Giáo án Công nghệ 8

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

 1. Kiến thức:

- Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.

- Biết được các lĩnh vực kĩ thuật sử dụng bản vẽ kĩ thuật.

 2. Kĩ năng:

 Có kĩ năng cơ bản về vẽ kĩ thuật.

 3. Thái độ:

 Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.

II- CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Tranh vẽ H1.1->H1.3 SGK.

 - Bảng phụ H1.4 SGK.

 2. Học sinh:

 Đọc và tìm hiểu trước bài học ở nhà.

III- PHƯƠNG PHÁP:

 Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp.

 

doc148 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ghép mà các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau.
HĐ2: Tìm hiểu về mối ghép không tháo được
 Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép không tháo được : mối ghép bằng hàn, mối ghép bằng đinh tán. Nhận dạng được mối ghép ren, mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn trong thực tế kĩ thuật và đời sống.
- Thời gian: 22 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H25.2 và H25.3 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV treo tranh vẽ H25.2 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Mối ghép bằng đinh tán là loại mối ghép gì?
-> TL: Là mối ghép không tháo được.
- H: Mối ghép bằng đinh tán có cấu tạo gồm mấy chi tiết?
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- H: Em hãy nêu cấu tạo của đinh tán và vật liệu chế tạo?
-> TL: Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ, được làm bằng vật liệu dẻo như nhôm, théo cácbon thấp.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Hãy nêu trình tự của quá trình tán đinh?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nêu đặc điểm của mối ghép bằng đinh tán.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV treo tranh vẽ H25.3 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy cho biết cách làm nóng chảy vật hàn?
-> TL: Nung nóng kim loại ở chỗ tiếp xúc.
- GV kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.
- H: Em hãy nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép bằng hàn?
-> TL: Mối ghép hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn, kết cấu nhỏ gọn, tiết kiệm vật liệu...
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Tại sao người ta không hàn quai xoong vào xoong mà phải tán đinh?
-> TL: Vì nhôm khó hàn, mối ghép đinh tán đảm bảo chịu được lực lớn, hỏng dễ thay.
II- Mối ghép không tháo được:
 1. Mối ghép bằng đinh tán:
 a, Cấu tạo mối ghép:
- Chi tiết ghép có dạng tấm.
- Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ.
 b, Đặc điểm và ứng dụng:
SGK/87
 2. Mối ghép bằng hàn:
 a, Khái niệm:
 Hàn là làm nóng chảy cục bộ kim loại chỗ tiếp xúc để dính các chi tiết lại với nhau. Có các phương pháp hàn: hàn nóng chảy, hàn áp lực và hàn thiếc.
 b, Đặc điểm và ứng dụng:
SGK/88
 * Kết luận: Mối ghép không tháo được như mối ghép bằng đinh tán, bằng hàn… được ứng dụng nhiều trong sản xuất và đời sống.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- H: Mối ghép cố định là mối ghép như thế nào? Mối ghép cố định gồm mấy loại?
- H: Nêu ưu, nhược điểm của mối ghép bằng đinh tán và mối ghép bằng hàn?
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài.
- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 26 SGK.
Ngày soạn: 16 /11/2010
Ngày giảng: 18/11/2010
Tiết 24 - Bài 26
mối ghép tháo được
I- Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 Nhận biết được khái niệm, cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép tháo được.
2. Kĩ năng : 
 Phân biệt được các loại mối ghép tháo được và liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
 Có ý thức vận dụng tính chất mối ghép tháo được vào thực tế.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tranh vẽ H26.1 và H26.2 SGK.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- Phương pháp:
 Đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: (5’)
 ? Mối ghép cố định là mối ghép như thế nào? Mối ghép cố định gồm mấy loại?
 ? Nêu ưu, nhược điểm của mối ghép bằng đinh tán và mối ghép bằng hàn?
 b, Bài mới: 
HĐ1: Tìm hiểu về mối ghép bằng ren
 Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren. Phân biệt được các loại mối ghép tháo được và liên hệ thực tế.
- Thời gian: 17 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H26.1 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV treo tranh vẽ H26.1 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng bu lông, vít cấy và đinh vít?
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Để hãm cho đai ốc, đinh vít khỏi bị lỏng ra ta có những phương pháp gì?
-> TL: Ta có thể dùng vòng đệm hãm, vặn thêm đai ốc phụ, dùng chốt cài ngang qua đai ốc và vít.
- H: Ba mối ghép ren trên có đặc điểm gì giống và khác nhau?
-> TL: Giống là đều có bu lông, vít cấy hoặc đinh vít luồn qua lỗ của các chi tiết cần ghép. Khác là vít cấy có ren ở chi tiết ghép.
- H: Em hãy nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của từng mối ghép?
-> HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy nêu nguyên nhân làm trờn ren, hỏng ren?
-> TL: Vặn quá chặt hoặc lỏng đai ốc, đinh vít.
