Giáo án Hình học 6 – Chương II: Góc

Tên bài giảng : CHƯƠNG II : GÓC

 Đ 1. NỬA MẶT PHẲNG

MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Hiểu thế nào là nửa mặt phẳng

- Có kỹ năng gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ

- Làm quen với việc phủ định một khái niệm .

NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .

Hoạt động 2 : Giới thiệu lại các khái niệm : đường thẳng, tia, nửa đường thẳng, đoạn thẳng, điểm nằm giữa hai điểm

 

doc27 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 6 – Chương II: Góc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ : 21	Tuần : 26	Ngày soạn :
	Ngày dạy:
Tên bài giảng : 	Đ 6 . tia phân giác của góc
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Hiểu được tia phân giác của một góc là gì ? hiểu được đường pơhân giác của một góc là gì ?
Hình thành kỹ năng vẽ tia phân giác của một góc .
Có thái độ cẩn thận, chính xác khi đo, vẽ, gấp giấy .
chuẩn bị:
Bảng phụ vẽ hình đầu bài học, thước đo độ.
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: (GV gọi HS khá giỏi)
Vẽ góc xÔy = 1000 . Trên nửa mặt phẳng chứa tia Ox bờ là đường thẳng chứa tia Oy hãy vẽ góc yÔz = 500 . (Chỉ vẽ không nêu cách vẽ)
Tia nào nằm giữa hai tia nào ? vì sao ?
Tính số đo góc xÔz và so sánh hai góc xÔz và yÔz .
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
Hoạt động 3 : Tia phân giác của một góc là gì ?
- GV cho HS nhận xét bài kiểm tra, sửa lại cho đúng.
- GV yêu cầu HS nhận xét tia Oz trong bài kiểm tra cũ có những tính chất gì?
- HS: + Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
 + Oz tạo với 2 cạnh Ox, Oy 2 góc bằng nhau 
GV giới thiệu: Tia Oz là tia phân giác của góc xÔy. Một cách tổng quát tia phân giác của góc là tia thoả mãn những điều kiện gì?
HS trả lời như định nghĩa SGK.
- GV treo hình vẽ đầu bài SGK (vẽ hình cái cân) và hỏi: Khi cân thăng bằng thì kim có vị trí nào?
- HS: Trùng tia phân giác của góc AOB.
* HS làm bài tập số 30 SGK. (Hoạt động nhóm)
1/ Tia phân giác của một góc là gì:
Định nghĩa: SGK
Hoạt động 4 : Vẽ tia phân giác của một góc .
* GV cho HS làm bài tập sau:
 Hãy vẽ góc xÔy = 700, giả sử Oz là tia phân giác của xÔy. 
 a) Hãy tính xÔz?
 b) Vẽ và nêu cách vẽ tia Oz?
HS thực hiện bài toán.
GV hướng dẫn HS cách thứ nhất : tính toán số đo các góc rồi dùng thứơc thẳng và thước đo góc để vẽ các góc cuối cùng thì xác định tia phân giác như SGK.
- GV hỏi: Khi đã vẽ được góc xÔy trên giấy, giả sử không có thước đo góc thì làm thể nào có thể xác định được tia phân giác của góc xÔy?
- HS suy nghĩ.
GV hướng dẫn cách thứ hai : bằng cách gấp giấy.
- GV hỏi: Qua hai cách xác định tia phân giác, với mỗi góc (không phải là góc bẹt) ta xác định được bao nhiêu tia phân giác?
HS trả lời như nhận xét SGK.
GV hỏi: Qua hai cách xác định tia phân giác hãy cho biết mỗi góc có bao nhiêu tia phân giác?
HS: Mỗi góc (không phải là góc bét) chỉ có một tia phân giác.
- HS làm ? SGK.
 (Lưu ý: Góc bẹt có hai tia phân giác là hai tia đối nhau).
HS làm bài tập 31 SGK. (hoạt động nhóm).
- GV hỏi: Qua các bài toán trên nếu Oz là tia phân giác của góc xOy thì hai góc xOz và zOy có quan hệ thế nào với góc xOy?
- HS: xÔz = zÔy = xÔy
* GV lưu ý HS cần nhớ chất quan trọng của tia phân giác.
2/ Cách vẽ tia phân giác của một góc:
Cách thứ nhất : Dùng thước thẳng và thước đo góc.
Cách thứ hai : Gấp giấy.
Nhận xét: SGK
Tính chất:
Oz là tia phân giác của góc xÔy
xÔz = zÔy = xÔy
Hoạt động 5 : Các chú ý 
GV vẽ hình 39 lên bảng và giới thiệu khái niệm đường phân giác của một góc.
HS vẽ đường phân giác của góc 700 . Vẽ các tia phân giác của góc bẹt và đường phân giác của góc bẹt . Nhận xét .
(Mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác.)
