Giáo án Hóa học 10 - Ban cơ bản - Trường THPT BC Nam Sách

A. Mục tiêu bài giảng

I. Kiến thức

Qua bài giảng học sinh có được được những điểm sau: Cách hệ thống lại các kiến thức hóa học cơ bản đã được học ở THCS có liên quan trực tiếp tới chương trình hóa học lớp 10.

+ Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử như thế nào?

+ Nguyên tố hóa học, hóa trị và cách xác định hóa trị của nguyên tố.

+ Định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối của chất khí.

II. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng làm một số bài tập có liên quan đến cấu tạo nguyên tử

- Rèn luyện kỹ năng lập công thức, tính toán theo công thức và phương trình phản ứng, tỉ khối của chất khí.

- Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol (M), khối lượng chất (m), số mol (n), thế tích khí ở đktc (V), và số mol phân tử chất (A).

III. Thái độ - tình cảm

- Gây hứng thú, ham thích học tập môn hóa học.

- Rèn luyện ý thức cẩn thận, trung thực, kiên trì, tỉ mỉ, chính xác trong công việc.

- Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

B. Đồ dùng học tập – phương pháp

 

doc14 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Ban cơ bản - Trường THPT BC Nam Sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 xác định hóa trị của một nguyên tố hóa học?
- Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.
- Cách xác định hóa trị: trong hợp chất AxBy, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia: 
- Biết được giá trị 3 đại lượng => đại lượng thứ 4
(?) Yêu cầu HS xác định hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất Na2O, CH4, SO3, NH3 (biết hóa trị của O là 2 và H là 1)?
HS: Làm bài tập vào vở
* VD: 
Hoạt động 6
4. Định luật bảo toàn khối lượng
(?) Nêu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng? 
- Lấy ví dụ minh họa.
- Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
VD: Trong phản ứng hóa học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
(?) Yêu cầu HS làm bài tập áp dụng: 
BT: Cho 1,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với với 160 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng ta thu được 0,896 lít H2 ở đktc. Tính khối lượng muối khan thu được.
+ Hướng dẫn HS làm bài
- Nhận xét về phản ứng
- Tính khối lượng của HCl, H2
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
+ Nhận xét và cho điểm bài làm của học sinh.
Ta có: 
HS: Làm bài tập áp vào vở
Phương trình phản ứng:
Ta có 
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
=> 
Hoạt động 7
5. Mol
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm:
- Mol là gì?
- Khối lượng mol là gì?
- Khái niệm thể tích mol chất khí?
GV: Yêu cầu HS đưa ra mối quan hệ giữa:
- Khối lượng chất (m) ↔ khối lượng mol (M).
- Khối lượng chất (m) ↔ số mol (n).
- Khối lượng mol (M) ↔ số mol (n)
- Số mol (n) ↔ thể tích chất khí (V)
- Số mol (n) ↔ Số phân tử, số nguyên tử (A)
(?) Yêu cầu HS làm bài tập: Hãy tính thể tích (ở đktc) của hỗn hợp có chứa 1,1 gam CO2 và 1,6 gam O2.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập
- Tính số mol của các chất CO2, O2
- Tính số mol hỗn hợp => Vhh
HS: Nhắc lại khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol.
* Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Con số 6.1023 gọi là số Avogađro và được kí hiệu là N = 6.1023.
* Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là khối lượng tính bằng gan của N nguyên tủ hoặc phân tử.
VD: MO = 16g; MH = 1g; = 32g; 
* Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
- Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều là 22,4 lít. 
HS: Đưa ra mối liên hệ
HS: Làm bài tập vào vở.
 Ta có 
Vậy thể tích hỗn hợp là: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 8
6. Tỉ khối của chất khí
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm:
