Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 29-30: Phản ứng oxi hóa khử

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử

- Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử

HS hiểu:

- Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử.

- Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử

2. Kĩ năng

- Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không phải phản ứng oxi hoá – khử.

- Lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

- HS:

III. PHƯƠNG PHÁP

- Tạo tình huống, nêu vấn đề

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 29-30: Phản ứng oxi hóa khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2009
Ngày giảng: 27/11/2009
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
TIẾT 29 - 30: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử
Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá – khử
HS hiểu:
Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử.
Thế nào là phản ứng oxi hoá – khử
2. Kĩ năng
Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không phải phản ứng oxi hoá – khử.
Lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
Tạo tình huống, nêu vấn đề
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài mới.
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
GV gọi 1 HS nêu lại sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử đã học ở THCS.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu phản ứng có sự tham gia của oxi.
* Mục tiêu: Sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng có oxi tham gia.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận cặp 5p xác định số oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa của các nguyên tố trong 2 phương trình sau:
4Na + O2 → 2Na2O	(1)
CuO + H2 → Cu + H2O	(2)
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi đại diện 1 số cặp trình bày, y/c HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện
Kết luận: 
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức
+ Phản ứng (1): Sự chiếm oxi của Na là sự oxi hóa →Na là chất khử → Số oxi hóa của Na tăng: 0 → +1
 Sự nhường oxi của O2 là sự khử → O2 là chất oxi hóa → Số oxi hóa của O giảm: 0→ - 2 
+ Phản ứng (2): Sự chiếm oxi của H2 là sự oxi hóa → H2 là chất khử → Số oxi hóa của H2 tăng: 0 → +1
 Sự nhường oxi của Cu+2 là sự khử → Cu+2 là chất oxi hóa → Số oxi hóa của Cu+2 giảm: +2→ 0
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng không có sự tham gia của oxi
* Mục tiêu: Sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa trong phản ứng không có oxi tham gia.
* Thời gian: 15p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận cặp 5p và xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong 2 phản ứng sau và dự vào định nghĩa chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử ở trên hãy xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử của các nguyên tố:
H2 + Cl2 → 2HCl	(3)
Al + Cl2 → AlCl3	(4)
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi đại diện 1 số cặp trình bày, y/c HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
HS thực hiện
Bước 3:
GV thông báo: Những phản ứng này là phản ứng oxi hóa - khử. Vậy phản ứng oxi hóa - khử là gì?
HS trình bày
Kết luận:
- Số oxh của hđro tăng từ 0 lên +1. Hiđro là chất khử. Sự làm tăng số oxh của hiđro là sự oxh hiđro
- Số oxh của clo giảm từ 0 xuống -1. Clo là chất oxh. Sự làm giảm số oxh của clo là sự khử clo
- Số oxh của Al tăng từ 0 lên +3. Al là chất khử. Sự làm tăng số oxh của Al là sự oxh Al
- Số oxh của clo giảm từ 0 xuống -1. Clo là chất oxh. Sự làm giảm số oxh của clo là sự khử clo
Vậy : 
+ Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron.
+ Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.
+ Sự oxi hóa (quá trình oxi hóa) là sự nhường electron.
+ Sự khử (quá trình khử) là sự nhận electron.
Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
Lưu ý : Phản ứng oxi hóa - khử bao giờ cũng xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài
- GV nhấn mạnh nội dung bài học và lưu ý HS cách ghi nhớ
- Cho HS làm BT 1, 2, 3 để củng cố
- BTVN: 4, 5, 6 SGK/83
- Chuẩn bị cho tiết sau: Phản ứng oxi hóa - khử (tiếp)
	+ Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
	+ Nguyên tắc
	+ Các bước lập phương trình của phản ứng oxi hóa - khử.
(Hết tiết 29)
5. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
Xác định số oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong phương trình sau:
	Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
 6. Hoạt động 3: Tìm hiểu lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (tiết 30)
 * Mục tiêu: Lập được phương trình của phản ứng oxi hoá – khử
 * Thời gian: 30p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS: Để lập được PTHH của phản ứng oxh – k ta cần biết những gì? Phương pháp để cân bằng phản ứng oxh – k? Nêu nguyên tắc của phương pháp đó.
HS thực hiện
Bước 2:
GV y/c HS: n/c SGK nêu các bước cân bằng phản ứng oxh – k và áp dụng với phương trình: VD VD 1: 
VD 2: 
HS thực hiện
Bước 3:
GV y/c 2 HS lên bảng thực hiện, HS còn lại theo dõi nhận xét và bổ sung
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS:
Nguyên tắc của phương pháp thăng bằng electron:do chất khử nhường = do chất oxh nhận
VD 1: + Bước 1: Xác đính số oxh của các nguyên tố trong pư để xác đinh chất oxh và chất khử
 + Số oxh của nitơ tăng từ -3 lên 0 NH3 là chất khử
 + Số oxh của oxi giảm từ 0 xuống -2 oxi là chất oxh.
 + Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử:
 + Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e mà chất khử nhường bằng tổng số e chất oxh nhận
 Hệ số của chất khử là 2, của chất oxh là 3.
 + Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra
VD 2: + Bước 1: Xác đính số oxh của các nguyên tố trong pư để xác đinh chất oxh và chất khử
 Cu là chất khử vì số oxh tăng từ 0 lên +2
 H2SO4 là chất oxh vì S+6 có số oxh giảm từ +6 xuống +4
 + Bước 2: Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử:
 + Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e mà chất khử nhường bằng tổng số e chất oxh nhận
 + Bước 4: Đưa hệ số vào phương trình và kiểm tra
 7. Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử
 * Mục tiêu: Nắm được ý nghĩa của phản ứng oxh – k trong tự nhiên và trong CN
 * Thời gian: 5p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS n/c SGK và hãy nêu ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử ?
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c HS lên bảng làm BT 6 a, b SGK để củng cố bài
HS thực hiện
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
 8. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài
GV nhấn mạnh nội dung toàn bài và lưu ý HS:
	+ Dựa vào đặc điểm chất oxh, chất khử người ta phân loại phản ứng oxh – k thành:
	• Chất khử và chất oxh nằm ở các phân tử khác nhau.
	• Phản ứng oxh – k nội phân tử: Chất oxh và chất khử khác nhau, nhưng cùng ở trong 1 phân tử.
	• Phản ứng tự oxh, tự khử: Một nguyên tố vừa là chất oxh, vừa là chất khử.
BTVN: 6, 7 SGK/ 103 – 104.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ.
+ Những phản ứng nào có sự thay đổi số oxh, những phản ứng nào không có sự thay đổi số oxh.

File đính kèm:

  • doc10NC tiet 29 ko cot.doc