Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 32: Giống vật nuôi

- GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ trong SGK và quan sát H51 - H53 SGK.

? Qua VD trên em hiểu các vật nuôi trên có đặc điểm gì.

- GV cho hs quan sát và giới thiệu một số loại vật nuôi. (Slides2,3,4)

? Các giống vật nuôi có đặc điểm gì về nguồn gốc xuất xứ? Các con vật trong cùng giống có chung nguồn gốc không.

? Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào.

- GV cho hs quan sát hình vật nuôi non và vật nuôi mẹ yêu cầu hs trả lời câu hỏi. (Slides5)

? Đặc điểm con non thuần chủng có giống bố mẹ không? Vì sao.

- GV từ những ví dụ em hãy hoạt động theo nhóm hoàn thành vào phần( )trongSGK. (2’)

- GV nhận xét, kết luận.

 

 

 

 

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 7 - Tiết 32: Giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15 - 01 - 14.
Ngày giảng:	 7A1.	17 - 01 - 14.
 7A2. 17 - 01 - 14.
Tiết 32 - Bài 31. 
GIỐNG VẬT NUÔI.
I. Mục tiêu. 
- KT: Xác đinh được các dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh họa. Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi. Nêu và lấy ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- TĐ: Có thái độ và ý thức học tập tốt nội dung kiến thức về kĩ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi tại gia đình.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Máy chiếu, tìm hiểu một số giống vật nuôi.
- HS: Tìm hiểu một số ví dụ giống vật nuôi.
III. Phương pháp.
- Trực quan, tích cực, vấn đáp
IV. Tổ chức giờ dạy.
1. ÔĐTC. (1’)
2. Khởi động. (4’)
- Kiểm tra bài cũ:
? Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta?
- Bài mới: Ca dao tục ngữ có câu “ Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”, điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa giống với năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong bài học này, chúng ta sẽ biết được thế nào là giống vật nuôi và vai trò quan trọng của giống vật nuôi đối với ngành chăn nuôi gia súc gia cầm như thế nào?
3. Các hoạt động dạy và học.
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi. (20’)
- MT: Xác đinh được các dấu hiệu bản chất của khái niệm giống vật nuôi và nêu được ví dụ minh họa. Trình bày được cơ sở phân loại giống vật nuôi.
- ĐDDH: Hình ảnh các giống vật nuôi.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ trong SGK và quan sát H51 - H53 SGK.
? Qua VD trên em hiểu các vật nuôi trên có đặc điểm gì.
- GV cho hs quan sát và giới thiệu một số loại vật nuôi. (Slides2,3,4)
? Các giống vật nuôi có đặc điểm gì về nguồn gốc xuất xứ? Các con vật trong cùng giống có chung nguồn gốc không.
? Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào.
- GV cho hs quan sát hình vật nuôi non và vật nuôi mẹ yêu cầu hs trả lời câu hỏi. (Slides5)
? Đặc điểm con non thuần chủng có giống bố mẹ không? Vì sao.
- GV từ những ví dụ em hãy hoạt động theo nhóm hoàn thành vào phần()trongSGK. (2’)
- GV nhận xét, kết luận.
- GV yêu cầu hs lấy ví dụ... (Slides6,7,8)
- GVYC đọc và tìm hiểu thông tin SGK và cho biết
? Giống vật nuôi được phân loại theo những cách nào.
- GV nêu và giải thích cách phân loại cho HS tiếp thu. 
(Slides9,10,11,12)
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. (Slides13)
- GV hướng dẫn HS mục 3 SGK.
- HS tìm hiểu ví dụ trong SGK.
- HS: Trả lời
- HS quan sát.
- HS: Cùng chung nguồn gốc.
- HS: Khác nhau.
- HS quan sát.
- HS: Giống nhau và giống bố mẹ đã sinh ra nó.
- HS hoạt động theo nhóm trả lời theo ý hiểu cá nhân.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS: Lấy ví dụ
- HS đọc và tìm hiểu.
- HS: Giống vật nuôi được phân loại thành 4 cách.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS quan sát và trả lời.
I. Khái niệm về giống vật nuôi.
1. Thế nào là giống vật nuôi?
- Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
2. Phân loại giống vật nuôi.
a, Theo địa lí.
b, Theo hình thái, ngoại hình.
c, Theo mức độ hoàn thiện của giống.
d, Theo hướng sản xuất.
HĐ2: Tìm hiểu về giống vật nuôi. (17’)
- MT: Nêu và lấy ví dụ chứng minh giống là yếu tố quyết định thay đổi năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- ĐDDH: Một số hình ảnh về các giống gia súc, gia cầm phổ biến
- Cách tiến hành:
HĐ của GV.
HĐ của HS.
Nội dung.
- GV cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi 
(Slides14,15,16,17,18,19)
? Theo em giống vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi.
- GV nhận xét, kết luận.
? Muốn chăn nuôi đạt kết quả cao ta cần chú ý điều gì.
- HS quan sát và trả lời. 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS: Phải chú ý đến giống và để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn.
II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
- Giống vật nuôi quyết định đến năng xuất và chất lượng sản phẩm vật nuôi. 
4. Củng cố - dặn dò. (3’)
- Thế nào là giống vật nuôi? Phân loại giống vật nuôi?
- Giống vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi?
- GV: Dùng bản đồ tư duy củng cố bài học. (Slides20,21)
- Học bài cũ theo các câu hỏi ở cuối bài.
- Chuẩn bị tìm hiểu và đọc trước nội dung của bài 32.
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docTiet 32+.doc