Giáo án Hình học 8 kì 1 - Trường thcs Đức Tín

Tuần 4: Tiết 7: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho học sinh.

- Rèn kỹ năng vẽ hình, chứng minh.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ.

- HS: Thước thẳng, compa.

III. Các bước lên lớp:

 

doc61 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 8 kì 1 - Trường thcs Đức Tín, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K tr102, 103.
Tuần 10:	Tiết 19: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố cho HS tính chất các điểm cách một đường thẳng cho trước một khoảng cách cho trước, định lí về đường thẳng song song cách đều.
Rèn luyện kĩ năng phân tích bài toán; tìm được đường thẳng cố định, điểm cố định, điểm di động và tính chất không đổi của điểm, từ đó tìm ra điểm di động trên đường nào.
Vận dụng các kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng trong thực tế.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Thước kẻ, compa, êke.
HS: Ôn tập các tập hợp điểm đã học; Thước kẻ, compa, êke.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ (7ph)
Phát biểu định lí về các đường thẳng song song cách đều.
Chữa bài 67 SGK tr102.
HS phát biểu định lí SGK tr102.
Chữa bài tập:
Xét DADD’ có:
AC = CD (gt)
CC’ // DD’ (gt)
Þ AC’ = C’D’ (định lí đtb tam giác)
Xét hình thang CC’BE có:
CD = DE (gt)
DD’ // CC’ // EB (gt)
Þ C’D’ = D’B (định lí đtb hình thang)
Vậy AC’ = C’D’ = D’B.
B. Luyện tập (36ph)
Bài 1: (bài 126 SBT tr73)
Điểm I di chuyển trên đường nào?
Trên hình những điểm nào cố định, điểm nào di động?
Theo em, I di động trên đường nào? Tại sao?
Bài 2: (bài 70 SGK tr103)
Bài 1:
Ta có A, B, C cố định. M di động kéo theo I di động.
I di động trên đường trung bình EF của DABC.
Chứng minh:
Qua I vẽ đường thẳng song song với BC cắt AB tại E và cắt AC tại F.
DABM có:
IA = IM (gt)
IE // MB (cách vẽ)
Þ EA = EB (định lí đường trung bình của tam giác).
Chứng minh tương tự có: FA = FC.
AB, AC cố định 
Þ E, F cố định.
Vậy khi M di chuyển trên BC thì I di chuyển trên đường trung bình EF của DABC.
Bài 2:
Kẻ CH Ox
DAOB có:
CA = CB (gt)
CH // OA (cùng Ox)
Þ CH là đường trung bình của DAOB
Þ CH = 
Nếu B º O thì C º E (E là trung điểm AO)
Vậy khi B di chuyển trên tia Ox thì C di chuyển trên tia Em // Ox, cách Ox một khoảng bằng 1cm.
C. Hướng dẫn về nhà (2ph)
Bài tập 71 SGK tr103.
Ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình bình hành và hình chữ nhật, tính chất tam giác cân.
Tiết 20: §11. HÌNH THOI
Mục tiêu:
HS hiểu định nghĩa hình thoi, các tính chất của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
HS biết vẽ một hình thoi, biết chứng minh một tứ giác là hình thoi.
Biết vận dụng các kiến thức về hình thoi trong tính toán, chứng minh và trong các bài toán thực tế.
Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ, thước kẻ, compa, êke.
HS: Ôn tập về tam giác cân, hình bình hành, hình chữ nhật.
	Thước kẻ, compa, êke.
Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Định nghĩa (7ph)
Tứ giác ABCD ở hình bên có gì đặc biệt?
GV yêu cầu HS làm bài?1 SGK.
Vậy hình thoi là một hình bình hành đặc biệt.
1. Định nghĩa:
Tứ giác ABCD là hình thoi
