Giáo án Hóa học 10 - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử các nguyên tố hóa học - Năm học 2013-2014

1. Kiến thức:

 – HS biết và hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào BTH. Hiểu được cấu tạo của BTH : ô, chu kì, nhóm A, nhóm B.

 – HS hiểu được mối liên quan giữa vị trí và cấu hình electron của nguyên tử.

- Học sinh nắm vững:-Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn .

- Số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố thuộc nhóm A .

- Học sinh vận dụng : -Nhìn vào vị trí của các nguyên tố thuộc nhóm A -> Số e hoá

trị của nó.Từ đó, dự đoán được tính chất của nguyên tố.

 ->Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.

2. Kỹ năng:

 - Đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng. Vận dụng sắp xếp một nguyên tố hoá học vào BTH khi biết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố đó và ngược lại.

3. Tư tưởng: Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử các nguyên tố hóa học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ...../...../2013
Giảng: ....../...../2013
Lớp 10A1
Tiết 15
 BÀI 8 - SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	– HS biết và hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào BTH. 	Hiểu được cấu tạo của BTH : ô, chu kì, nhóm A, nhóm B.
	– HS hiểu được mối liên quan giữa vị trí và cấu hình electron của nguyên tử.
- Học sinh nắm vững:-Cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn .
- Số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố thuộc nhóm A .
- Học sinh vận dụng : -Nhìn vào vị trí của các nguyên tố thuộc nhóm A -> Số e hoá 
trị của nó.Từ đó, dự đoán được tính chất của nguyên tố.
 ->Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.
2. Kỹ năng:
	- Đọc được các thông tin về nguyên tố hoá học ghi trong một ô của bảng. Vận dụng sắp xếp một nguyên tố hoá học vào BTH khi biết cấu hình e của nguyên tử nguyên tố đó và ngược lại.
3. Tư tưởng: Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập
 II- CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stkChuẩn bị Bảng cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (Bảng 5, sgk Trang 38)
* Học sinh: Soạn bài mới trước khi đến lớp.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Giảng bài mới:
3.Bài mới:
BÀI 8 - SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
Hoạt động 1:
- Gv:chỉ vào bảng 5-Trang 38 và phát vấn:
- Xét cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố lần lượt qua các chu kì 2,3,4,5,6,7 ,em có nhận xét gì về sự biến thiên của số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm A?
- Xét cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố lần lượt qua các chu kì 2,3,4,5,6,7 .
- Nhận xét : Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tốđược lặp đi lặp lại.Ta nói: chúng biến đổi 1 cách tuần hoàn
I.SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ .
- Xét cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A qua các chu kì.Ta thấy, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tốđược lặp đi lặp lại.Ta nói: chúng biến đổi 1 cách tuần hoàn.
-Như thế,sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi ĐTHN tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi 1 cách tuần hoàn.
Hoạt động 2:
- GV và HS dựa vào bảng 5-Trang 38 và thảo luận các câu hỏi sau:
- Nhận xét gì về số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A?
- Từ số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A cho biết dữ liệu gì?
- Từ số e hoá trị có xác định được loại nguyên tố không?
- Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e ngoài cùng ,tức là có cùng số e hoá trị.Chính sự giống nhau về cấu hình e ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
- Từ số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A cho biết :
->sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
->Số e hoá trị.
-Từ số e hoá trị có xác định được loại nguyên tố :
->Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.
->Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAàVIIIA
II.CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.
1.Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Các nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm A có cùng số e ngoài cùng ,tức là có cùng số e hoá trị.
- Chính sự giống nhau về cấu hình e ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
Số TT của nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị
-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.
-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIAàVIIIA.
Hoạt động 3:
-Tên nhóm VIIIA ? Gồm bao nhiêu nguyên tố? Tính chất hoá học đặc trưng?Cấu hình e chung?
- Tên nhóm VIIIA :Nhóm khí hiếm
- Gồm các nguyên tố:He,Ne,Ar,Kr,Xe,Ra
- Tính chất hoá học đặc trưng:không tham gia phản ứng hoá học.
-Cấu hình e chung:ns2np6 (Trừ He)
2. Một số nhóm A tiêu biểu.
a. Nhóm VIIIA (Nhóm khí hiếm)
*Gồm các nguyên tố: He,Ne,Ar,Kr,Xe,Ra
-Cấu hình e chung:ns2np6 (Trừ He)
-Hầu hết các khí hiếm không tham gia phản ứng hoá học.
Hoạt động 4:
-Tên nhóm IA ? Gồm bao nhiêu nguyên tố? Tính chất hoá học đặc trưng?Cấu hình e chung?
-Gv gọi Hs lên bảng viết ptpư khi cho Na,K tác dụng với O2,Cl2,H2O.
-Tên nhóm IA :Kim Loại kiềm.
-Gồm các nguyên tố:Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*
- Tính chất hoá học đặc trưng:tính khử mạnh.
-Cấu hình e chung:ns1
*PTPƯ:
2Na + O2 à 2Na2O
2K + O2 à 2K2O
2Na + Cl2 à 2NaCl
2K + Cl2 à 2KCl
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2
2K + 2H2O à 2KOH + H2
b. Nhóm IA (Nhóm Kim Loại kiềm)
*Gồm các nguyên tố: Li,Na,K,Rb,Cs,Fr*
-Cấu hình e chung: ns1 (Dễ nhường 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
-Tính chất hoá học: tính khử mạnh.
->T/d với oxi tạo oxít bazơ
->T/d với PK tạo muối
->T/d với nuớc tạo hiđroxít +H2
Hoạt động 5:
-Tên nhóm VIIA ? Gồm bao nhiêu nguyên tố? Tính chất hoá học đặc trưng?Cấu hình e chung?
-Gv gọi Hs lên bảng viết ptpư khi cho Cl2 tác dụng với O2 , Mg , H2.
-Tên nhóm VIIA :Nhóm Halogen
-Gồm các nguyên tố:F,Cl,Br,I,At*
- Tính chất hoá học đặc trưng:tính oxi hoá mạnh.
-Cấu hình e chung:ns2 np5 
*PTPư:
2Cl2 + O2à 2Cl2O
Mg + Cl2à MgCl2
Cl2 + H2 à 2HCl
c. Nhóm VIIA (Nhóm Halogen)
*Gồm các nguyên tố: F,Cl,Br,I,At*
-Cấu hình e chung: ns2 np5 (Dễ nhận 1 e để đạt cấu trúc bền vững của khí hiếm)
-Tính chất hoá học: tính oxi hoá mạnh.
->T/d với oxi tạo oxít axít
->T/d với KL tạo muối
->T/d với H2 tạo hợp chất khí.
4. Củng cố: - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử các nguyên tố:
à Cấu hình e cũng được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì,do Z tăng-> Có sự biến đổi tuần 
hoàn tính chất.
 - Cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (Số TT của 
nhóm = Số e ngoài cùng = Số e hoá trị)
 -1 số nhóm A tiêu biểu.(IA,IIA,VIIIA)
5. Dặn dò: 
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 15.doc