Giáo án Đại Số 7 tuần 23

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:Hiểu số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình cộng để

 làm “đại diện” cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu

 hiệu cùng loại.

 2 .Kỹ năng:Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình

 cộng để làm “đại diện” cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những

 dấu hiệu cùng loại.

 3.Thái độ: Biết tìm mốt của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt.

II. CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của Giáo viên:

 + Phương tiện dạy học:Bảng phụ ghi bài tập kiểm tra bài cũ,?1 và ?3

 + Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân

 + Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề, đàm thoại, vấn đáp.

 2.Chuẩn bị của Học sinh:

 + Ôn tập các kiến thức:Học thuộc bài và làm bài tập ở nhà.

 + Dụng cụ: Thước ,máy tính cầm tay.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1.Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số tác phong HS.

 2.Kiểm tra bài cũ: (6')

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại Số 7 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 :
 1.Chuẩn bị của Giáo viên:
	 + Phương tiện dạy học:Bảng phụ ghi bài tập kiểm tra bài cũ,?1 và ?3
	 + Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân
	 + Phương pháp dạy học:Nêu vấn đề, đàm thoại, vấn đáp.
	 2.Chuẩn bị của Học sinh: 
	 + Ôn tập các kiến thức:Học thuộc bài và làm bài tập ở nhà.
	 + Dụng cụ: Thước ,máy tính cầm tay.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sỉ số tác phong HS.
 2.Kiểm tra bài cũ: (6')
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời
Điểm
Điểm thi học kì I môn toán của lớp 7A được cho bởi bảng sau:
7,5; 5; 5; 8; 7; 4,5; 6,5; 8; 8; 7; 8,5; 6; 5; 6,5; 
8; 9; 5,5; 6; 4,5; 6; 7; 8; 6; 5; 7,5; 7; 6; 8; 7; 6,5
a) Lập bảng “tần số” và bảng “tần suất” của dấu hiệu.
b) Hãy biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng.
Giátrị
(x)
4,5
5
5,5
6
6,5
7
7,5
8
8,5
9
Tầnsố
(n)
2
4
1
5
3
6
2
5
1
1
N = 30
Tầnsuất (f)
7%
13%
3%
17%
10%
20%
7%
17%
3%
3%
5
5
	 - Gọi HS nhận xét ,đánh giá, bổ sung - GV Nhận xét , đánh giá ,sửa sai ghi điểm .
	3.Giảng bài mới : 
 a) Giới thiệu bài (1')
Số nào có thể là “đại diện” cho các giá trị của dấu hiệu? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 b) Tiến trình bài dạy:
Tg
HOẠT ĐỘNG CUẨ THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
16’
HĐ1: Số trung bình cộng của dấu hiệu:
- Cho 4 số: 10; 5; 7; 8. Hãy tính trung bình cộng của chúng.
- Cho HS làm bài toán (SGK.)
- Có tất cả bao nhiêu bạn làm bài kiểm tra?
- Áp dụng quy tắc tính số trung bình cộng để tính điểm trung bình của lớp 7A ? ( Số liệu ở bài kiểm tra )
- Gợi ý cách tính thuận lợi.
- Giới thiệu bảng dọc và thêm cột “các tích”
- Dấu hiệu ở đây là gì?
-Số trung bình cộng của dấu hiệu là bao nhiêu?
- Qua bài toán trên hãy nêu cách tính số trung bình cộng?
- Yêu cầu HS viết công thức tính?
-Trong bài toán trên hãỹ cho biết : x1, x2 …; là gì của dấu hiệu ? n1, n2 … là gì ? N.là gì?
- treo bảng phụ nêu ?3
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm vào bảng nhóm trong 5’
- Yêu cầu đại diện vài nhóm treo bảng phụ và trình bày
- Kiểm tra nhậ xét bài làm của các nhóm, bổ sung.
- Hãy so sánh kết quả làm bài kiểm tra toán nói trên của hai lớp?
- Cả lớp làm vào nháp, xung phong nêu kết quả
- Đọc đề bài và quan sát số liệu.
- Có tất cả bao nhiêu bạn 40 làm bài kiểm tra
 - Cả lớp tính ra nháp.
- Vài em nêu kết quả.
- Điểm kiểm tra toán của từng HS.
- Số trung bình cộng của dấu hiệu là 6,25
- Vài HS nêu các bước tìm số trung bình cộng của một dấu hiệu : 
+ Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
+ Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
+ Chia tổng đó cho số các giá trị 