- Tỉ khối của chất khí là gì?
- Công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B. Giải thích các kí hiệu có trong biểu thức tính.
(?) Yêu cầu HS làm bài tập: 
- Tính tỉ khối của khí CH4, SO2 so với Hiđro ?
- Tính tỉ khối của khí Cl2, SO3 so với không khí ?
+ Hướng dẫn HS làm bài
+ Nhận xét bài làm của SH
HS: nhắc lại khái niệm
* Tỉ khối của khí A đối với khí B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.
- Công thức tính: 
HS: làm bài tập vào vở.
 ; 
Hoạt động 9
Củng cố kiến thức – Bài tập về nhà
(?) HS hệ thống hóa lại các kiến thức quan trọng trong bài.
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
- Nhắc học sinh nội dung các kiến thức sẽ ôn tập ở tiết 2 và yêu cầu HS về ôn tập các nội dung sau: 
1. Các công thức về dung dịch như: độ tan, nồng độ C%, nồng độ CM
2. Sự phân loại các hợp chất vô cơ
3. Bảng tuần hoàn
HS: Hệ thống hóa lại các kiến thức quan trọng đã học trong bài.
- Làm các bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
HS: Lắng nghe các nội dung cần ôn tập ở tiết 2 để về nhà chuẩn bị.
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 2 : ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp theo)
Soạn ngày 31/09/2007
A. Mục tiêu bài giảng
I. Kiến thức
HS sẽ tiếp tục ôn và củng cố lại các kiến thức cơ bản mà HS đã được học ở THCS. - Về dung dịch (độ tan, nồng độ C%, CM) và sử dụng thành thạo các công thức tính độ tan, nồng độ C%, nồng độ CM, khối lượng riêng của dung dịch.
- Các loại chất vô cơ, tính chất hóa học của các chất vô cơ (axit, bazơ, muối, oxit)
- Kiến thức về bảng hệ thống tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm)
II. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng làm một số bài tập có liên quan đến dung dịch
Viết các phương trình phản ứng hóa học
Kĩ năng làm một số bài tập liên quan đến cấu tạo nguyên tử
Kĩ năng tư duy, phán đoán, trình bày một bài toán hóa học
III. Thái dộ - tình cảm
- Thấy được vai trò và ý nghĩa của môn hóa học
- Giúp học sinh thêm yêu thích môn hóa học hơn.
B. Đồ dùng học tập – phương pháp
I. Đồ dùng học tập
1) Giáo viên
- Giáo án, hệ thống bài tập và câu hỏi gợi ý.
2) Học sinh
- Ôn tập lại các nội dung mà GV đã nhắc nhở ở tiết trước.
- Giải một số bài tập vận dụng theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của giáo viên.
II. Phương pháp
Phương pháp vấn đáp – tái hiện
C. Tiến trình giảng dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số
Hoạt động 2
Vào bài
Tiết 2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM (tiếp theo)
Hoạt động 3
I. Dung dịch (15 phút)
(?) yêu cầu HS thảo luận để hệ thống lại các nội dung sau:
- Độ tan của một chất trong nước là gì?
- Thảo luận để đưa ra câu trả lời:
- Độ tan của một chất trong nước (S) được tính bằng số gam của chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dung dich bão hòa ở một nhiệt độ xác định
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Công thức tính độ tan
- Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước?
- Nêu các công thức tính nồng độ của dung dịch mà các em biết?
+ Nồng độ phần trăm (C%) ?
+ Nồng độ mol (CM) ?
(?) Yêu cầu HS làm bài tập áp dụng
Hòa tan 16g NaOH vào nước để thu được 200ml dung dịch:
a. Tính nồng độ mol của dd NaOH?
b. Cần dùng bao nhiêu gam dung dịch axit H2SO4 19,6% để trung hòa hết 50ml dung dịch NaOH nói trên?
+ Hướng dẫn học sinh làm bài
+ Nhận xét bài làm của HS
- Chất rắn: tăng khi tăng
- Chất khí: tăng khi giảm, p tăng
- Các công thức tính nồng độ dung dịch:
+ Nồng độ phần trăm (C%)
+ Nồng độ mol (CM) 
HS: Làm bài theo sự hướng dẫn của GV
a. Số mol NaOH trong 200ml dd NaOH
b. Phản ứng trung hòa
Theo phương trình phản ứng ta có
Vậy 
Hoạt động 4
Sự phân loại các hợp chất vô cơ (15 phút)
(?) Hãy kể các loại hợp chất vô cơ đã được học ở bậc THCS?
- Lấy ví dụ minh họa
