Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 20 tiết 20: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Cũng cố, khắc sâu thêm hiểu biết về các nhóm quyền; nêu tên được 4 nhóm quyền và 1 số quyền trong 4 nhóm quyền theo Công ước LHQ về quyền trẻ em.

- Hiểu được cơ bản ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em

2. Kĩ năng:

- Biết nhận xét và đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè

- Biết cách thực hiện quyền và bổn phận trẻ em; Biết cách tự bảo vệ quyền của bản thân và mọi người.

* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục.

- Kĩ năng tư duy phê phán,Kĩ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin,Kĩ năng diễn thuyết, trình bày vấn đề.

3. Thái độ, tình cảm:

- Tôn trọng quyền của mình và mọi người

II. CHUẪN BỊ:

1.GV: SGK, SGV, tình huống, các tài liệu liên quan.

2. HS: Tìm hiểu trước bài học; Tìm hiểu và viết báo cáo về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.

III. Tiến trình bài giảng.

1.Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ. (5’)

- Câu hỏi: Nêu tên 4 nhóm quyền trẻ em theo Công ước LHQ? Lấy ví dụ về 4 nhóm quyền?

3. Bài mới.(34’)

Hoạt động 1. Liên hệ thực tế về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương (7’)

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục công dân 6 tuần 20 tiết 20: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 – Tiết 20
Ngày soạn:30/12/2013
BÀI 12. 
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
( Tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Cũng cố, khắc sâu thêm hiểu biết về các nhóm quyền; nêu tên được 4 nhóm quyền và 1 số quyền trong 4 nhóm quyền theo Công ước LHQ về quyền trẻ em.
- Hiểu được cơ bản ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em
2. Kĩ năng:
- Biết nhận xét và đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè
- Biết cách thực hiện quyền và bổn phận trẻ em; Biết cách tự bảo vệ quyền của bản thân và mọi người...
* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục.
- Kĩ năng tư duy phê phán,Kĩ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin,Kĩ năng diễn thuyết, trình bày vấn đề...
3. Thái độ, tình cảm:
- Tôn trọng quyền của mình và mọi người
II. CHUẪN BỊ:
1.GV: SGK, SGV, tình huống, các tài liệu liên quan...
2. HS: Tìm hiểu trước bài học; Tìm hiểu và viết báo cáo về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.
III. Tiến trình bài giảng.
1.Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Câu hỏi: Nêu tên 4 nhóm quyền trẻ em theo Công ước LHQ? Lấy ví dụ về 4 nhóm quyền?
3. Bài mới.(34’)
Hoạt động 1. Liên hệ thực tế về việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương (7’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cùng trao đổi, nhận xét kết quả khảo sát của các nhóm. Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá tính chất, hậu quả của tình hình.
- GV tổng hợp nhận xét, phân tích thêm và chuyễn ý.
- HS theo 4 nhóm lần lượt trình bày những trường hợp thực hiện hoặc vi phạm quyền trẻ em mà các em quan sát, nghe được.
- HS dưới sự dẫn dắt của GV phát biểu suy nghĩ, cảm xúc, phê phán những hành vi vi phạm, đánh giá cao ý nghĩa của những việc làm vì trẻ em.
HĐ2: H tìm hiểu ý kiến của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em.(10’)
- Nêu yêu cầu: Tìm biểu hiện tốt và chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày:
- Chốt lại vấn đề:
+Trước những hành vi vi phạm chúng ta cần phải làm gì? 
+Theo em, tương ứng với quyên thì trẻ em có bổn phận gì? 
+. Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào? 
+ Là trẻ em chúng ta phải làm gì?
- Định hướng giúp HS hiểu ý nghĩa của quyền và bổn phận của trẻ em.
- Chốt lại vấn đề .
* Biểu hiện tốt:
+ Tố chức việc làm cho trẻ em khó khăn.
+ Mở lớp học tình thương.
+ Dạy nghề miễn phí cho trẻ em khó khăn.
+ Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
+ Tổ chức cho trẻ em tham gia các trò chơi bổ ích.
+ Trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo.
* Biểu hiện chưa tốt:
+ Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý
+ Cha mẹ ly hôn, không chăm sóc con cái.
+ Đánh đập trẻ em.
+ Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
+ Không nhận trẻ em nghèo vào lớp.
-Tôn trọng quyền của người khác
- Quyền của trẻ em rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em
- Bảo vệ quyền của mình, chống mọi sự xâm phạm.
 -Tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận.
b.Bổn phận của trẻ em
- Tôn trọng quyền của người khác
- Đấu tranh, lên án những hành vi vi phạm
- Tôn trọng chủ trương, đường lối của Đang, pháp luật của Nhà nước trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ
Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em.(9’)
GV tổ chức cho HS thảo luận tập thể các yêu cầu sau 
1. Theo em, vì sao thế giới lại quan tâm đến trẻ em và đưa ra bản Công ước về quyền trẻ em?
2. Mục đích của việc công bố Công ước LHQ về quyền trẻ em theo em là gì? 
3. Theo em, CƯ LHQ về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào?
GV: Tổng hợp kết quả, phân tích thêm và hướng dẫn HS chốt các ý cơ bản:
HS: Nghiên cứu ,thảo luận và xung phong bày tỏ ý kiến cá nhân. Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung. c./Ý nghĩa của Công ước LHQ. 
- Với trẻ em: được sông hạnh phúc, được yêu thương, chăm sóc dạy dỗ do đó được phát triển đầy đủ.
- Với thế giới: TE là chủ nhân của thế giới tương lai, góp phần xây dựng 1 Tg văn minh tốt đẹp hơn.
HĐ 4:Hướng dẫn luyện tập (8’)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập b SGK và hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Theo em công ước LHQ về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào? 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Cho HS sắm vai 
3.Bài tập
Bài tập b: Hoa là công dân Việt Nam vì Hoa có đủ các điều kiện là 1 công dân VN
+ Cha mẹ làm ăn sinh sống ở VN đã lâu
+Sinh ra và lớn lên ở VN.
- HS làm bài vào vở bài tập
- HS sắm vai 
4 .Củng cố ,dặn dò. (5’) 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ Nội dung bài học, nêu các băn khoăn, vướng mắc (nếu có)
- GV tổ chức cho HS bày tỏ ý kiến, nguyện vong của mình về những vấn đề liên quan đồng thời trao đổi về những việc cần phải làm để đền đáp lại sự quan tâm, chăm sóc của người lớn.
- Kết thúc bài học, GV cung cấp 1 số số liệu, sự kiện về tình hình thực hiện quyền trẻ em trên thế giới, trong nước và ở địa phương. 
- Làm bài tập sgk
- Chuẫn bị bài 13 
Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 20
Ngày:

File đính kèm:

  • docT 20.doc