Giáo án Đại Số 11KHTN tiết 31 - 33: Biến cố và xác suất của biến cố (tt)

BÀI 4: BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ

(tt)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:

+ Khái niệm phép thử.

+ Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.

+Biến cố và tính chất của chúng.

+ Biến cố không thể và biến cố chắc chắn.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:

+ Biết xác định được không gian mẫu.

+ Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao, biến cố xung khắc của một biến cố.

3. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học. Có tư duy và sáng tạo.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Sách giáo khoa, giáo án, phấn màu, thước kẻ, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Ôn lại một số kiến thức đã học, các tính chất về tập hợp.

III. Phương pháp dạy học:

+ Vấn đáp, gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp:

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại Số 11KHTN tiết 31 - 33: Biến cố và xác suất của biến cố (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tiết PPCT : 31 
Ngày dạy :
BÀI 4: BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
(tt)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:
+ Khái niệm phép thử.
+ Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.
+Biến cố và tính chất của chúng.
+ Biến cố không thể và biến cố chắc chắn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
+ Biết xác định được không gian mẫu.
+ Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao, biến cố xung khắc của một biến cố.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học. Có tư duy và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Sách giáo khoa, giáo án, phấn màu, thước kẻ, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn lại một số kiến thức đã học, các tính chất về tập hợp.
III. Phương pháp dạy học:
+ Vấn đáp, gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: + Sỉ số, vệ sinh, đồng phục.
2. Bài cũ: 
+ Định nghĩa hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
+ Viết các công thức số hoán vị , số chỉnh hợp , số tổ hợp .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Biến cố
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Đặt vấn đề: Khi gieo một con súc sắc thì ta thấy rằng rất khó đoán trước được kết quả của mỗi lần gieo. Kết quả là một con số bất kì trong tập hợp {1, 2, 3, 4, 5, 6}. Ta gọi việc gieo con súc sắc nói trên là một phép thử ngẫu nhiên.
- Hỏi: hãy cho biết không gian mẫu của phép thử gieo một con súc sắc?
- Hướng dẫn cho HS hiểu ví dụ 2.
- Cho HS thực hiện H1, nhận xét kết quả.
- Hướng dẫn cho HS hiểu ví dụ 3.
- Xét biến cố A: “Số chấm trên mặt xuất hiện là một số chẵn”. Ta thấy việc xảy ra hay không xảy ra biến cố A phụ thuộc vào kết quả củaT. Biến cố A xảy ra khi và chỉ khi kết quả của T là 2 hoặc 4 hoặc 6. Các kết quả này được gọi là các kết quả thuận lợi cho A. Do đó biến cố A được mô tả bởi tập hợp = {2, 4, 6}, đó là một tập con của. Biến cố A được gọi là biến cố liên quan đến phép thử T.
- Nhận xét.
+ Chú ý theo dõi giáo viên đặt vấn đề.
+ Đứng lên trả lời khi giáo viên hỏi.
+ Cùng giáo viên tìm hiểu ví dụ 2 SGK.
+Thự hiện hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
+Đọc và hiểu ví dụ 3.
+Chú ý lên bảng cùng giáo viên giải quyêt ván đề.
1. Biến cố:
a) Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu:
Định nghĩa: Phép thử ngẫu nhiên (phép thử) là một thí nghiệm hay hành động mà:
- Kết quả của nó không đoán trước được
- Có thể xác định được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó.
- Phép thử thường được kí hiệu là chữ T
- Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó được gọi là không gian mẫu của phép thử đó và được kí hiệu là 
Ví dụ 1: Không gian mẫu của phép thử gieo một con súc sắc là tập hợp:
 = {1, 2, 3, 4, 5, 6}.
Ví dụ 2: Xét phép thử T là “Gieo hai đồng xu phân biệt” thì không gian mẫu của phép thử là = {SN, SS, NS, NN}.
H1: Cho phép thử “Gieo ba đồng xu phân biệt”. Hãy cho biết không gian mẫu của phép thử đó?
- HS thực hiện H1.
b) Biến cố:
Ví dụ 3: Giả sử T là phép thử “Gieo một con súc sắc ”. 
Không gian mẫu = {1, 2, 3, 4, 5, 6}.
Định nghĩa: Biến cố A liên quan đến phép thử T là biến cố mà việc xảy ra hay không xảy ra của A tuỳ thuộc vào kết quả của T.
Mỗi kết quả của phép thử T làm cho A xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho A.
Tập hợp các kết quả thuận lợi cho A được kí hiệu là . Khi đó người ta nói biến cố A được mô tả bởi tập .
H2: Xét biến cố B: “Số chấm trên mặt xuất hiện là một số lẻ” và biến cố C: “Số chấm trên mặt xuất hiện là một số nguyên tố”. HS thực hiện viết và 
4. Củng cố: Củng cố cho HS các khái niệm: phép thử ngẫu nhiên, không gian mẫu, biến cố
5. Dặn dò: Xem trước phần xác suất của biến cố
6. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : Tiết PPCT : 32 
Ngày dạy :
BÀI 4: BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
(tt)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:
+ Khái niệm phép thử.
+ Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.
