Giáo án dạy Lớp 2 tuần 21

 Hoạt động 1: Củng cố bài “ Mùa nước nổi.” (4-5 phút)

- Gọi HS đọc bài“ Mùa nước nổi.”và trả lời câu hỏi 3-4

- GV nhận xét cho điểm

Hoạt động 2: Luyện đọc(29-30 phút )

GV dùng tranh minh hoạ trong SGK kết hợp với lời để giới thiệu bài.

- GV đọc mẫu

- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

-Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- Chú ý cho HS các từ khó đọc: lìa đời , héo lả, ẩm ướt

- Luyện đọc theo đoạn: HS tiếp nối nau đọc từng đoạn .

- Chú ý cho HS cách đọc một số câu dài

 * Tội nghiệp con chim! // Khi nó còn sống và ca hát ,/ các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//

- Gọi HS đọc chú giải.

- Đọc từng đoạn trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm

 Tiết 2

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy Lớp 2 tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng mục , GV nêu từng câu hỏi , HS theo dõi bài trả lời , lớp nhận xét bổ sung .
+1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
+1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2
+1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3
+1 HS đọc đoạn 3, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 4
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(7-8 phút)
 - Cho 4-5 HS thi đọc lại chuyện , lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay
- GV tuyên dương những em đọc hay.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò(4-5 phút)
- Nhận xét tiết họcvà dặn dò.
 Ngày tháng năm 
 TOÁN: ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC 
I. Mục tiêu
- Giúp HS.Nhận biết đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (khi biết độ dài các đọan thẳng của đường gấp khúc đó)
II. Chuẩn bị
 Thước thẳng
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Giới thiệu đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc(9-10 phút)
- GV dùng thước thẳng vẽ hình , hướng dẫn HS quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD (như phần bài học) ở trên bảng rồi giới thiệu: Đây là đường gấp khúc ABCD (chỉ vào hình vẽ). Cho HS lần lượt nhắc lại
- GV hướng dẫn HS nhận dạng đường gấp khúc ABCD gồm 3 đọan thẳng AB, BC, CD (B là điểm chung của 3 đọan thẳng AB cà BC, C là điểm chung của 2 đọan thẳng BC và CD).
- GV hướng dẫn HS biết độ dài đường gấp khúc ABCD và cách tính độ dài đường gấp khúc.
Hoạt động 2: Thực hành (20-22 phút)
Bài 1-2: Thực hành vẽ đường gấp khúc
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm vào vở 
- HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc 
- Cho HS tự đọc đề bài rồi tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- HS cả lớp cùng nhận xét bổ sung .
Bài 4: Giải toán về độ dài đường gấp khúc 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm vào vở 
- HS lên bảng chữa bài, lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (3-4’)
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà làm các BT trong SGK
 Ngày tháng năm 
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC 
 ĐẶT CÂU HỎI, TRẢ LỜI : Ở ĐÂU ?
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về: Từ ngữ chỉ chim chóc.
- Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu?
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động
Hoạt động 1: Củng cố câu hỏi với cụm từ “ Khi nào” (4-5 phút)
- 1 HS đặt câu hỏi với cụm từ “Khi nào” , “ Bao giờ” , “ Tháng mấy” , “ Mấy giờ” ; 1 HS trả lời 
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về chim chóc( 9-10 phút) 
Bài 1:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài .
- Yêu cầu HS đọc các từ trong ngoặc đơn.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài cá nhân. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét 
+ Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt, vàng anh, cú mèo.
+ Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ.
+ Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, gõ kiến, chim sâu.
Hoạt động3: Trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu: ở đâu?
Bài 2:Yêu cầu HS đọc đề bài bài .
- Yêu cầu HS thực hành theo cặp, một HS hỏi, HS kia trả lời sau đó lại đổi lại.
- Gọi một số cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu 2 HS thực hành theo câu mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.
- HS đọc kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận sét bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy.
 Ngày tháng năm 
 TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố tính độ dài đường gấp khúc (9-10 phút)
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm vào vở 
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu. 
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
- Cho HS nêu lại cách tính độ dài đường gấp khúc 