- H: Từ các nguyên nhân trên em hãy nêu cách bảo quản và chú ý khi tháo lắp bằng ren?
-> TL: Phải chú ý khi tháo lắp, không làm lệch ren hoặc vặn quá chặt.
1. Mối ghép bằng ren:
 a, Cấu tạo mối ghép:
- Mối ghép bu lông: gồm đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.
- Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và vít cấy.
- Mối ghép đinh vít: gồm chi tiết ghép và đinh vít.
 b, Đặc điểm và ứng dụng:
- Mối ghép bằng ren: cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.
- Mối ghép bằng bu lông: dùng để ghép các chi tiết có bề dày không lớn và cần tháo lắp.
- Mối ghép bằng vít: dùng cho các chi tiết ghép chịu lực nhỏ.
* Kết luận: Mối ghép bằng ren có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
HĐ2: Tìm hiểu về mối ghép bằng then và chốt
 Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt. Phân biệt được các loại mối ghép tháo được và liên hệ thực tế.
- Thời gian: 13 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H26.2 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV treo tranh vẽ H26.2 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu và điền vào phần (…) trong SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu và điền vào phần (…) trong SGK.
- H: Em hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng then và chốt?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của mối ghép bằng then và chốt?
-> TL: Ưu điểm cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế. Nhược điểm khả năng chịu lực kém.
- H: Em hãy nêu đặc điểm và phạm vi ứng dụng của mối ghép bằng then và chốt?
-> HS dựa vào SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
2. Mối ghép bằng then và chốt:
 a, Cấu tạo của mối ghép:
- Mối ghép bằng then: then được đặt trong rãnh then của hai chi tiết được ghép.
- Mối ghép bằng chốt: chốt là chi tiết hình trụ được đặt trong lỗ xuyên ngang qua hai chi tiết ghép.
 b, Đặc điểm và ứng dụng:
- Mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.
- Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh răng, bánh đai, đĩa xích…để truyền chuyển động quay.
- Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.
 * Kết luận: Mối ghép bằng then và chốt có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép.
 3. Tổng kết, HDVN: 4 phút
- H: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của mối ghép bằng ren, mối ghép bằng then và chốt?
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức của bài.
- GV yêu cầu HS về nhà xem trước bài 27 SGK.
Ngày soạn: 20/11/2010
Ngày giảng: 22/11/2010
Tiết 25 - Bài 27
Mối ghép động
I- Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
- Giải thích được khái niệm mối ghép động.
- Trình bày được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp. Mô tả được các loại khớp động.
 2. Kĩ năng:
 Nhận dạng được mối ghép động.
 3. Thái độ:
 Có ý thức vận dụng tính chất của các mối ghép vào thực tế.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tranh vẽ H27.1->H27.4 SGK.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- Phương pháp:
 Đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: 5 phút
 1. Hãy nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren và phạm vi ứng dụng của từng loại?
 2. Nêu điểm giống và khác nhau giữa mối ghép bằng then và chốt?
 b, Bài mới: GTB (1’): 
 Như chúng ta đã biết, mối ghép trong đó các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau được gọi là mối ghép cố định, trong thực tế ta còn gặp những mối ghép mà các chi tiết bị ghép có chuyển động tương đối giữa các chi tiết với nhau, những mối ghép đó có cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài: Mối ghép động. GV ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động 
 Mục tiêu: Giải thích được khái niệm mối ghép động
- Thời gian: 14 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H27.1 và H27.2 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV treo tranh vẽ H27.1 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu. 
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Chiếc ghế gồm mấy chi tiết ghép với nhau? Chúng được ghép với nhau như thế nào?
-> TL: Chiếc ghế gồm 3 chi tiết ghép với nhau. Các mối ghép có sự chuyển động.
- H: Khi gập ghế lại hay mở ghế ra tại các mối ghép A,B,C,D các chi tiết chuyển động với nhau như thế nào?
-> TL: Các mối ghép chuyển động tương đối với nhau.
- GV nhấn mạnh: Những mối ghép đó được gọi là mối ghép động hay khớp động.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Thế theo em mối ghép động là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV nêu: Mối ghép động chủ yếu để ghép các chi tiết thành cơ cấu, chúng gồm: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu…
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV treo tranh vẽ H27.2 SGK giới thiệu với HS về cơ cấu tay quay – thanh lắc. 
-> HS quan sát, lắng nghe.
I- Thế nào là mối ghép động?
 Mối ghép động là mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau.
 * Kết luận: Mối ghép động còn gọi là khớp động như: khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu… chúng được dùng trong nhiều máy và thiết bị.
HĐ2: Tìm hiểu về các loại khớp động
 Mục tiêu: HS biết được cấu tạo, đặc điểm

File đính kèm:

  • doccong nghe 8.doc