Giáo án dạy thêm 11 – Hoàng Văn Trường

 Bài 3. Viết công thức cấu tạo và gọi tên lại cho đúng nếu cần.

* 2,3-đimetyl buten-2

* 2-clo-3,4-đimetyl penten-2

* 2,2,4-trimetyl penten

* 3-brom-3-metyl penten-1

* 1-clo-3-etyl-1,2-đimetyl buten-1

* 4-clo-2-isopropyl-4-metyl buten-2

 Chất nào trong số các chất trên có thể có đồng phân hình học, viết các công thức lập thể của chúng nếu có.

Bài 4. Viết phương trình phản ứng.

 1. Điều chế cao su-Buna từ 4 nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.

 2. Từ khí thiên nhiên viết phương trình phản ứng điều chế:

* Cao su isopren.

* Cao su clopren.

* Cao su Buna-N.

* Cao su Buna-S.

* Iso-butan.

 Các chất vô cơ và điều kiện thí nghiệm coi như có đủ.

 3. Từ Benzen viết phương trình phản ứng điều chế:

* Octo-brom nitrobenzen và Meta-brom nitrobenzen.

* Octo-amino phenol và Meta-amino phenol.

 4. Từ đá vôi viết phương trình phản ứng điều chế:

* Thuốc trừ sâu 6.6.6.

* Thuốc nổ TNT, TNB.

* Thuốc diệt cỏ DDT.

 