+Biến cố và tính chất của chúng.
+ Biến cố không thể và biến cố chắc chắn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
+ Biết xác định được không gian mẫu.
+ Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao, biến cố xung khắc của một biến cố.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học. Có tư duy và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Sách giáo khoa, giáo án, phấn màu, thước kẻ, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn lại một số kiến thức đã học, các tính chất về tập hợp.
III. Phương pháp dạy học:
+ Vấn đáp, gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: + Sỉ số, vệ sinh, đồng phục.
2. Bài cũ: 
+ Định nghĩa hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.
+ Viết các công thức số hoán vị , số chỉnh hợp , số tổ hợp .
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Xác suất của biến cố
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
+ Một biến cố luôn luôn xảy ra, đúng hay sai?
+ Nếu một biến cố xảy ra, ta luôn tìm được khả năng nó xảy ra bằng cách gán cho nó một con số hợp lý. Ta gọi đó là xác suất của biến cố.
+ Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ 1 SGK.
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài tập bên cạnh. Yêu cầu học sinh tính n(A), n(B), n(C) và n().
+ Yêu cầu học sinh tính P(A), P(B), P(C)?
+ Học sinh trả lời.
+ Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức.
+ Cả lớp cùng nghiên cứu ví dụ 1 SGK.
+ Theo dõi lên bảng, thảo luận nhóm để làm bài.
+ Trả lời tại chỗ câu hỏi của giáo viên.
2. Xác suất của biến cố:
a) Định nghĩa cổ điển của xác suất:
Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Ta gọi tỉ số là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A). 
Bài tập: Từ một hộp chứa bốn quả cầu ghi chữ a, hai quả cầu ghi chữ b và hai quả cầu ghi chữ c. Lấy ngẫu nhiên một quả. Ki hiệu:
A: “Lấy được quả ghi chữ a”
B: “Lấy được quả ghi chữ b”
C: “Lấy được quả ghi chữ c”
Tính P(A), P(B), P(C)?
Giải:
n(A) = 3, n(B) = 2, n(C) = 2 và n() = 8.
P(A) = 3/8, P(B) = P(C) = ¼
4. Củng cố: Định nghĩa cổ điển của xác suất.
5. Dặn dò: xem trước phần còn lại: định nghĩa thống kê của xác suất 
6. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : Tiết PPCT : 33 
Ngày dạy :
BÀI 4: BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ
(tt)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững:
+ Khái niệm phép thử.
+ Không gian mẫu, số phần tử của không gian mẫu.
+Biến cố và tính chất của chúng.
+ Biến cố không thể và biến cố chắc chắn.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
+ Biết xác định được không gian mẫu.
+ Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố giao, biến cố xung khắc của một biến cố.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài học. Có tư duy và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Sách giáo khoa, giáo án, phấn màu, thước kẻ, bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn lại một số kiến thức đã học, các tính chất về tập hợp.
III. Phương pháp dạy học:
+ Vấn đáp, gợi mở thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen với hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp: + Sỉ số, vệ sinh, đồng phục.
2. Bài cũ: Đề cập trong tiến trình dạy bài mới.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Xác suất của biến cố
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Đặt vấn đề
- Xét phép thử T và biến cố A có liên quan đến phép thử T. Ta tiến hành lặp đi lặp lại N lần phép thử T và thống kê xem biến cố A xuất hiện bao nhiêu lần.
Hỏi: xác suất thực nghiệm để một người đàn ông 50 tuổi chết trước khi bước sang tuổi 51 là bao nhiêu?
Hỏi: xác suất thực nghiệm để một người phụ nữ 50 tuổi chết trước khi bước sang tuổi 51 là bao nhiêu?
+ Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức.
+ Theo dõi lên bảng, thảo luận nhóm để làm bài.
+ Trả lời tại chỗ câu hỏi của giáo viên.
+ Học sinh trả lời.
b) Định nghĩa thống kê của xác suất:
Số lần xuất hiện biến cố A được gọi là tần số của A trong N lần thực hiện phép thử T.
Tỉ số giữa tần số của A với N được gọi là tần suất của A trong N lần thực hiện phép thử T.
Người ta CM được rằng khi số lần thử N càng lớn thì tần suất của A càng gần với một số xác định, số đó được gọi là xác suất của A theo nghĩa thống kê (số này chính là P(A) trong xác suất cổ điển); tần suất còn được gọi là xác suất thực nghiệm.
Ví dụ 7: HS tìm hiểu phép gieo đồng xu của Buffon.
Ví dụ 8: Một công ty bảo hiểm nhân thọ đã thống kê được trong 100 000 đàn ông 50 tuổi có 568 người chết trước khi bước sang tuổi 51 và trong 100 000 phụ nữ 50 tuổi thì có 284 người chết trước khi bước sang tuổi 51. Khi đó xác suất thực nghiệm để một người đàn ông 50 tuổi chết trước khi bước sang tuổi 51 là 
và xác suất thực nghiệm để một người phụ nữ 50 tuổi chết trước khi bước sang tuổi 51 là 
H3: HS thực hiện.
4. Củng cố: trong tiến trình các ví dụ.
5. Dặn dò: Học bài và xem trước bài mới, làm bài tập SGK. 
6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 3133Ban AXac suat cua bien co.doc
Giáo án liên quan