Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22 + 23: Bài 12: Liên kết ion – Tinh thể ion

I. MỤC TIÊU

 Kiến thức: HS biết: - ion là gì? Khi nào nguyên tử thành ion? Có mấy loại ion?

 - Liên kết ion được hình thành như thế nào? bản chất của liên kết ion

 Kĩ năng: Liên kết ion ảnh hưởng nghư thế nào đến tính chất của hợp chất ion.

 G.dục t.tưởng: Giáo dục tính cẩn thận trong khâu làm bài tập.

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Soạn giáo án và một số tranh ảnh minh họa về sự tạo thành ion cũng như mạng tinh thể.

 Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

 Giáo viên: đàm thoại kết hợp các phương pháp khác như nêu vấn đề, giải thích vấn đề.

 Học sinh: Nghiêm túc tìm hiểu bài.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22 + 23: Bài 12: Liên kết ion – Tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 + 23 – Bài 12	LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION 
MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết: 	- ion là gì? Khi nào nguyên tử thành ion? Có mấy loại ion?
	- Liên kết ion được hình thành như thế nào? bản chất của liên kết ion
Kĩ năng: Liên kết ion ảnh hưởng nghư thế nào đến tính chất của hợp chất ion.
G.dục t.tưởng: Giáo dục tính cẩn thận trong khâu làm bài tập.
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Soạn giáo án và một số tranh ảnh minh họa về sự tạo thành ion cũng như mạng tinh thể.
Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết 
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Giáo viên: đàm thoại kết hợp các phương pháp khác như nêu vấn đề, giải thích vấn đề.
Học sinh: Nghiêm túc tìm hiểu bài.
CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của một nguyên tố hóa học?
HS2: Hãy viết cấu hình electron các nguyên tử A (Z= 11), B (Z = 13), C (Z = 8), D (Z = 17) và F (Z = 10) và cho biết nguyên tử nào là nguyên tử kim loại? phi kim? Khí hiếm?
Vào nội dung bài dạy mới: Như chúng ta đã biết, những nguyên tử mà lớp ngoài cùng có 8e (trừ He là 2e) thì chúng rất bền trong tự nhiên (ví dụ như Ne (Z = 10). Vậy những nguyên tử (như Na, Mg, Oxi, Cl) chưa đạt 8e (cấu hình bền) thì các nguyên tử này luôn có xu hướng nhừng hoặc nhận thêm electron để đủ 8 electron lớp ngoài cung cho bền.
Nội dung bài giảng
Hoạt động thầy và trò
Bài 12 LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION
Ion, cation, anion
Ion: là phần tử mang điện, được hình thành khi ng.tử nhận hoặc nhường electron
Ví dụ: Na+, Ca2+, Al3+, Cl-, S2-, NO3-, NH4+
Cation: là ion dương được hình thành khi ng.tử nhường electron.
M - ne Mn+
Ví dụ: Na -1e Na+ (cation natri)
 Mg -2e Mg2+ (cation magie)
Anion: là ion âm, được hình thành khi nguyên tử nhận electron. 
X + me Xm-
Ví dụ: O +2e O2- (anion oxit)
 Hay: O2 +4e 2O2- 
 Cl +1e Cl- (anion clorua)
 Hay: Cl2 +2e 2Cl- 
Phân loại ion
- Căn cứ theo điện tích: có 2 loại ion
+ Ion âm (anion) như Cl-, NO3-, O2-
+ Ion dương: (cation) như: Cu2+, Mg2+, NH4+
- Căn cứ theo số lượng nguyên tử: có 2 loại ion
+ Ion đơn: là ion được tạo nên từ một nguyên tử
Ví dụ: Cl-, O2-, Mg2+
+ Ion đa: là ion được tạo nên từ nhiều nguyên tử
Ví dụ: MnO4-, NO3-
SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION
Xét phản ứng Na + Cl2
Na (Z = 11): 1s2 2s2 2p6 3s1
Na -1e Na+ (1s2 2s2 2p6)
Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 
Cl + 1e Cl- (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6)
Vậy: Na + Cl Na+ + Cl- NaCl
Hay: 2Na + Cl2 2NaCl
Xét phản ứng Mg + Cl2
Xét phản ứng Mg + O2
TINH THỂ ION
1. Tinh thể ion (SGK)
2. Tính chất chung của hợp chất ion
-Trạng thái rắn, rất bền vững
- Khó bay hới, khó nóng chảy, dễ tan trong nước
BÀI TÂP
H.động 1: Sự hình thành ion
GV: Từ phần kiểm tra bài cũ, mỗi nguyên tử cần nhận hoặc nhường mấy electron để đạt cấu hình bền?
HS: Na (Z = 11) có 1e lớp NCcần nhường 1e
Mg (Z = 12) có 2e lớp NCcần nhường 2e
O (Z = 8) có 6e lớp NCcần nhận thêm 2e
Cl (Z = 17) có 7e lớp NCcần nhận thêm 1e
GV: Ở trạng thái cơ bản nguyên tử có mang điện không? Khi nhường hoặc nhận electron thì nguyên tử mang điện tích là bao nhiêu? V.dụ?
HS: bình thường nguyên tử không mang điện, nhưng khi ng.tử nhận electron sẽ mang điện tích “-“ và cho electron sẽ mang điên tích “+”. Giá trị điện tích bằng số e cho hoặc nhận.
Ví dụ: 
Na (Z = 11) 
Số e/đ.tích
số p
điện tích
Chưa cho e
11/11-
11/11+
0
Khi cho 1e
10/10-
11/11+
1+
Cl (Z = 17) 
Số e/đ.tích
số p
điện tích
Chưa nhận e
17/17-
17/17+
0
Khi nhận 1e
18/18-
17/17+
1-
H.động 2: Phân loại ion
GV: Qua các ví dụ cùng với dữ kiện SGK em có thể phân loại ion như thế nào ?
HS: ion dương và ion âm, ion đa và ion đơn.
GV: yêu cầu HS lấy ví dụ
HS: đưa ra ví dụ
Ion âm (anion): Cl-, NO3-, O2-
Ion dương: (cation): Cu2+, Mg2+, NH4+
Ion đơn: Cl-, O2-, Mg2+
Ion đa: MnO4-, NO3-
H.động 3: Sự tạo thành liên kết ion
GV: Từ sự hình thành ion Na+, Cl- ở phần I GV đặt vấn đề: Muốn hình thành được ion thì các nguyên tử phải thức hiện quá trình gì? điều kiện để quá trình đó xảy ra?
HS: Quá trình nhường và nhận e. đề nhường được e cần có 1 nguyên khác nhận e, và ngược lai.
GV: cho HS xem mô hình sự tạo thành ion
HS: lên bảng tóm lược các quá trình nhận và nhường electron, sự hình thành liên kết MgCl2, MgO
H.động 4: Tinh thể ion và tính chất.
HS: xem tranh và mô tả về tinh thể NaCl
GV: Nhận xét và giới thiệu đôi nét về tinh thể NaCl.
H.động 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Củng cố bài (1,5p): thế nào là ion? Có mấy loại ion? Ion được hình thành khi nào? Mô tả sự hình thành liên kết ion? Bàn chất của liên kết ion là gì? 
Dặn dò (0,5p) : học bài, làm các bài tập SGK, đọc trước bài mới
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc22 + 23. lien ket ion.doc