doc44 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy thêm 11 – Hoàng Văn Trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở có n nguyên tử C và m nhóm OH trong cấu tạo phân tử. Cho 7,6 g rượu trên phản ứng với lượng Na dư thu được 2,24 lít khí (đktc).
Lập biểu thức liên hệ giữa n và m.
Cho n = m +1. Tìm CTPT của rượu X từ đó suy ra CTCT.
Bài 4.
 Cho một bình kín dung tích 3,2 lít chứa hỗn hợp 3 rượu đơn chức A, B, C và 2,688g O2. Nhiệt độ và áp suất trong bình là 109,20C và 0,98 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết rượu, sau đó đưa nhiệt độ bình về 136,5 oC, áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả các khí trong bình sau khi đốt cháy lần lượt qua bình 1đợng H2SO4 đặc và bình hai đựng KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,756 g còn bình 2 tăng 1,232 gam.
Tính P.
Xác định CTCT của A,B,C biết B và C có cùng số nguyên tử C và số mol của rượu A bằng 5/3 tổng số mol của các rượu B và C.
Bài 5.
 Hoá hơi hoàn toàn 4,28g hỗn hợp hai rượu no A và B ở 81,9oC và 1,3atm được thể tích 1,568 lít. Cho hỗn hợp rượu này tác dụng với kali dư thu được 1,232 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn lượng rượu đó thu được 7,48 g CO2. Xác định CTCT và khối lượng mỗi rượu, biết rằng số nhóm chức trong B nhiều hơn trong A là một đơn vị.
Bài 6.
 Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp hai rượu đơn chức cùng một dãy đồng đẳng thu được 3,52g CO2 và 1,98g H2O.
 a. Tính m.
 b. Oxi hoá mg hỗn hợp 2 rượu trên bằng CuO (phản ứng hoàn toàn) rồi cho sản phẩm phản ứng với Ag2O/NH3 dư thu được 2,16g Ag. Tìm CTCT 2 rượu và thành phần % theo khối lượng mỗi rượu.
Bài 7.
 A và B là hai rượu đơn chức có cùng số C trong đó A là rượu no, B là rượu không no có một nối đôi. Hỗn hợp X gồm 3g A và 2,9g B. Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư sinh ra 0,05 mol H2. Xác định A, B.
Bài 8.
 D là rượu no đơn chức. Hơi của 1,5g D với O2 dư chiếm 3,36 lít (đktc). Đốt cháy hỗn hợp này được 7 lít khí ở 2730C; 912mmHg. Xác định công thức phân tử D.
Bài 9. 
 3,39g hỗn hợp A gồm 2 rượu no đơn chức tác dụng với Na dư sinh ra 0,672lít H2(đktc)
 a) Tính thể tích CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn lượng rượu trên. Tính thể tích oxi cần thiết cho phản ứng cháy.
 b) Đun nóng A với H2SO4 đặc ở 1400C. Tính mete sinh ra và xác định khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp ete đó
 c) Xác định CTPT và khối lượng của mỗi rượu, nếu chúng là đồng đẳng liên tiếp.
Bài 10.
 Đun hỗn hợp hai rượu no đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 5,4g nước và tạo thành 22,2g hỗn hợp 3 ete có cùng số mol.
 Xác định CTPT mỗi rượu và khối lượng mỗi rượu.
Bài 11. 
 Cho 3 rượu đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có khối lượng phân tử trung bình bằng 54. Khi sắp xếp các rượu trên theo thứ tự KLPT tăng dần thì số mol của chúng lập thành một cấp số nhân có q=1/2 trong đó rượu nhẹ nhất có số mol lớn nhất.
Xác định các rượu và % theo khối lượng của chúng.
Tính số gam ete tạo thành khi đun 6,75g hỗn hợp trên với H2SO4 đặc ở 1400C.
Bài 12. 
 Có hỗn hợp X gồm ba rượu đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp cho tác dụng với Na dư thu được 0,896 lít H2 (đktc) và 05,09g hỗn hợp ancolat
 1. Xác định CTPT các rượu
 2. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 1700C tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp anken có 33,25. Xác định khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp X
 3. Tính khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp 6 ete thu được khi đun X với H2SO4 đặc ở 1400C.
Bài 13. 
 Có 2,24 lít (đktc) 2 anken là đồng đẳng liên tiếp được chia làm 2 phần bằng nhau.
 - Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2 thu được 7,5g kết tủa. Xác định hai anken và % theo khối lượng mỗi chất.
 - Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với nước có xúc tác thu được hỗn hợp 2 rượu. Đun nóng hỗn hợp 2 rượu với H2SO4 đặc ở 1400C một thời gian thu được 1,25g hỗn hợp 3 ete. Hoá hơi lượng ete thu được 0,42 lít ở 1360C và 1,2atm. Xác định hiệu suất mỗi rượu thành ete.
Bài 14.
 a) Làm bay hơi 120g propanol và cho hơi rượu đi qua Al2O3 đun nóng. Hỗn hợp khí thu được sau phản ứng (gồm rượu dư, ete, anken và nước) đưa về 00C tạo ra chất lỏng A và một khí B.
 - Một nửa A cho tác dụng với Na dư tạo ra 2,688 lít H2 (54,60C, 1atm).
 - Khí B qua bình nước Br2 (8 lít 0,2 M) thì lượng brom còn dư tác dụng vừa đủ với 132,8g KI. Tính hiệu suất phản ứng khử nước của rượu, khối lượng ete và anken thu được, độ tăng khối lượng bình nước Br2.
 b) Một hỗn hợp X gồm propanol và một rượu C cùng dãy đồng đẳng với propanol. Xác định C biết rằng khi khử nước ta thu được hỗn hợp 2 anken có khối lượng bằng 0,675 lần khối lượng của X (phản ứng khử nước hoàn toàn). Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp X với CO2. Cho biết tỉ lệ mol 2 rượu là 2 : 1.
Bài 15. 
 A là rượu no đơn chức, B là rượu no đa chức. Tỷ khối hơi của B so với A là 2. Khi cho mg A và mg B tác dụng với Na dư thì thể tích H2 sinh ra bởi B bằng 3/2 thể tích H2 sinh ra ở A. Đốt cháy hết 13,8g hỗn hợp A+ B thì tạo ra 22g CO2 và 12,6g H2O. Xác định A,B
Bài 16. 
 Hỗn hợp X gồm hai rượu mạch hở hơn kém nhau 1C được chia thành hai phần bằng nhau, mỗi phần nặng 1,82g.