Û AB = BC = CD = DA
?1 
Hình thoi ABCD có AB = BC = CD = DA nên cũng là một hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau.
B. Tính chất (15ph)
Do hình thoi là một hình bình hành đặc biệt nên hình thoi có những tính chất gì?
GV vẽ thêm vào hình vẽ hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O.
Hãy phát hiện thêm các tính chất khác về hai đường chéo AC và BD?
Cho biết GT – KL của định lí?
Chứng minh định lí?
Hãy phát hiện thêm về tính chất đối xứng của hình thoi?
2. Tính chất:
Hình thoi là một hình bình hành đặc biệt nên hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
Cụ thể: Trong hình thoi:
Các cạnh đối song song.
Các góc đối bằng nhau.
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau và là phân giác các góc của hình thoi.
ABCD là hình thoi
AC ^ BD
GT
KL
Chứng minh:
DABC có:
AB = BC (định nghĩa hình thoi)
Þ DABC cân tại B
Mà OA = OC (tính chất hình bình hành)
Þ BO là trung tuyến.
BO cũng chính là đường cao, đường phân giác (tính chất tam giác cân)
Vậy AC ^ BD và 
Chứng minh tương tự:
Hình thoi là một hình bình hành đặc biệt nên giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của nó.
Trong hình thoi ABCD, BD là đường trung trực của AC nên A đối xứng với C qua BD. B và D cũng đối xứng với chính nó qua BD.
ÞBD là trục đối xứng của hình thoi.
Tương tự AC cũng là trục đối xứng của hình thoi.
C. Dấu hiệu nhận biết (21ph)
Ngoài cách chứng minh một tứ giác là hình thoi theo định nghĩa (tứ giác có bốn cạnh bằng nhau), hình bình hành cần theo điều kiện gì để trở thành hình thoi?
ABCD là hình bình hành 
AC ^ BD
ABCD là hình thoi
GT
KL
GV yêu cầu HS làm bài?3
Cho biết GT – KL của bài toán?
Hãy chứng minh
Các dấu hiệu còn lại HS tự chứng minh.
Củng cố: bài 73, hướng dẫn bài 74 SGK tr105, 106.
3. Dấu hiệu nhận biết:
HS lần lượt nêu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình thoi.
?3
Chứng minh:
Xét DABC, ta có:
BO ^ AC (gt)
OA = OC (tính chất hình bình hành)
Þ BO là đường cao, đường trung tuyến.
Þ DABC cân tại B
Þ AB = AD (hai cạnh bên tam giác cân)
Vậy hình bình hành ABCD là hình thoi vì có hai cạnh kề bằng nhau.
D. Hướng dẫn về nhà (2ph)
Học bài.
Bài tập 75, 76, 77 SGK tr106.
Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Tuần 11: 	Tiết 21: § 12 HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm chắc định nghĩa và các tính chất của hình vuông, các dấu hiệu nhận biết hình vuông.
- Rèn kỹ năng vẽ hình vuông, biết vận dụng các tính chất của hình vuông trong chứng minh, tính toán, nhận biết một hình vuông thông qua các dấu hiệu.
II. CHUẨN BỊ:
HS: Giấy kẻ ô vuông, film trong để làm bài tập có sử dụng đèn chiếu.
Giáo viên: Để bài giải sẵn trên film trong.
III. NỘI DUNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ:
Cho tứ giác ABCD có 3 cạnh góc vuông và AB=BC.
 Chứng minh ABCD là hình thoi.
Giáo viên: Có thể kết luận gì khác về tứ giác ABCD? Vì sao?.
Hoạt động 1: 
Giáo viên: Giới thiệu định nghĩa hình vuông.
Giáo viên: Có thể định nghĩa hình vuông theo cách khác?
Dựa trên lý thuyết về tập hợp, có thể nói gì vế quan hệ giữa ba tập hợp: HÌnh chữ nhật, hình thoi, hình vuông?
