Giáo án Đại số 8 Tuần 3 tiết 5- Luyện tập

I . MỤC TIÊU:

Kiến thức: Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.

Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương vào các bài tập có yêu cầu cụ thể trong SGK.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ, phấn màu; máy tính bỏ túi; . . .

- HS: Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương, máy tính bỏ túi; . . .

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút).

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 3 tiết 5- Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Ngày dạy: …./…../2013
TUẦN 3
Tiết 5	
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương.
Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương vào các bài tập có yêu cầu cụ thể trong SGK.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, phấn màu; máy tính bỏ túi; . . . 
- HS: Ôn tập các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương, máy tính bỏ túi; . . .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp: KTSS (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút).
	HS1: Tính:
a) (x+2y)2
b) (x-3y)(x+3y)
	HS2: Viết biểu thức x2+6x+9 dưới dạng bình phương của một tổng.
	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Dạng 1: Tính nhanh. (10 phút).
 -Treo bảng phụ nội dung bài toán.
-Hãy giải bài toán bằng phiếu học tập. Gợi ý: Vận dụng công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học.
-Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán.
-Đọc yêu cầu bài toán.
-Vận dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương vào giải bài toán.
-Lắng nghe, ghi bài.
Bài tập 22 trang 12 SGK.
a) 1012
Ta có:
1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2 .100 .1+12
 = 10000 + 200 + 1 = 10201
b) 1992
Ta có:
1992 = (200 - 1)2 = 2002 – 2 . 200 . 1+12
 = 40000 – 400 + 1 = 39601
c) 47 . 53= (50 – 3)( 50 + 3 )= 502 - 32 =
 = 2500 – 9 = 2491
Hoạt động 2: Chứng minh đẳng thức. (13 phút).
-Treo bảng phụ nội dung bài toán.
-Dạng bài toán chứng minh, ta chỉ cần biến đổi biểu thức một vế bằng vế còn lại.
-Để biến đổi biểu thức của một vế ta dựa vào đâu?
-Cho học sinh thực hiện phần chứng minh theo nhóm.
-Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán.
-Hãy áp dụng vào giải các bài tập theo yêu cầu.
-Cho học sinh thực hiện trên bảng.
-Sửa hoàn chỉnh lời giải bài toán.
-Chốt lại, qua bài toán này ta thấy rằng giữa bình phương của một tổng và bình phương của một hiệu có mối liên quan với nhau.
-Đọc yêu cầu bài toán.
-Để biến đổi biểu thức của một vế ta dựa vào công thức các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương đã học.
-Thực hiện lời giải theo nhóm và trình bày lời giải.
-Lắng nghe, ghi bài.
-Đọc yêu cầu vận dụng.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Lắng nghe, ghi bài.
-Lắng nghe và vận dụng.
Bài tập 23 trang 12 SGK.
a)Chứng minh: (a+b)2 = (a-b) 2 + 4ab
Xét (a-b)2+4ab=a2-2ab+b2+4ab
 =a2+2ab+b2 =(a+b)2
Vậy :(a+b)2=(a-b)2+4ab
b)Chứng minh: (a-b)2 = (a+b)2 - 4ab
Xét (a+b)2-4ab= a2+2ab+b2-4ab
 =a2-2ab+b2 =(a-b)2
Vậy (a-b)2=(a+b)2-4ab
Áp dụng:
a) (a-b)2 biết a+b=7 và a.b=12
Giải 
Ta có:
(a-b)2=(a+b)2-4ab=72-4.12=
 =49-48=1
b) (a+b)2 biết a-b=20 và a.b=3
Giải
Ta có:
(a+b)2=(a-b)2+4ab=202+4.3=
 =400+12=412
Hoạt động 3: Tính giác trị của biểu thức (10 phút)
-Yêu cầu HS đọc bài tập.
-Muốn tính giá trị của biểu thức ta cần thu gọn để được biểu thức đơn giản hơn. Rồi mới tính câu a), b). 
-Hãy cho biết biểu thức trên thuộc dạng của hằng đẳng thức nào?
-Yêu cầu hs thu gọn – nhận xét.
-Tính câu a), b) tại x = 5.
Nhận xét.
-Chốt lại.
-Học sinh đọc lại nhiều lần.
-Lắng nghe giảng
-Dạng bình phương một hiệu.
-Thu gọn – nhận xét.
-Tính – nhận xét.
Bài tập 24 trang 12 SGK.
*Rút gọn biểu thức: 
a) x = 5.
Thay x = 5 vào biểu thức (1) ta được: 
Vậy:Giá trị của biểu thức tại x = 5 là 1600.
b) x = 
Thay x = vào biểu thức (1) ta được: 
Vậy:Giá trị của biểu thức tại x = là 36.
4. Củng cố: ( 3 phút)
Qua các bài tập vừa giải ta nhận thấy rằng nếu chứng minh một công thức thì ta chỉ biến đổi một trong hai vế để bằng vế còn lại dựa vào các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu, hiệu hai bình phương đã học.
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)
-Xem lại các bài tập đã giải (nội dung, phương pháp).
-Giải tiếp ở nhà các bài tập 20, 21, 25b, c trang 12 SGK.
-Xem trước bài 4: “Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)” 
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 5.doc