Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 10: Luyện tập về phép đồng dạng

Tiết PPCT: 10

Tuần 10

Bài 7: PHÉP ĐỒNG DẠNG

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Hiểu được định nghĩa và tính chất của phép đồng dạng và tỉ số đồng dạng.

 - Hiểu được tính chất cơ bản của phép đồng dạng và hai hình đồng dạng.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Nhận biết được phép dời hình và phép vị tự là trường hợp riêng của phép đồng dạng.

 - Biết được phép đồng dạng có được là thực hiện liên tiếp hai phép biến hình.

 - Biết chứng minh hai hình đồng dạng với nhau.

3. Thái độ, tình cảm: Giúp học sinh yêu thích môn học hơn, luôn tìm tòi kiến thức có liên quan đến bài học. Liên hệ các vấn đề trong thực tế với phép đồng dạng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 10: Luyện tập về phép đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 10
Tuần 10
Bài 7: PHÉP ĐỒNG DẠNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Hiểu được định nghĩa và tính chất của phép đồng dạng và tỉ số đồng dạng.
 - Hiểu được tính chất cơ bản của phép đồng dạng và hai hình đồng dạng.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Nhận biết được phép dời hình và phép vị tự là trường hợp riêng của phép đồng dạng.
 	- Biết được phép đồng dạng có được là thực hiện liên tiếp hai phép biến hình.
 	- Biết chứng minh hai hình đồng dạng với nhau.
3. Thái độ, tình cảm: Giúp học sinh yêu thích môn học hơn, luôn tìm tòi kiến thức có liên quan đến bài học. Liên hệ các vấn đề trong thực tế với phép đồng dạng.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (10’)
GV: Nêu định nghĩa phép vị tự tâm O tỉ số k và định lí 1 về tính chất của phép vị tự.
GV: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. Tìm ảnh của tam giác ABC qua phép vị tự tâm O, tỉ số 2.
	Đáp án: Trên tia OA, OB, OC lần lượt lấy các điểm A’, B’, C’ sao cho ,,. Khi đó ảnh của tam giác ABC chính là tam giác A’B’C’.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (20’)
GV: Gọi 1 hs nhận xét về hai tam giác ABC và ở hình trên. Chúng có đồng dạng với nhau không ?
GV: Gọi 1 hs đọc định nghĩa phép đồng dạng SGK trang 30.
GV: Phép vị tự tỉ số k có là phép đồng dạng không. Nếu là phép đồng dạng hãy thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu?
GV: Bằng phép dời hình ta chuyển một tam giác từ vị trí này đến ví trí kia thì thì hình dạng và kích thước các cạnh có thay đổi không? Khi đó thì phép dời hình có là phép đồng dạng không, nếu có thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu ?
GV: Cho hs đọc đề phần HĐ SGK trang 30. Gọi 1 hs lên bảng chứng minh.
GV: Kiểm tra bài giải của học sinh.
Hoạt động 2 (10’)
GV: Cho hs đọc định lí SGK trang 30.
GV: Từ định nghĩa và định lí của phép đồng dạng, các em hãy phát biểu tính chất của phép đồng dạng.
GV: Gọi 1 hs trả lời ?2 SGK trang 31.
GV: Dựa vào định nghĩa hai hình bằng nhau, em hãy phát biểu định nghĩa hai hình đồng dạng.
GV: Trình chiếu các hình đồng dạng.
HS: Hai tam giác trên có hình dạng giống nhau nhưng kích thước thì khác nhau. Hai tam giác đó đồng dạng với nhau vì chúng có các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ.
HS: Xem SGK.
HS: Phép vị tự tỉ số k là một phép đồng dạng tỉ số |k|.
HS: Khi chuyển một tam giác từ vị trí này đến vị trí kia bằng phép dời hình thì hình dạng và kích thước các cạnh không thay đổi. Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số bằng 1.
HS: Với hai điểm bất kì M, N, phép vị tự V biến M, N lần lượt thành M1, N1 khi đó ta có:. phép dời hình D biến M1, N1 lần lượt thành M’, N’ ta có:.
F là phép hợp thành của V và D nên F biến M, N thành với nên F là phép đồng dạng tỉ số .
HS: Xem SGK.
HS: Phát biểu hệ quả SGK trang 30.
HS: Phép đồng dạng là hợp thành của phép vị tự và phép dời hình. Phép vị tự thì có tính chất biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, nhưng phép dời hình thì không, nên phép đồng dạng không có tính chất đó.
HS: Hai hình gọi là đồng dạng nếu có phép đồng dạng biến hình này thành hình kia.
HS: Quan sát.
4. Củng cố và dặn dò (3’)
GV: Gọi 1 hs nhắc lại định nghĩa và định lí của phép đồng dạng.
GV: Về nhà làm các bài tập trong SGK.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Ngày tháng năm
 Giáo viên hướng dẫn duyệt

File đính kèm:

  • docPhép đồng dạng.doc