- Nêu những tính chất hóa học đặc trưng
- Viết phương trình phản ứng minh họa
- Nhận xét các phương trình phản ứng mà HS đã viết.
Hợp chất vô cơ được chia làm 4 loại:
+ Oxit (gồm oxit bazơ và oxit axit)
- Oxit bazơ: Tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước.
VD: Na2O; Fe2O3, 
- Oxit axít: Tác dụng với dd bazơ tạo thành muối và nước
VD: SO2; P2O5, 
+ Axit: tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
VD: H2SO4, HNO3, 
+ Bazơ: tác dụng với axit tạo thành muối và nước
VD: NaOH, Fe(OH)2, 
+ Muối: có thể tác dụng với axit tạo sản 
phẩm là muối mới và axit mới, có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo sản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hệ thống hóa lại
phẩm là muối mới và bazơ mới. 
VD: NaCl, MgCl2, CaCO3, 
Hoạt động 5
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (10 ph út)
(?) Hãy cho biết cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và ý nghĩa?
+ Ô nguyên tố là gì?
+ Chu kì là gì?
+ Nhóm là gì?
(?) Yêu cầu HS làm bài tập
Nguyên tố A trong bảng HTTH có số hiệu nguyên tử là 12, hãy cho biết:
a. Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A
b. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn.
c. Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố A.
- Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số e lớp ngoài cùng.
- Làm bài tập theo sự hướng dẫn
a. Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A
+ Hạt nhân có điện tích 12+
+ Trong nhân có 12 proton
+ Lớp vỏ gồm có 12 electron
b. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn
- Số thứ tự 12
- Nhóm IIA
+ Chu kì 3
c. Tính chất hóa học đặc trưng là tính kim loại
Hoạt động 6
Củng cố kiến thức – Bài tập về nhà (3 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm đã học trong bài.
- Nhắc HS về ôn lại cac kiến thức trọng tâm cơ bản của lớp 8, 9 để chuẩn bị cho chương trình hóa học 10
- Yêu cầu học sinh về nhà làm một số bài tập để củng cố kiến thức.
- Nhắc lại các kiến thức trọng tâm cần nhớ trong bài học
- Về ôn lại các kiến thức theo sự chỉ đạo của giáo viên
- Về nhà làm bài tập
NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM
CHƯƠNG I:
NGUYÊN TỬ
Bài 1
Tiết 3: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Soạn ngày: 04/09/2007 
A. Mục tiêu bài giảng
I. Kiến thức
- Học sinh hiểu được nguyên tử chưa phải là cấu tạo nhỏ nhất của vật chất.
- Nguyên tử có cấu tạo phức tạp, được cấu tạo bởi các hạt nhỏ hơn là eeleectron, proton và nơtron.
- Nguyên tử và các hạt đều có khối lượng, kích thước và đều mang điện trừ hạt nơtron không mang điện và nguyên tử trung hòa về điện
II. Kĩ năng
- Có kĩ năng quan sát mô hình hay thí nghiệm mô phỏng, phân tích hiện tượng rút ra kết luận về cấu tạo nguyên tử.
- Học sinh biết cách sử dụng các đơn vị đo lường như: u, ddvddt, nm, 
- Biết cách làm một số bài tập có liên quan
III. Tình cảm thái độ
- Phân biệt được thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
- Để hiểu được thế giới vi mô phải tư duy trên cơ sở các kết quả thí nghiệm và các kết quả tính toán để rút ra kết luận.
B. Đồ dùng học tập – Phương Pháp
I. Đồ dùng học tập
1. Giáo viên
- Giáo án, hệ thống câu hỏi nhằm phục vụ cho bài học
- Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực
- Mô hình thí nghiệm khám phá ra nguyên tử ( nếu có)
2. Học sinh
- Sách giáo khoa hóa học lớp 10
- Xem những kiến thức liên quan đến phần nguyên tử
II. Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp dùng các đồ dùng dạy học trực quan.
C. Tiến trình giảng dạy
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Ổn định tổ chức lớp - kiểm tra sĩ số
Hoạt động 2
Vào bài
GV đặt vấn đề: Từ trước Công nguyên đến thế kỉ XIX người ta cho rằng các chất đều được tạo nên từ những hạt cực kì nhỏ bé

File đính kèm:

  • docnhom va hop chat cua nhom.doc