Giáo viên: Với các nói như trên, có thể nói gì về những tính chất của hình vuông?
Hoạt động 2:
Giáo viên: Hãy nêu tất cả tính chất của hai đường chéo hình vuông.
Hoạt động 3: 
Giáo viên: Dựa vào định nghĩa hình vuông và các tính chất vừa phát hiện thêm hãy nêu những dấu hiệu nhận biết hình vuông?
Hoạt động 4: (Củng cố)
1/ giáo viên cho học sinh nhận dạng các hình vuông từ tập hợp các hình vuông từ tập hợp các hình gv đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ.
Bài tập 2?SGK
3/ Trong thực tế người thợ nề thường kiểm tra một hình là hình vuông bằng thước như thế nào?
2/ Xem hình vẽ ở bảng, tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
Bài tập về nhà và hướng dẫn.
Bài tập 79: Dịnh lý Pitago.
Bài tập 80: Mối liên hệ giữa hình vuông với hình chữ nhật và hình thoi.
Bài tập 82: Yêu cầu học sinh.
Chứng minh bằng hai cách
Một học sinh chứng minh ở bảng đen:
“ Từ giả thiết suy ra góc B bằng 90o nên ABCD là hình hình hành và AB=BC (gt) nên ABCD là hình thoi”.
Học sinh: Có thể nói ABCD là hình chữ nhật (Tứ giác có ba góc vuông).
Hoạt động 1: (Nắm khái niệm chủ động theo hướng dẫn của GV)
Học sinh: 
Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông.
Hình vuông có tất cả những tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Hoạt động 2: (Tìm kiếm thêm những tính chất về đường chéo của hình vuông) 
Học sinh tìm tất cả tính chất của hai đường chéo hình vuông ghi trên phiếu học tập. 
Hoạt động 3: ( Tìm kiếm, tổng hợp những dấu hiệu nhận biết hình vuông). 
Học sinh sẽ phát biểu những phát hiện của mình về những dấu hiệu nhận biết hình vuông.
Hoạt động 4: (Củng cố)
1. Nhận dạng hình vuông từ tập hợp các hình giáo viên cho 
2. –Đo độ dài các cạnh của tứ giác 
 - Đo độ dài các đường chéo của tứ giác 
3. Làm bài tập ở Bảng, bằng cách quan sát, tìm thấy giả thiết trên hình vẽ và chứng minh bằng miệng khi có lời yêu cầu của giáo viên. 
Tiết 22: LUYỆN TẬP VỀ – HÌNH THOI - HÌNH VUÔNG 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh củng cố vững chắc những tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi, hình vuông 
	Rèn luyện kỹ năng phân tích, kỹ năng nhận biết một tứ giác là hình vuông 
II. CHUẨN BỊ:
Học sinh làm bài tập giáo viên đã hướng dẫn ở nhà trong tiết trước.
Giáo viên: Một số phim chuẩn bị cho lời giải các bài tập 83,84,85 SGK 
III. NỘI DUNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên: Định nghĩa hình vuông, bài tập. 
Hoạt động 1: 
Cho ABCD là hình vuông, AE=BF=CG=DH. Chứng minh tứ giác EFGH là hình vuông
Hoạt động 1b:
Giáo viên: Xem các câu đúng hay sai? Nếu sai hãy nêu một phản ví dụ. 
Hoạt động 2:
Giáo viên: Cho học sinh làm trên phim trong để sử dụng đèn chiếu.
Bài tập 84 SGK.
- D thuộc cạnh BC, DF//AE, DE//AF.
- Tứ giác AFDE là hình gì?
- Cho D chạy trên cạnh BÁO CÁO, ở vị trí nào của D thì tứ giác AEDF là hình thoi? Vì sao?
- Nếu cho A = 90o thì tứ giác AFDE là hình gì?
Hoạt động 3: (Củng cố)
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD, có E, F lần lượt là trung điểm AB và CD, AF cắt DE ở M, BF căt CE ở N.
a. Tứ giác AEFD, BEFC là hình gì? Vì sao?
b

File đính kèm:

  • docHình 8-09.doc