- Khi chữa bài có thể cho HS ghi chữ rồi đọc tên mỗi đường gấp khúc.
Hoạt động 2: Củng cố tính độ dài đường gấp khúc (9-10 phút)
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm vào vở 
- HS lên bảng chữa bài 
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét
Hoạt động 3:Củng cố về đường gấp khúc (10-11 phút)
 Bài 3:HS đọc yêu cầu của bài 
 Yêu cầu HS ghi tên, rồi đọc tên đường gấp khúc, lớp theo dõi nhận xét bổ sung :
Đường gấp khúc gồm 3 đọan thẳng là: ABCD
Đường gấp khúc gồm 2 đọan thẳng là: ABC và BCD
(Có thể cho HS dùng bút chì màu để tô màu và phân biệt các đường gấp khúc có đọan thẳng chung. Chẳng hạn, tô màu đỏ vào ABC, tô màu xanh vào BCD).
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (4-5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
 Ngày tháng năm 
 KỂ CHUYỆN: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG 
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Biết kể chuyện bằng lời của mình, kể tự nhiên, có giọng điệu và điệu bộ phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố câu chuyện:Ông Mạnh thắng Thần Gió.(5-6phút)
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện:Ông Mạnh thắng Thần Gió.
- GV nhận xét cho điểm 
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể truyện (26-27 phút )
*HS kể từng đoạn truyện theo gợi ý
- 4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài ( lệnh + gợi ý )
- 1 HS khá kể mẫu đoạn 1
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu các em kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình. HS trong cùng 1 nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Gọi 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn truyện theo gợi ý .
- Sau mỗi bạn kể lớp nhận xét bổ sung .
* Kể toàn bộ câu chuyện 
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện 
- Lớp theo dõi nhận xét .
- GV cho điểm 
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
 Ngày tháng năm 
 TẬP ĐỌC: VÈ CHIM 
I. Mục tiêu
 - Đọc lưu loát được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn.Ngắt đúng nhịp thơ.Biết đọc bài với giọng vui tươi, hóm hỉnh.
- Hiểu nghĩa các từ: Vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem,
- Hiểu nội dung bài: Bằng ngôn ngữ vui tươi, hóm hỉnh, bài vè dân gian đã giới thiệu với chúng ta về đặc tính của một số loài chim.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài “ Chim sơn ca và bông cúc trắng” (4-5 phút)
- Gọi HS đọc bài“Chim sơn ca và bông cúc trắng”và trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- GV nhận xét cho điểm
Hoạt động 2: Luyện đọc(9-10 phút )
GV dùng tranh minh hoạ trong SGK kết hợp với lời để giới thiệu bài. 
- GV đọc mẫu 
- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ.
- Chú ý cho HS các từ khó đọc: lon ton, sáo sinh , liếu điếu, mách lẻo.
- Luyện đọc theo đoạn: HS tiếp nối nau đọc từng đoạn .( mỗi đoạn 4 dòng)
- Chú ý cho HS cách đọc ngắt nhịp các dòng thơ.
 - Gọi HS đọc chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài (10-11 phút)
Cho HS đọc lại bài , GV nêu từng câu hỏi , HS theo dõi bài trả lời , lớp nhận xét bổ sung .
+1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1-2
+ Câu hỏi 2 tách ra làm 2 câu:
a, Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim.
b , Tìm những từ ngữ dùng để tả đặc điểm các loài chim
+ HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 3
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài vè (8-9 phút)
Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài vè sau đó xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng từng đoạn , cả bài.
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm về đoạn sau của bài vè 
 Ngày tháng năm 
 CHÍNH TẢ: ( NV) SÂN CHIM
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại đúng, không mắc lỗi bài chính tả Sân chim (sgk) 
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch / tr, uôt / uôc.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch/tr (4-5 phút)
- Gọi 1 HS lên bảng,lớp viết bảng con: luỹ tre, chích choè, trâu, chim
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả (15-16 phút)
- GV đọc đoạn văn cần chép một lượt, sau đó yêu cầu HS đọc lại.
+ Bài “ Sân chim” tả cái gì?
- Trong bài có các dấu câu nào ?Tìm trong đoạn chép các chữ bắt đầu bằng tr,s 
- Yêu cầu HS viết vào bảng con: xiết, thuyền, trắng xoá, sát sông.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- HS viết bài, GV theo dõi uốn nắn cho HS.
- Thu và chấm một số bài và nhận xét .
Hoạt động 3: Phân biệt ch/tr ; uôt/ươc (13-14 phút) 
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm vào vở 
- 2 HS lên bảng chữa bài , mỗi em làm một câu
- HS cả lớp cùng nhận xét bổ sung .
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu

File đính kèm:

  • docTUAÀN 21.1.doc
Giáo án liên quan