Giáo án Công nghệ 7 - Trường THCS Cẩm La

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.

 - Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

 - Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

 - Hiểu được đất trồng là gì.

 - Hiểu được vai trò của đất trồng đối với cây trồng.

 - Biết được các thành phần của đất trồng.

2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng

- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.

 - Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

 - Rèn luyện các kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.

 - Rèn luyện được khả năng phân tích đất qua từng thao tác thực hành.

 

doc245 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Trường THCS Cẩm La, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của con người. 
- Học sinh ghi bài.
I. Ý nghĩa:
 Bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của con người. 
	 *Hoạt động 2: Bảo vệ rừng.
 	Yêu cầu: Biết được mục đích và biện pháp bảo vệ rừng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15 phút
- Yc hs đọc thông tin mục II.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên rừng gồm có các thành phần nào?
+ Cho biết mục đích của việc bảo vệ rừng.
+Ví dụ: Ở Đồng Tháp có rừng nào không, có động vật nào quý hiếm không ?
- Gv sửa, bổ sung, ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.2 SGK và cho biết:
+ Theo em các hoạt động nào của con người được coi là xâm hại tài nguyên rừng?
+ Những đối tượng nào được phép kinh doanh rừng?
+ Tham gia bảo vệ rừng bằng cách nào?
- Gv treo hình 49 và giải thích hình .
+ Nêu tác hại của việc phá rừng, cháy rừng.
- Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Gồm có các loài động vật, thực vật rừng, đất có rừng và đồi trọc, đất hoang thuộc sản xuất lâm nghiệp.
à Mục đích:
+ Giử gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
+ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.
à Như rừng tràm, Sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia Tràm Chim..…
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh đọc mục 2 và trả lời:
à Phá rừng bừa bãi, gây cháy rừng, lắng chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng ,…
à Các đối tượng được phép kinh doanh rừng là: Cơ quan lâm nghiệp của Nhà nước, cá nhân hay tập thể được các cơ quan chức năng lâm nghiệp giao đất, giao rừng để sản xuất theo sự chỉ đạo của Nhà nước. 
à Bằng cách: Định canh định cư, phòng chóng cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
- Học sinh quan sát hình và lắng nghe.
à Tác hại: diện tích rừng bị giảm, làm động vật không có nơi cư trú, làm đất bị bào mòn, …
- Học sinh ghi bài. 
II. Bảo vệ rừng:
1. Mục đích:
_ Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
_ Tạo điền kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.
2. Biện pháp:
Gồm có:
_ Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
_ Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép.
_ Chủ rừng và Nhà nước phải có kế hoạch phòng chóng cháy rừng .
	 * Hoạt động 3: Khoanh nuôi phục hồi rừng.
	 Yêu cầu: + Nắm được mục đích và đối tượng khoanh nuôi.
	 	+ Biết được biện pháp khoanh nuôi rừng.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12 phút
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng nhằm mục đích gì?
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.2 và cho biết:
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng bao gồm các đối tượng khoanh nuôi nào?
+ Khi nào ta phải khoanh nuôi phục hồi rừng?
_ Giáo viên sửa, ghi bảng.
_ Yêu cầu học sinh đọc to mục III.3 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu lên các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng?
+ Vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không ,tại sao?
- Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh , ghi bảng.
- Giáo viên giải thích thêm: Qua nội dung của bài này chúng ta cĩ ý thức chấp hành đún quy định của Nhà nước về việc bảo vệ, khai thác rừng đẻ bảo vệ mơi trường sinh thái. 
à Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à Đối tượng khoanh nuôi gồm có:
+ Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang con tính chất đất rừng.
+ Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm. 
à Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng .
- Học sinh ghi bài.
- Học sinh đọc to mục 3 và cho biết:
à Các biện pháp:
+ Bảo vệ:cấm chăn thả đại gia súc, tổ chức phòng chóng cháy rừng,…
+ Phát dọn dây leo, bụi rậm ,cuốc xới đất tơi xốp.
+ Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lón.
à Không, việc khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ áp dụng đối với đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng.
- Học sinh ghi bài. 
- Học sinh lắng nghe
III. Khoanh nuôi phục hồi rừng:
1. Mục đích:
 Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.
2. Đ ối tượng khoanh nuôi:
 Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng gồm có:
- Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang con tính chất đất rừng.
- Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm.
3. Biện pháp:
 Thông qua các biện pháp:
- Bảo vệ: cấm chăn thả đại gia súc, …
- Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây.
- Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn.
 	 Học sinh đọc phần ghi nhớ và mục em có thể biết.
	4. Củng cố: ( 3 phút)
