Giáo án Hình học 11 CB tiết 8: Phép đồng dạng

PHÉP ĐỒNG DẠNG

 Tiết: 8

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức: HS cần nắm được:

+ Khái niệm phép đồng dạng.

+ Các tính chất của phép đồng dạng.

+ Hai hình đồng dạng.

2 Kỹ năng:

+ Tìm ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép đồng dạng.

+ Hai phép đồng dạng khác nhau khi nào?

3. Về thái độ:

+ Cẩn thận, chính xác, khoa học.

+ Biết quy lạ thành quen

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 CB tiết 8: Phép đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2007 PHÉP ĐỒNG DẠNG
 Tiết:	8	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức: HS cần nắm được:
+ Khái niệm phép đồng dạng.
+ Các tính chất của phép đồng dạng.
+ Hai hình đồng dạng.
2 Kỹ năng: 
+ Tìm ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép đồng dạng.
+ Hai phép đồng dạng khác nhau khi nào?
3. Về thái độ: 
+ Cẩn thận, chính xác, khoa học.
+ Biết quy lạ thành quen
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
	1.Chuẩn bị của thầy: 
	+ Hình vẽ 1.63 đến 1.68 trong SGK. Thước kẻ, phấn màu
	+ Chuẩn bị một số hình ảnh thực tế thể hiện phép đồng dạng.
	2. Chuẩn bị của trò: Kiến thức cũ và kiến thức đang học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số . (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: Nhăùc lại định nghĩa của phép vị tự? Tìm ảnh của tam giác qua phép vị tự. Yếu
 tố xác định một phép vị tự? (3’)
3. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài mới : Khi chụp hình ta rửa ra hai cỡ ảnh khác nhau, nhưng cùng một phim thì chúng ta nhận thấy điều gì? Hình ảnh như nhau kích thức khác nhau à hai hình đồng dạng nhau. (1’)
 * Tiến trình tiết dạy
ÿ.Hoạt động1: I. ĐỊNH NGHĨA 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
10’
H: Phép đồng dạng tỉ k khác phép vị tự tỉ số k ở điểm nào?
H: Quan hệ giữa phép dời hình và phép đồng dạng?
H: Quan hệ giữa phép vị tự và phép đồng dạng?
Dự kiến trả lời
à F(k) số k > 0 còn V(k) số k k ¹ 0
à Phép dời hình là trường hợp riêng của phép đồng dạng khi tỉ số k = 1.
à Phép vị tự tỉ số k > 0 là một phép đồng dạng.
àF(M)=M’,F(N)=N’; tỉ số k
 G(M’)=M”, G(N’)=N” tỉ số p
 Þ 
I.Đ/n: Tĩm tắt
Nhận xét: 
+Phép dời hình là PDD tỉ số
 k = 1.
+Phép V tỉ số là một PDD.
+ Thực hiện liên tiếp hai phép đồng dạng tỉ số k và ti số p ta được phép đồng dạng tỉ số kp.
ÿ.Hoạt động 2: II TÍNH CHẤT 
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
15’
H: Cho phép đồng dạng tỉ k. Các điểm A, B, C thẳng hàng và.
+ Nhận xét gì về ví trí của A’, B’, C’ và ?
H: Nhắc định nghiã hai tam giác đồng dạng?
H: Cho DABC có trọng tâm G, DA’B’C’ là ảnh của DABC qua phép đồng dạng tỉ số k. CMR ảnh G’ của G là trọng tâm của DA’B’C’. 
H:F(A) = A’ , F(M)= M’, 
F(G) =G’cho ta điều gì?
 + Dựa định nghĩa PĐD.
 + Dựa biểu thức trọng tâm.
à A’, B’ C’ thẳng hàng, B nằm giữa A và C thì B’ nằm giữa A’ và C’ còn có :
à Các cạnh tương ứng tỉ lệ và các góc tương ứng bằng nhau.---> Tính chất.
à
F(A) = A’ , F(M)= M’
 Þ A’M’ = kAM .
F(G) = G’ Þ A’G’ = kAG.
Vì G là trọng tâm Þ AG= AM
Þ 
Þ , A’,G,M’ thẳng hàng M’ là trung điểm của B’C’Þ G’ là trọng tâm DA’B’C’.
II-Tính chất:
Phép đồng dạng tỉ số k:
+ Bảo toàn tính thẳng hàng và thứ tự giữa các điểm.
+Biến đường thẳng thành đường thẳng, tia thành tia, đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
+Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó, biến góc thành góc bằng nó. 
Ví dụ2:
 Cho DABC có trọng tâm G, DA’B’C’ là ảnh của DABC qua phép đồng dạng tỉ số k. CMR ảnh G’ của G là trọng tâm của DA’B’C’.
Chú ý:
a)	Phép đồng dạng biến 
F(DABC)= DA’B’C’thì biến trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tương ứng thành trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp của tam giác ảnh của nó. 
b) Phép đồng dạng biến đa giác n cạnh thành đa giác n cạnh, biến đỉnh thành đỉnh, cạnh thành cạnh. 
ÿ.Hoạt động 3: III- Hình đồng dạng
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
7’
H: cho ta quan hệ nào của chúng?
H: Xác định phép vị tự biến hình JLKI thành IKBA? 
H:Xác định phép biến hình biến hình IKBA thành hình IHAB?
H: Nhận xét hai hình thang JLKI và IHAB? 
à
Þ 
 Þ DABC = DA’B’C’ Þ 
DABC đồng dạng DA’B’C’.
1. Định nghĩa: (Sgk)
(H’) ~( H) Û 
Ví dụ 3:Cho hình chữ nhật ABCD , AC cắt BD tai I. Gọi H, K, L và J lần lượt là trung điểm của AD, BC, KC và IC. Chứng minh hai hình thang JLKI và IHAB đồng dạng.
Giải
Củng cố: (7’)
Trắc nghiệm: 
Câu 1:Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào là sai?
	a) Hai hình tròn bất kỳ, hai vuông bất kỳ là đồng dạng, hai hình chữ nhật bất kỳ nói chung là không đồng dạng.
	b) Phép tịnh tiến theo và phép quay với góc quay k2p, phép là một phép đồng nhất.
	c) Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng nó.
	d) Hai tam giác bất kỳ luôn có một phép đồng dạng biến tam giác này thành tam giác kia.
Câu 2: Cho phép đồng dạng F(DABC) = DA’B’C’. Các khẳng định nào sau đây là sai?
	a) DABC đồng dạng DA’B’C’.
	b) F(G) = G’. Nếu G là trọng tâm DABC thì G’ là trọng tâm DA’B’C’. 
	c) S diện tích DABC, S’diện tích DA’B’C’ thì ( k là tỉ số đồng dạng.
	d) F(H) = H’, nếu H là trực tâm DABC thì H’ là tâm đường tròn ngoại tiếp DA’B’C’. 
Câu 3: Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy. Phép vị tự tâm I(2; 3) tỉ số k = -2 biến điểm 
M(-7; 2) thành điểm M’ có tọa độ là :
	a. (-10; 2)	b. (20; 5)	c. (18; 2)	d. (-10; 5)
Câu 4: Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy. Cho 2 điểm M(4; 6) và M’(-3; 5). Phép vi tự tâm I tỉ số biến điểm M thành M’. Khi đó tọa độ điểm I là :
	a. I(-4; 10)	b. I(11; 1)	c. I(1; 11)	d. I(-10; 4
 Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
+ Học kĩ bài cũ.
+ Làm các bài tập 1,2,3,4 trang 33 (SGK)
IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • dochh11CB_08.doc