Giáo án giáo dục hướng nghiệp khối 9

I/. Mục tiêu của chủ đề :

 -Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.

 -Biết cách tìm hiểu về thông tin của nghề.

 -Kể được một số nghề đặc trưng minh họa cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.

 -Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.

 II/.Nội dung cơ bản của chủ đề :

 1/. Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp :

 -Nghề thuộc danh mục nhà nước đào tạo, nhưng cũng có nghề nằm ngoài danh mục nhà nước được đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau.

 -Cũng có những nghề có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương kia và cũng có những nghề có ở nước này nhưng không có ở nước kia.

 Tóm lại : thế giới nghề nghiệp quanh ta rất đa dạng, phong phú ; thế giới luôn vận động, thay đổi không ngừng như mọi thế giới khác. Do đó muốn chọn nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục hướng nghiệp khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng dạy tháng : 11
CHỦ ĐỀ 3:	 (Tiết 9;10;11 và 12)
THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
	I/. Mục tiêu của chủ đề :
	-Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
	-Biết cách tìm hiểu về thông tin của nghề.
	-Kể được một số nghề đặc trưng minh họa cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
	-Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
	II/.Nội dung cơ bản của chủ đề :
	1/. Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp :
	-Nghề thuộc danh mục nhà nước đào tạo, nhưng cũng có nghề nằm ngoài danh mục nhà nước được đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau.
	-Cũng có những nghề có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương kia và cũng có những nghề có ở nước này nhưng không có ở nước kia.
	Tóm lại : thế giới nghề nghiệp quanh ta rất đa dạng, phong phú ; thế giới luôn vận động, thay đổi không ngừng như mọi thế giới khác. Do đó muốn chọn nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác.
	2/. Phân loại nghề :
	a/. Theo hình thức lao động :
	- Có 02 lĩnh vực : lĩnh vực quản lý, lãnh đạo và lĩnh vực sản xuất.
	- Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo có 10 nhóm nghề :
	+Lãnh đạo Đảng và nhà nước
	+Lãnh đạo doanh nghiệp
	+Cán bộ kinh tế, kế hoạch, tài chính, thống kê, kế tóan,..
	+Cán bộ kỹ thuật công nghiệp
	+Cán bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp
	+Cán bộ khoa học, giáo dục
	+Cán bộ văn hóa nghệ thuật
	+Cán bộ y tế
	+Cán bộ luật pháp, kiểm sát
	+Thư ký cơ quan và một số nghề lao động trí óc khác.
	-Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề : ( chỉ điển hình một số nhóm )
	+Làm việc trên các thiết bị động lực
	+Khai thác các mỏ ( dầu, than, … )
	+Luyện kim
	+Chế tạo máy móc
	…..
	b/. Phân loại nghề theo đào tạo :
	Đó là : nghề thông qua đào tạo và nghề không thông qua đào tạo
	-Nghề thông qua đào tạo : nằm trong danh mục nhà nước
	-Nghề không thông qua đào tạo : gia truyền trong gia đình (không thống kê được).
	c/.Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động :
	-Nghề thuộc nhóm hành chiùnh
	-Nghề tiếp xúc con người
	-Nghề thợ
	-Nghề kĩ thuật
	-Nghề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật
	-Nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học
	-Nghề tiếp xúc với thiên nhiên
	-Nghề có điều kiện lao động đặc biệt
	3/.Những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày kĩ trong các bản mô tả nghề :
	-Đối tượng lao động ( VD : đối tượng của nghề dạy học là HS )
	-Mục đích lao động ( VD : mục đích lao động của thợ sữa xe máy là phán đóan, xác định nguyên nhân hư hỏng của xe máy, tiến hành sữa chữa khôi phục chức năng của các bộ phận, chi tiết… để xe có thể hoạt động bình thường ).
	-Công cụ lao động ( Không đơn thuần là dụng cụ gia công mà còn là phương tiện làm tăng năng lực nhâïn thức của con người về các đặc điểm của đối tượng lao động ).
	-Điều kiện lao động ( Chủ yếu ở đây là môi trường để lao động ).
	4/. Bản mô tả nghề :
	-Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
	-Nội dung và tính chất lao động của nghề.
	-Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
	-Những chống chỉ định trong y học ( những bệnh tật mà nghề không chấp nhận thực hiện ).
	-Những điều kiện bảo đảm cho người lao động làm việc trong nghề ( lương , bồi dưỡng độc hại,…)
	-Những nơi có thể học nghề ( Trường đào tạo, trường trung học chuyên nghiệp, trường đại học, … )
	-Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề ( cơ quan nhà nước, xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, … )
	III/. Trọng tâm của chủ đề :
	-Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp.
	-Cơ sở phân loại nghề, trong đó cần đặc biệt chue ý tới phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.
	IV/. Công việc chuẩn bị :
	-GV cần chuẩn bị các công việc sau đây :
	-Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên quan.
	-Chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm : liệt kê một số nghề không theo một nhóm nhất định, để học sinh phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.
	-Chuẩn bị một số câu hỏi cho học sinh thảo luận về cơ sở khoa học của việc chọn nghề.
	-Chuẩn bị về tổ chức hoạt động của chủ đề.
	V/. Tiến trình tổ chức chủ đề :
	Hoạt động 1 :
	-GV yêu cầu học sinh viết 10 nghề mà em biết.
	-GV chia nhóm và cho HS thảo luận, bổ sung cho nhau những nghề không trùng với những nghề mà các em đã ghi.
	-GV kết luận tính đa dạng của thế giới nghề nghiệp.
	Hoạt động 2 :
	-GV hỏi : “ Có thể ghép nmột số nghề có chung đặc điểm thành một nhóm nghề được không ? Nếu được, Em hãy lấy ví dụ “
	-GV phân tích một số cách để phân loại nghề. HS tự tìm ví dụ minh họa.
	-GV tổ chức một số trò chơi theo chủ đề phân loại nghề.
	Hoạt động 3 :
	GV giới thiệu những dấu hiệu cơ bản của nghề. Nội dung của bản mô tả nghề.
	V/. Đánh giá kết quả của chủ đề :
	GV tổng kết các cách phân loại nghề, chỉ ra những nhận thức chưa chính xác về vấn đề này của một số học sinh trong lớp.
	VI/. Tài liệu tham khảo :
	Tuổi trẻ và nghề nghiệp : nhà xuất bản công nhân kĩ thuật, Hà Nội 1986.

File đính kèm:

  • docGiao an GDHN khoi 9(1).doc
Giáo án liên quan