	_ Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng?
	_ Mục đích và biện pháp bảo vệ rừng ?
	*. Kiểm tra- đánh giá: 
	Chọn các câu trả lời đúng:
	1. Mục đích của việc khoanh nuôi phục hồi rừng:
	a) Giữ gìn tài nguyên rừng hiện có.
	b) Tạo điều kiện phục hồi những rừng bị mất, phát triển thành rừng có sản lượng cao.
	c) Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, tỉ lệ sống cao.
	d) Cả 3 câu a,b,c.
	2. Những đối tượng nào sau đây được chọn để khoanh nuôi phục hồi rừng:
	a) Đất đã mất rừng, nương rẫy bỏ hoang không còn tính chất rừng.
	b) Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên trên 30cm.	
	c) Cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày dưới 30cm.
	d) Gieo trồng bổ sung, bảo vệ.
Đáp án: 1 – d, 2 – b
5. Nhận xét- dặn dò: ( 3 phút)
	_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và soạn trước bài 30;31.
Câu1. Chăn nuơi cĩ vai trị gì trong nền kinh tế nướcta? Em cho biết nhieeemj vụ phát triển của chăn nuơi ở nước ta trong thời gian tới?
Câu 2. Em hiểu thế nào là một giống vật nuơi ? Điều kiện để được cơng nhận là một giống vật nuơi? Giống vật nuơi cĩ vai trị như thế nào trong chăn nuơi?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp:
Tiết:36
	KIỂM TRA 1 TIẾT
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	I. Chọn các câu trả lời đúng:(3đ)
	1. Rừng cần được bảo vệ vì:
	a. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu môi trường.
	b. Cải biến khí hậu, tạo cân bằng sinh thái, tham gia vào các chu trình sống.
	c. Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.
	d. Cả 3 câu a, b, c.
	2. Để tạo nền đất gieo ươm cây rừng, người ta tiến hành:
	a. Đập đất và lên luống.
	b. Đập và san phẳng nền đất.
	c. Phát hoang nền đất.
	d. Lên luống đất hoặc đóng bầu đất.
	3. Để rừng khai thác có thể phục hồi, việc khai thác gỗ ở Việt Nam phải tuân theo các điều kiện:
	a. Khai thác dần rừng có nhiều cây cao to.
	b. Khai thác trắng những khu rừng không quan trọng.
	c. Khai thác chọn những cây cao to ở các rừng có trữ lượng gỗ lớn.
	d. Khai thác trắng với những rừng có trữ lượng gỗ lớn.
	II. Em hãy điền các từ hay cụm từ thích hợp vào chổ ……: (2đ)
	1. Quy trình trồng cây có bầu:
	Tạo lỗ trong hố đất à ………………(1)………………………………à ………………(2)…………………à ……………(3)…………………à ………………(4)……………………à vun gốc.
	2. Điền vào chổ ………… trong bảng tóm tắt cách phục hồi rừng:
Khai thác rừng
Cách phục hồi rừng
Khai thác trắng
Trồng rừng
Khai thác dần
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
Khai thác chọn
Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
B. PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: Cho biết rừng có vai trò và nhiệm vụ gì. (1đ)
	Câu 2: Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng? (2đ)
	Câu 3: Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì? (2đ)
	ĐÁP ÁN:
	A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
	I. 	1. d
	2. d
	3. c
	II.
	1. (1): Rạch bỏ vỏ bầu.
	 (2): Đặt bầu vào lỗ trong hố. 
	 (3): Lấp và nén đất lần 1.
	 (4): Lấp và nén đất lần 2.
	2. – Khai thác trắng: Trồng rừng
	- Khai thác dần: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
	- Khai thác chọn: Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
	B. PHẦN TỰ LUẬN:
	Câu 1: - Vai trò:
	+ Làm sạch môi trường không khí.
+ Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
+ Phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
	 - Nhiệm vụ:
 	Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
	+ Trồng rừng sản xuất.
	+ Trồng rừng phòng hộ.
	+ Trồng rừng đặc dụng.	
	Câu 2: Biện pháp bảo vệ rừng và đất rừng:
	 _ Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản, săn bắn động vật rừng…… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo pháp luật.
	 _ Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
	 	_ Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
	Câu 3: Bao gồm các công việc:
	_ Làm rào bảo vệ: Trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm thành hàng rào dày bao quanh khu trồng rừng.
	_ Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng.
	_ Làm cỏ: Tiến hành ngay sau khi trồng cây từ 1 đến 3 tháng. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây.
	_ Xới đất, vun gốc: Độ sâu xới đất từ 8 đến 13cm, không làm tổn thương bộ rễ cây rừng mới trồng.
	_ Bón phân: Bón thúc phân ngay trong năm đầu, kết hợp xới đất, vun gốc.
	_ Tỉa và dặm cây: Nếu hố có nhiều cây, chỉ để lại 1 cây. Hố có cây chết, phải trồng bổ sung cây cùng tuổi.
Ngày soạn:24 - 01 - 2010
Tuần:23
Tiết 27:	PHẦN 3: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT
CHĂN NUÔI
BÀI 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI
Bài 31:GIỐNG VẬT NUÔI
	 I.MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức.
	_ Hiểu được vai trò của chăn nuôi.
	_ Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
	2. Kỹ năng.
	Quan sát và thảo luận nhóm
	3. Thái độ.
	Có ý thức học tốt về kỹ thuật chăn nuôi và có thể vận dụng vào công việc chăn nuôi của gia đình.
 	II. CHUẨN BỊ.
Giáo viên.
_ SGV, SGK, giáo án.
_ Hình 50 SGK phóng to.
_ Sơ đồ 7, phóng to.
Học sinh.
	Xem và soạn trước bài 30.
 	III. PHƯƠNG PHÁP:
	Quan sát, trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
	 IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.
Ổn định (1 phút)
Kiểm tra bài cu 

File đính kèm:

  • docCong Nghe tich hop tat ca.doc