Giáo án Hình học 9 - Tuần 12 - Tiết 24: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn - Nguyễn Thành Trung

 

-1 hs trả lời B tập ?1 / SGK

TL: Giả sử đường thẳng và đường tròn có 3 điểm chung => đường tròn đi qua ba điểm thẳng hàng (vô lí).

 Khi đó: OH < R và

 HA = HB =

-trả lời bài tập ?2 / SGK

+Trường hợp:đ thg a đi qua tâm O, k/c từ O đến đthg a bằng 0, nên OH=0< R.

+Trường hợp:đ thg a không đi qua tâm O, kẻ OH AB.Xét tam giác OHB vuông tại H, ta có OH

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tuần 12 - Tiết 24: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn - Nguyễn Thành Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : /./ 201lớp 9A
Tuần 12
Tiết 24
 Bài 4: VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI 
 CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN
	 ---o0o0---
I.MỤC TIÊU : 
1/Kiến thức: HS chỉ ra được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn tương ứng với ba hệ thức giữa khoảng cách d từ tâm đường tr đến đ th và bán kính R của đ tr.Biết được khi nào 1 đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn. Biết cách vẽ đường thẳng cắt đường tròn, đường thẳng tiếp xúc với đường tròn , đường thẳng khong giao nhau với đường tròn .Xác định được vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn khi biết hệ thức d và R.
2/.Kỹ năng:Biết vận dụng các kiến thức trong bài để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
3/Thái độ: Thấy được một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
1/ GV : compa, thước thẳng, thước eke, Bảng phụ(hình 71; 72; 73 / 107,108; bảng tóm tắt,?3/ 109)SGK
2/ HS : bảng nhóm, compa, thước thẳng, thước eke,Xem trước bài học này ở nhà. 
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1/ Kiểm tra bài cũ: 
Hs1) Phát biểu định lí 1, 2 về sự liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây?
2/Dạy nội dung bài mới : 
Hđ của giáo viên
Hđ của học sinh
Nội dung
Hđ1:
 -yêu cầu hs làm ?1/ 107 sgk
è Gv gt : căn cứ vào số điểm chung của đ thg và đ tr mà ta có các vị trí tương đối của chúng->GV giới thiệu vị trí tương đối 1 như SGK, gt cát tuyến.
à GV yêu cầu HS so sánh OH và R.
-yêu cầu hs làm ?2/ 108 sgk
-1 hs trả lời B tập ?1 / SGK 
TL: Giả sử đường thẳng và đường tròn có 3 điểm chung => đường tròn đi qua ba điểm thẳng hàng (vô lí).
 Khi đó: OH < R và
 HA = HB = 
-trả lời bài tập ?2 / SGK
+Trường hợp:đ thg a đi qua tâm O, k/c từ O đến đthg a bằng 0, nên OH=0< R. 
+Trường hợp:đ thg a không đi qua tâm O, kẻ OH AB.Xét tam giác OHB vuông tại H, ta có OH<OB nên OH< R.
1) Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn:
a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau:
Khi đường thẳng a và đường tròn (O) có hai điểm chung A và B, ta nói chúng cắt nhau.
Đường thẳng a gọi là cát tuyến của đường tròn (O).
 Khi đó: OH < R 
 Và HA = HB = 
Hđ 2:
 Khi đường thẳng và đường tròn chỉ có chung một điểm, ta gọi chúng ntn với nhau?
à Yêu cầu HS so sánh OH và R.
* GV giới thiệu định lí như SGK.
* Đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau tại một điểm gọi là tiếp xúc nhau.
b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc:
Đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau tại một điểm gọi là tiếp xúc nhau.
+ Điểm H gọi là tiếp điểm.
Định lí:(học sgk)
* Nếu đường thẳng vàđường tròn không có điểm chung, ta nói chúng ntn với nhau?
à So sánh OH và R
+ * Nếu đường thẳng vàđường tròn không có điểm chung, ta nói chúng không giao nhau ( không cắt nhau).
OH > R
c) Đường thẳng và đường tròn không giao nhau: khi chúng không có điểm chung.
Khi đó : OH > R.
* GV treo bảng phụ : Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn.
à GV giới thiệu như SGK.
-yêu cầu hs làm ?3/ 109 sgk
+cho hđ nhóm 3’ -. Trả lời
* HS xem thêm SGK.
-1 hs đọc đề ?3, hđ nhóm 3’:
TL:a) đường thẳng a cắt đường tròn(O) vì d<R.
b) kẻ OH BC .Ta tính được HC =4cm. Vậy BC = 8cm
2) Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn :
( học sgk/ trang 109)
3/ Củng cố, luyện tập: 
- cho hs làm Bài tập 17, 18 /109,110 SGK.
	4/Hướng dẫn hs tự học ở nhà : 
- Học thuộc lòng các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn.
- BTVN : 19, 20 /110 SGK.
-Chuẩn bị bài mới: 
Bài 5. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN 
CỦA ĐƯỜNG TRÒN
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA toan 9 tiet 24 hh 9.doc
Giáo án liên quan