3/ Chú ý: SGK
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc còn gọi là đường phân giác của góc đó.
Hoạt động 6 : Củng cố - Dặn dò 
GV hướng dẫn HS diễn đạt tia phân giác của một góc bằng các cách khác nhau .
Oz là tia phân giác của góc xÔy
Oz nằm trong góc xÔy và chia đôi góc đó
Oz nằm giữa hai tia Ox,Oy và xÔZ = yÔz
xÔz = zÔy = xÔy
HS làm bài tập 32 SGK tại lớp.
Căn dặn HS học bài theo SGK và thử so sánh hai bài học Trung điểm của đoạn thẳng với tia phân giác của một góc.
HS làm ở nhà các bài tập 33 - 37 để chuẩn bị Luyện tập ở tiết sau .
Phần rút kinh nghiệm và bổ sung: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết thứ : 22 	Tuần : 27	Ngày soạn :
	Ngày dạy:
Tên bài giảng : 	luyện tập
Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần :
Củng cố các khái niệm đã học vè góc và các quan hệ giữa hai góc .
Rèn kỹ nằng vẽ góc, đo góc, vẽ tia phan giác của một góc nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
Tập tính chính xác và cẩn thận khi đo, vẽ .
Nội dung và các hoạt động trên lớp :
Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh .
Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi :
	Thế nào là tia phân giác của một góc ? Cho góc mIn = 800. Biết It là tia phân giác của góc mIn, tính góc tIn?
Phần hướng dẫn của thầy giáo
và hoạt động học sinh
Phần nội dung
cần ghi nhớ
y
Hoạt động 3 : Luyện vẽ góc đơn giản và tính số đo các góc .
Bài tập 33 :
* GV yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm hai góc kề nhau, bù nhau, kề bù?
HS vẽ hình theo đề bài .
GV hỏi: Có những cách tính nào ? 
 (C1 : sử dụng tính chất của hai góc kề bù tính góc xOt rối tính x'Ot;
 C2 : x'Ôt = x'Ôy+yOt)
GV hỏi: Chọn cách nào ? vì sao ? 
 ( TL: Cách 1 bởi khỏi tính x'Ôy và chứng tỏ Oy nằm giữa Ox' và Ot.)
HS trình bày lời giải bài toán.
Bài tập 34 :
GV yêu cầu HS tương tự bài tập 33, hãy vẽ hình và tính góc x'Ôt và xÔt'.
* GV hướng dẫn: Riêng việc tính góc tÔt' ta có nhiều cách:
	C1 : tÔt' = xÔt' - xÔt
	C2 : tÔt' = x'Ôt - x'Ôt'
	C3 : tÔt' = tÔy - yÔt'
	C4 : tÔt' = xÔx' - (xÔt + x'Ôt')
- HS trình bày bài giải.
* GV hỏi: Có nhận xét gì về góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù?
- HS trả lời câu hỏi.
t
Bài tập 33 :
1300
x'
x
O
Ta có xÔt = xÔy/2 = 650 (vì Ot là phân giác góc xÔy)
Vì xÔt và tÔx' kề bù nên xÔt+tÔx'=1800 Suy ra x'Ôt = 1800 - xÔt = 1800 - 650 = 1150
y
Bài tập 34 :
t'
t
1000
x'
x
O
Kết quả :
 x'Ôt = 1300 , xÔt' = 1400 ; tÔt' = 900
Hoạt động 4 : Luyện vẽ hình và tính toán hình học phức tạp hơn
Bài tập 36:
HS vẽ hình theo đề bài .
GV hướng dẫn HS cách tính mÔn theo thư tự tính các góc yÔz, nÔy, mÔy .
GV hỏi: Có nhận xét gì về số đo của góc tạo bởi hai đường phân giác của hai góc kề nhau ? 
HS trả lời: Bằng nửa tổng số đo của hai góc.
Bài tập 37:
HS vẽ hình theo đề bài.
a) GV hỏi: Vì sao tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz? Lúc đó ta có hệ thức nào? 
HS trả lời câu hỏi.
 (GV hướng dẫn HS tính và trình bày bài giải)
b) GV hướng dẫn HS tính góc mÔn.
Vì sao tia Om nằm giữa hai tia Ox và On?
Có cách tính nào khác để được số đo góc mÔn?
Bài tập 36 :
Kết quả :
yÔz = 500, nÔy = 250, mÔy = 400.
m
n
O
z
x
y
Bài tập 37 :
Kết quả :
	yÔz = 1200 - 300 = 900 ; 
 mÔn = 600
Hoạt động 5 : Dặn dò 
HS hoàn thiện các bài tập đã sửa và hướng dẫn. 
Làm tiếp bài tập số 35 (tương tự bài tập 34)
Tiết sau : Thực hành đo góc trên mặt đất (Các nhóm chuẩn bị dụng cụ thực hành theo sự phân công của GV)
* Phân công mỗi tổ: chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 3 cọc tiêu ( 1 cọc dài 30cm, hai cọc còn lại mỗi cọc dài 1,2m)
Phần rút kinh nghiệm và bổ sung: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docChuong 2 hinh 6.doc