- Công thức tính:
- Trong bài toán trên: x1, x2, x3,… xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.
 n1, n2, n3, … nk là k tần số tương ứng. N là số các giá trị.
- Hoạt động nhóm và ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Đại diện vài nhóm treo bảng phụ và trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét 
- Lớp 7C học toán yếu hơn lớp 7A.
1. Số trung bình cộng của dấu hiệu:
Dựa vào bảng “tần số”, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau:
- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
- Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
- Chia tổng đó cho số các giá trị (tổng các tần số)
 Trong đó: x1, x2, x3,… xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.
 n1, n2, n3, … nk là k tần số tương ứng.
 N là số các giá trị.
Điểm số
(x)
Tần số
(n)
Các tích
(x.n)
3
4
5
6
7
8
9
10
2
2
4
10
8
10
3
1
6
8
20
60
56
80
27
10
N = 40
Tổng: 267
7’
HĐ2: Ý nghĩa của số trung bình cộng.
- Hãy so sánh khả năng học toán của hai bạn trong lớp?
- Vậy số trung bình cộng có ý nghĩa gì?
- Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng.
- Dấu hiệu X có dãy giá trị là: 4000; 1000; 500; 100. Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu X?
- Vậy số trung bình cộng 
 = 1400 có đại diện cho X không? Vì sao ?
- So sánh bằng cách so sánh điểm trung bình môn toán HKI của hai bạn.
- Một vài em nêu ý nghĩa.
- Cả lớp làm ra nháp (=1400)
- Số trung bình cộng = 1400 không đại diện cho X , vì có sự chênh lệch quá lớn giữa các giá trị (4000 và 100)
2. Ý nghĩa của số trung bình cộng:
Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Chú ý: (SGK)
6’
HĐ3: Mốt của dấu hiệu
- Giới thiệu mốt của dấu hiệu.
- Cho HS làm ví dụ.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn số liệu.
- Cỡ dép nào bán được nhiều nhất?
- Để bán được nhiều hàng, điều mà cửa hàng quan tâm là gì?
- Vậy trong trường hợp này cỡ 39 sẽ là “đại diện” chứ không phải là số trung bình cộng của các cỡ. Giá trị 39 với tần số lớn nhất gọi là mốt.
- Vậy mốt của dấu hiệu là gì?
- Đứng tại chỗ đọc ví dụ.
- Cỡ dép 39 bán được nhiều nhất
- Cỡ dép nào bán được nhiều nhất.
- Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”
3. Mốt của dấu hiệu:
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là M0
Bài 15/20 SGK
Giá trị
(x)
Tần số
(n)
Các tích
(x.n)
1150
1160
1170
1180
1190
5
8
12
18
7
5750
9280
14040
21240
8330
N=50
58640
 (giờ)
7’
HĐ4: Củng cố
- Cho HS làm bài 15 SGK tr.20
- Gọi HS1 đọc đề bài và lên bảng lập tần số
Gọi HS2 đọc lên bảng tính số trung bình cộng
- Đọc đề bài. Làm trong ít phút.
- Lên bảng lập bảng tần số (dọc) và tính số trung bình cộng.
- Nhận xét
	4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’)
	 + Ra bài tập về nhà: - Làm bài tập 14, 16, 17 SGK,tr 20
 + Chuẩn bị bài mới:
 - Học thuộc công thức tính số trung bình cộng, cách xác định mốt của dấu hiệu.
	 - Chuẩn bị dụng cụ : Thước , máy tính cầm tay
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG 
 Ngày soạn: 26.01.2013 
Tiết 48: : 
§4.SỐ TRUNG BÌNH CỘNG (T2)
I. MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:Hướng dẫn lại cách lập bảng và công thức tính số trung bình cộng (các bước và ý nghĩa 
 của các kí hiệu)
	2. Kỹ năng:Đưa ra một số bảng tần số (không nhất thiết phải nêu rõ dấu hiệu) để HS luyện tập tính số 
 trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
	3. Thái độ:Thấy được ý nghĩa của số trung bình cộng
II. CHUẨN BỊ :
	1.Chuẩn bị của Giáo viên: 
	+Phương tiện dạy học: Thước thẳng .Bảng phụ ghi bài tập . Máy tính bỏ túi. 
	+Phương pháp dạy học: Ôn luyện,vấn đáp.
	+Phương thức tổ chức lớp: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn.
	2. Chuẩn bị của Học sinh: 
	 + Ôn tập các kiến thức:Công thức tính số trung bình cộng.
	 + Dụng cụ:Bảng nhóm, phấn màu, máy tính bỏ túi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sỉ số,tác phong HS