Phần 1 đem đốt cháy trong O2dư thu được 0,07 mol CO2 và 0,09 mol H2O
Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,01 mol Br2.
 Xác định CTPT, CTCT của hai rượu và khối lượng mỗi rượu trong hỗn hợp X. Biết các rượu chỉ chứa nhiều nhất một nối đôi trong phân tử.
Bài 21. 
 Cho 2 anken ở thể khí tác dụng hoàn toàn với H2O thu được hai rượu no đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Chia hỗn hợp R thành hai phần bằng nhau:
 - Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2.
 - Phần 2 đun với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 6,3 gam hỗn hợp 3 ete. Hiệu suất tạo ete từ rượu nhẹ hơn là 60% và hiệu suất từ rượu nặng hơn là 40%. Xác định:
CTPT các anken.
Khối lượng mỗi rượu.
Khối lượng phân tử trung bình của mỗi ete.
Bài 22. 
 Một hỗn hợp X gồm hai rượu đơn chức A, B khi bị khử nước (phản ứng hoàn toàn và chỉ cho anken) tạo ra hỗn hợp 2 khí có tỷ khối đối với CH4 bằng 2,333 cho biết MB = MA+ 28.
 a. Xác định CTPT của A, B và thành phần % hỗn hợp (theo số mol).
 b. Sự oxi hoá 16,6g hỗn hợp X cho 2 sản phẩm hữu cơ C và D. Hỗn hợp C, D trung hoà 40ml dung dịch NaOH 20% có d = 1,2 g/ml. Lấy hai sản phẩm sau khi trung hoà C, D bằng NaOH , thêm NaOH dư và nung hỗn hợp rắn này thu được hỗn hợp Y gồm hai khí . Tính tỷ khối của Y so với CH4.
Bài 24.
 Chia hỗn hợp hai rượu no mạch hở A, B làm hai phần bằng nhau.
 - Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư thu được 0,896 lít khí (đktc).
 - Đốt cháy hết phần 2 thu được 3,6g nước và 5,28g CO2.
 - Xác định CTCT của hai rượu biết rằng khi đốt cháy V thể tích hơi của A hoặc B thì thể tích CO2 thu được trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất đều không vượt quá 3V.
Bài 25.
 Khi oxi hoá 0,1 mol rượu bậc 1 đơn chức A bằng K2Cr2O7 trong H2SO4 thu được axit cacboxylic B. Đun nóng 0,1mol A với H2SO4 tới 1700C rồi cho sản phẩm sinh ra tác dụng với nước (có axit xúc tác) thì được rượu C. Cho C tác dụng với B thu được este D. Đốt cháy hoàn toàn D sinh ra 6,72 lít CO2 (đktc).
Xác định cấu tạo và gọi tên A, B, C, D. Biết rằng hiệu suất phản ứng este hoá là 50%. Các phản ứng khác coi như xảy ra hoàn toàn.
Viết và cân bằng phản ứng oxi hoá A.
Bài 26. 
 Cho hỗn hợp X gồm 6,4g rượu metylic và b mol hỗn hợp hai rượu no đơn chức đồng đẳng liên tiếp nhau. Chia X làm hai phần bằng nhau
	Phần 1 cho tác dụng hết với Na thu được 4,48 lít H2.
	Đốt cháy hoàn toàn phần 2 rồi cho sản phẩm cháy lần lượt qua hai bình kín: Bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Phản ứng kết thúc nhận thấy bình nặng thêm ag, bình 2 nặng thêm a + 22,7g.
Viết các phương trình phản ứng.
Xác định CTPT của 2 rượu. Viết CTCT các đồng phân là rượu của hai rượu nói trên. Gọi tên
Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng hoàn toàn . Khí đo ở đktc.
Bài 7. 
 Đốt cháy 23g một chất hữu cơ A thu được 44g CO2 và 27g nước.
 a. Chứng minh rằng: A là hợp chất no có chứa oxi.
 b. Xác định CTCT của A biết A tác dụng được với Na.
 c. Hỗn hợp X gồm A và một chất hữu cơ B (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Khối lượng của X là 18,8g. X tác dụng với Na dư tạo ra 5,6 lít H2 ở đktc. Xác định B và thành phần hỗn hợp.
Bài 8.
 Một hỗn hợp X gồm 3 rượu thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy m(g) hỗn hợp X thu được 4,4g CO2 và 2,7g H2O.
 a. Tìm CTTQ của dãy đồng đẳng.
 b. Tính khối lượng 3 rượu bằng 2 phương pháp.
 c. Tính thể tích H2 thu được khi cho 4,6g X tác dụng với Na dư.
 d. Xác định CTTQ của 3 rượu biết rằng khi đun nóng X với H2SO4 đặc ta chỉ thu được 1 anken có số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng 3.
Bài 9.
 Một hỗn hợp X gồm 3 rượu A, B, C trong đó có 2 rượu có cùng số nguyên tử C, mX = 31,4g. Khi cho bay hơi X chiếm một thể tích là 20,16 lít (136,50C và 1 atm). Cần 4,48 lít H2 ở đktc để biến X thành Y gồm 2 rượu no. Khử nước hoàn toàn Y thu được 2 anken kế tiếp.
 a. Xác định A, B, C và %m của chúng.
 b. Nếu cho hỗn hợp 2 anken trên qua 2 lít dung dịch Br2 0,5M. Tính CM (dd Br2) sau phản ứng và khối lượng bình tăng.
Bài 10.
 Cho một hỗn hợp X gồm C2H5OH và C6H6. Lấy 1/10 hỗn hợp cho tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2 ở đktc.
 a. Tính %m các chất trong X.
 b. Tách 2 chất ra khỏi nhau.
 Lấy toàn bộ khối lượng rượu có trong 70g hỗn hợp X đem khử nước, sau phản ứng thu được 3 chất hữu cơ A, B, C. Tính khối lượng mỗi chất, biết hỗn hợp A, B, C khi tác dụng với Na dư cho 1,12 lít H2 ở đktc còn nếu cho tác dụng với dung dịch Br2 thì nó làm mất màu 5,2g dung dịch Br2 0,05%.
Bài 11.
 Chất hữu cơ A không no chứa các nguyên tố C, H, O. Cho A tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thu được chất hữu cơ B. Đun B với H2SO4 đặc, 1700C thu được chất hữu cơ C. Trùng hợp C thu được poli iso-butylen.
 a. Xác định CTCT của A và viết phương trình.
 b. Từ chất A và CH4 viết PTPƯ điều chế thuỷ tinh hữu cơ. Đề thi ĐHBK - 2001
Bài 16.
 Có một hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ cùng chức. Tuỳ điều kiện phản ứng từ hỗn hợp A có thể chuyển hoá trực tiếp thành hỗn hợp olefin hay ete. Trong điều kiện thích hợp nếu dùng 25,44g hỗn hợp A thì thu được 21,12g hỗn hợp B chứa 3 chất hữu cơ cùng chức tỷ lệ mol 1:1:1.
 1. Tìm CTPT của các chất trong A.
 2. Nếu dùng 25,44g hỗn hợp A chuyển thành olefin thì thu đ

File đính kèm:

  • docGiao an day them Hoa 11.doc