Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

I. Mục tiêu bài học:

HV nêu được

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

- Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm A.

HV biết quan sát cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A trong chu kì, nhóm để rút ra được quy luật.

II. Chuẩn bị:

* GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

* HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 1 Tiết PPCT: 22
Bài 8: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. Mục tiêu bài học:
HV nêu được
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm A.
HV biết quan sát cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A trong chu kì, nhóm để rút ra được quy luật.
II. Chuẩn bị:
* GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 
* HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố Na có Z=11, Ca có Z=20, Cu có Z=29.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Treo bảng cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố cho HS quan sát, yêu cầu HS nhận xét số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì 2,3,4,5,6?
HS:Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói chúng biến đổi tuần hoàn.
I. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:
- Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói chúng biến đổi tuần hoàn.
Vậy :sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.
Hoạt động 2
GV: Em hãy cho biết trong nguyên tử các electron ở lớp nào thể hiện tính chất hoá học của nguyên tử?
GV:bổ xung sự biến đổi tuần hoàn số e ở lớp ngoài cùng là nguyên nhân biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
GV: Cho HS nhận xét số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A? Mối liên hệ giữa số e lớp ngoài cùng và số thư tự nhóm A?
HS: Các electron ở lớp ngoài cùng ( Các e hoá trị ).
II. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A:
1. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
 - Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số lớp ngoài cùng ( số electron hoá trị ) nên có tính chất hoá học giống nhau.
 Số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng = số electron hoá trị.
GV: Yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết các nguyên tố nhóm VIIIA? Hs dựa vào bảng 5 (trang 38) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng ? 
GV: Các khí hiếm có tham gia phản ứng hoá học không? Vì sao?
GV: Phân tích cho HS thấy được cấu hình bền vững của khí hiếm.
GV: Cho Hs so sánh cấu hình e của Li với He, Na với Ne ? Đàm thoại cho Hs đưa ra tính chất của kim loại kiềm.
.
GV:Yêu cầu Hs nên tính chất hoá học?
GV: Cho Hs đọc các nguyên tố nhóm VIIA?
 So sánh cấu hình ngoài cùng của các halogen với cấu hình khí hiếm?
GV: Cho hs nhắc lại tính chất của phi kim. Lấy ví dụ cho hs viết.
HS: trả lời.
HS: Do có cấu hình electron bảo hoà ở lớp ngoài cùng rất bền vững.
HS: nhiều hơn khí hiếm 1e.
HS: Các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một e ngoài cùng để đạt cấu trúc e của khí hiếm gần nó.
HS: các halogen có khuynh hướng nhận thêm một electron để đạt cấu trúc e của khí hiếm gần nó.
2. Một số nhóm A tiêu biểu:
a. Nhóm VIIIA (nhóm khí hiếm).
các ntố :Heli Neon Argon Kripton xenon rađon.
Kí hiệu : He Ne Ar Kr Xe Ra
ô Nhận xét : nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm ( trừ He) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng ( ns2np6). Đó là cấu hình electron bền vững nên:
- Hầu hết các nguyên tử khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học.
- Ở điều kiện thường các khí hiếm tồn tại ở trạng thái khí và phân tử chỉ gồm một nguyên tử .
b. Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm):
các ntố : Liti Natri Kali Rubiđi Xesi Franxi
kí hiệu : Li Na K Rb Se Fr
ôNhận xét : -nguyên tử của các kim loại kiềm chỉ có một e ở lớp ngoài cùng : ns1.
 - Trong các phản ứng hoá học nguyên tử của các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi một electron và thể hiện hoá trị 1.
 - Các KLK là những kim loại điển hình.
 + Tính chất hoá học :
 - Tác dụng với O2 g oxit bazơ tan trong nước.
 Vd : 4Na + O2 = 2Na2O
-Tác dụng với H2O g bazơ kiềm + H2
 M + H2O = MOH
- Tác dụng với các phi kim khác tạo muối.
 c. Nhóm VIIA ( nhóm Halogen):
các ntố : Flo Clo Brom Iot Atatin
kí hiệu : F Cl Br I At
phân tử : F2 Cl2 Br2 I2
ô Nhận xét : 
- Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có 7 e ở lớp ngoài cùng : ns2np5.
- Trong các phản ứng các halogen có khuynh hướng thu thêm một electron và có hoá trị 1.
- là các phi kim điển hình, phân tử gồm hai nguyên tử .
+ Tính chất hoá học :
 - Tác dụng với H2:
 X2 + H2 = 2 HX (k), khí HX tan trong nước tạo thành dung dịch axit.
- Tác dụng với kim loại g muối.
Vd: 2 Na + Cl2 = 2 NaCl.
- Hiđroxit của chúng là các axit. Vd : HClO, HClO3. . .
4. Củng cố: Yêu cầu HS nêu cấu hình electron nguyên tử của nhóm IIA, dự đoán tính chất hóa học của nó.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới: sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.
- Làm bài tập 1,2,3,4,5,6,7 SGK/41.

File đính kèm:

  • docTiet 22.doc
Giáo án liên quan