 2.Kiểm tra bài cũ: (6') 
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
- Nêu các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu? Nêu công thức tính số trung bình cộng và giải thích các kí hiệu.
- Giải bài tập 17 SGK.tr 20
- Các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu :
+ Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
+ Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
+ Chia tổng đó cho số các giá trị (tổng các tần số)
+ Công thức:
 Trong đó: x1, x2, x3,… xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.
 n1, n2, n3, … nk là k tần số tương ứng.
 N là số các giá trị.
- Bài 17 a) = 7,68 phút
 b) M0 = 8
5
5
 - Gọi HS nhận xét , bổ sung - GV nhận xét ,sửa sai ,đánh giá ghi điểm 
	3.Giảng bài mới : 
 a) Giới thiệu bài: (1') Luyện tập về tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
 b) Tiến trình bài dạy:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
30’
HĐ1: Luyện tập
Bài 12 SBT tr.6
- Treo bảng phụ nêu đề bài.
-Để tính điểm trung bình của từng xạ thủ phải làm gì?
- Gọi 2 HS lên bảng tính điểm tính điểm trung bình của từng xạ thủ.
- Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của từng người?
Bài thêm
- Treo bảng phụ nêu đè bài
Tìm số trung bình cộng và tìm mốt của bảng giá trị sau (bằng cách lập bảng)
18 26 20 18 24 21 18 21 17 20
19 18 17 30 22 18 21 17 19 26
28 19 26 31 24 22 18 31 18 24
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm. 
- Gọi đại diện vài nhóm treo bảng và trình bày
- Gọi đại diện vài nhóm nhận xét bổ sung bài làm của các nhóm bạn
- Kiểm tra kết quả và nhận xét ý thức , kết quả làm bài của các nhóm.
Bài 18 SGK.tr 21
- Treo bảng phụ nêu bài 18 SGK
- Gọi HS đọc đề bài
- Có nhận xét gì về sự khác nhau giữa bảng này và những bảng tần số đã biết?
- Giới thiệu bảng này là bảng phân phối ghép lớp.
- Giới thiệu cách tính số trung bình cộng trong trường hợp này.
Tính số trung bình cộng của giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của mỗi lớp thay cho giá trị x.
Chiều cao
Giá tri TB
Tần số
Các tích
105
105
1
105
110-120
115
7
805
121-131
126
35
4410
132-142
137
45
6165
143-153
148
11
1628
155
155
1
155
N = 100
13268
- Yêu cầu HS tính toán và nêu kết quả
- Cả lớp quan sát đọc đề bài.
- Phải lập bảng tần số và tính .
HS1: Tính của xạ thủ A.
HS2: Tính của xạ thủ B.
- Hai người có kết quả bằng nhau nhưng xạ thủ A bắn đều hơn (điểm chụm hơn), còn điểm của xạ thủ B phân tán hơn.
 - Đọc đề bài ,suy nghĩ 
- Các nhóm hoạt động nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn trong 5 phút
- Đại diện vài nhóm treo bảng và trình bày.
- Các nhóm nhận xét 
- Vài HS đọc đề bài
- Bảng này khác so với những bảng “tần số” đã biết là trong cột giá trị người ta ghép những giá trị của dấu hiệu theo từng lớp hay khoảng
- Theo dõi, ghi nhớ
-Tính toán kết quả.
Bài 12 SBT tr.6
Xạ thủ A
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
8
5
40
9
6
54
10
9
90
N = 20
Tổng: 184
Xạ thủ B
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
6
2
12
7
1
7
9
5
45
10
12
120
N = 20
Tổng: 184
Bài thêm:
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
17
3
51
18
7
126
19
3
57
20
2
40
21
3
63
22
2
44
24
3
72
26
3
78
28
1
28
30
1
30
31
2
62
N = 30
Tổng:651
Mốt của dấu hiệu là M0 = 18
Bài 18 SGK.tr 21
a) Bảng này khác so với những bảng “tần số” đã biết là trong cột giá trị người ta ghép những giá trị của dấu hiệu theo từng lớp hay khoảng)
5’
HĐ Củng cố
- Nêu các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu? 
- Nêu công thức tính số trung bình cộng và giải thích các kí hiệu.
- Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng.
 - Các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu :
+ Nhân từng giá trị vớ

File đính kèm:

  • docTuần 23- đs7.doc
Giáo án liên quan