,66005.10-27kg
HS thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời:
- Nguyên tử khối trung bình?
- Công thức tính?
Áp dụng tính khối lượng nguyên tử khối trung bình của clo.
HS thảo luận 5’ sau đó cử đại diện trình bày bài làm.
IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình:
1) Nguyên tử khối:
Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử. A = mP + mn
 Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
2) Nguyên tử khối trung bình:
 = 
Trong đó A1, A2, A3,.là số khối của các đồng vị.
x, y, z,.là thành phần trăm của các đồng vị. 
VD1: 
 ==35,5
4. Củng cố: Làm nhanh bài tập 3/14 SGK.
5. Dặn dò: làm bài tập 5/14, 2/18 SGK và luyện tập.

File đính kèm:

  • docTiet 4 5.doc